Nhóm lãnh đạo Petroland đã trục lợi tiền tỷ qua giao dịch khống như thế nào?

Lê Nguyễn - 27/09/2020 16:15 (GMT+7)

(VNF) – Bằng việc chỉ đạo lập khống các hợp đồng dịch vụ môi giới chuyển nhượng bất động sản, nhóm lãnh đạo của Petroland gồm Ngô Hồng Minh, Trần Hữu Giang, Bùi Minh Chính đã “đút túi” hàng tỷ đồng.

VNF
Nhóm lãnh đạo Petroland đã trục lợi tiền tỷ qua giao dịch khống như thế nào? (trong ảnh: tòa nhà Petroland Tower)

Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới đây đã ban hành cáo trạng về vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland).

Theo cáo trạng, để có tiền chi đối ngoại khi làm các thủ tục hành chính liên quan đến thủ tục hoàn công, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà cho các dự án của Petroland, để có tiền chi tiếp khách, lễ, tết, tặng quà cấp trên, phục vụ đi công tác nước ngoài cùng lãnh đạo cấp trên, Ngô Hồng Minh (Chủ tịch HĐQT Petroland) cùng Trần Hữu Giang (Phó giám đốc kiêm Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản), Bùi Minh Chính (Giám đốc, thành viên HĐQT) đã bàn nhau lập khống các hợp đồng dịch vụ môi giới chuyển nhượng bất động sản và phân công Trần Hữu Giang tìm kiếm các công ty có chức năng môi giới bất động sản để kí khống các hợp đồng dịch vụ và các giấy tờ để hợp thức thủ tục kí kết và thanh toán hợp đồng.

Sau khi tìm kiếm được các công ty môi giới đồng ý kí kết hợp đồng khống, Trần Hữu Giang chịu trách nhiệm lập hợp đồng, tờ trình đề nghị kí hợp đồng, giấy đề nghị thanh toán… chuyển cho Bùi Minh Chính kí khống hợp đồng dịch vụ, thủ tục thanh toán.

Sau khi Petroland chuyển tiền vào tài khoản các công ty môi giới, các công ty môi giới rút tiền mặt và chuyển lại cho Trần Hữu Giang.

Số tiền thanh toán được từ các hợp đồng môi giới khống sẽ được ăn chia theo tỷ lệ 35% cho các công ty môi giới và 65% cho Petroland.

65% số tiền trục lợi được, Ngô Hồng Minh giao cho Trần Hữu Giang quản lý và chi theo sự chỉ đạo của Ngô Hồng Minh. Bùi Minh Chính không nắm được việc quản lý, chi tiêu cụ thể số tiền này.

Hiện nay, Ngô Hồng Minh, Trần Hữu Giang đều đã bỏ trốn nên chưa làm rõ được việc sử dụng số tiền trên.

Theo cáo trạng, giúp sức cho Bùi Minh Chính và Trần Hữu Giang lập, thanh toán các hợp đồng dịch vụ môi giới, tư vấn khống, có 3 nhân viên của Petroland, gồm: Phạm Thúy Nga (Phó Phòng Kế toán giai đoạn 5/2011 – 3/2014; quyền kế toán trưởng giai đoạn 4/2014 – 12/2015 và kế toán trưởng giai đoạn 12/2015 – 7/2015), Nguyễn Tư Khánh (Trưởng bộ phận Xúc tiến đầu tư thuộc Sàn giao dịch bất động sản giai đoạn 6/2011 – 9/2013, phó giám đốc Sàn giao dịch bất động sản giai đoạn 9/2013 – 7/2015, giám đốc Sàn giao dịch bất động sản 7/2015 – 12/2017) và Nguyễn Thị Hoàng Yến (Trưởng bộ phận Kinh doanh Sàn giao dịch bất động sản, giai đoạn 6/2013 – 4/2018).

Ngoài ra còn có 5 đối tượng giúp sức khác là giám đốc các công ty gồm: Lê Tú Phương, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hạnh An (Công ty Hạnh An); Nguyễn Bá Hội, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Khôi Nguyên (Công ty Khôi Nguyên); Nguyễn Thế Công, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bình An (Công ty Bình An); Dương Công Thọ, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Bất động sản Tân Hưng (Công ty Tân Hưng) và Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, dịch vụ môi giới.

Kết quả điều tra có căn cứ xác định, theo chỉ đạo của Ngô Hồng Minh, Bùi Minh Chính - với chức vụ là Giám đốc Petroland, trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2017, cùng đồng phạm đã lập khống 17 hợp đồng và 1 phụ lục hợp đồng dịch vụ môi giới, tư vấn để rút tiền chi tiêu không đúng quy định của nhà nước, gây thiệt hại cho Petroland tổng số tiền hơn 50,6 tỷ đồng.

Phi vụ 1,4 tỷ đồng với Công ty Bình An

Một trong những phi vụ của nhóm lãnh đạo Petroland là lập khống hợp đồng dịch vụ môi giới giữa Petroland với Công ty Bình An, gây thiệt hại cho Petroland số tiền hơn 1,4 tỷ đồng.

Cụ thể, đầu năm 2013, Ngô Hồng Minh đã nhờ ông Nguyễn Vũ Linh (là em vợ của Ngô Hồng Minh) đứng tên mua 1.190 m2 tầng 9 tòa nhà Petroland Tower, thông qua hợp đồng chuyển nhượng số 01A/2013/HĐ-PETROLAND ngày 04/01/2013 với Petroland, có tổng giá trị hơn 35,9 tỷ đồng.

Mặc dù mua trực tiếp bất động sản từ Petroland, nhưng Ngô Hồng Minh vẫn chỉ đạo Bùi Minh Chính, Trần Hữu Giang lập hợp đồng dịch vụ môi giới “khống” về việc Công ty Bình An môi giới cho Petroland chuyển nhượng 1.190m2 tầng 9 tòa nhà Petroland Tower cho ông Nguyễn Vũ Linh.

Theo đó, sau khi bàn bạc và nhận được sự chỉ đạo từ Ngô Hồng Minh, Trần Hữu Giang đã chỉ đạo Nguyễn Tư Khánh (thời điểm này Khánh là Trưởng bộ phận Xúc tiến đầu tư thuộc Sàn giao dịch bất động sản Petroland) móc nối với Nguyễn Thế Công – Giám đốc Công ty Bình An để lập “khống” hợp đồng dịch vụ môi giới cho ông Nguyễn Vũ Linh mua văn phòng tầng 9, tòa nhà Petroland Tower.

Mặc dù không thực hiện việc môi giới cho Petroland và ông Nguyễn Vũ Linh nhưng Công ty Bình An vẫn xuất “khống” hóa đơn giá trị gia tăng số 0000040 ngày 6/5/2013 của Công ty Bình An cho Petroland, có nội dung “thanh toán phí dịch vụ tư vấn theo hợp đồng dịch vụ tư vấn số 34/HĐMG/BA ngày 28/12/2012 với số tiền 1,4 tỷ đồng” và giúp Khánh kí “khống” các giấy tờ do Khánh lập với tư cách là giám đốc – đại diện của Công ty Bình An.

Sau khi kí kết các giấy tờ trên, Công ty Bình An chuyển lại cho Khánh để mang về Petroland tiếp tục hoàn thiện hồ sơ thanh toán hợp đồng “khống”.

Căn cứ bộ hồ sơ, chứng từ “khống” nêu trên, Bùi Minh Chính đã kí 2 ủy nhiệm chi với tổng số tiền là 1,4 tỷ đồng từ tài khoản Vietcombank của Petroland vào tài khoản Eximbank của Công ty Bình An.

Sau khi nhận được tiền do Petroland chuyển, Nguyễn Thế Công đã rút tiền mặt toàn bộ số tiền 1,4 tỷ đồng và chuyển lại cho Khánh hơn 1,16 tỷ đồng; Công được hưởng lợi bất chính 311 triệu đồng…

Bài 2Vụ án Petroland: 'Lật tẩy' chiêu trò lập giao dịch khống với Công ty Hạnh An

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

(VNF) - Mặc dù chưa đủ điều kiện để nhận đặt cọc căn hộ, chưa được chủ đầu tư mở bán nhưng đã xuất hiện nhiều thông tin môi giới rao bán căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Udic Eco Tower, với phí chênh lệch tới 450 triệu đồng/căn hộ.

NAF đặt kế hoạch doanh thu năm 2024 đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 17,3% so với so với năm 2023

NAF đặt kế hoạch doanh thu năm 2024 đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 17,3% so với so với năm 2023

(VNF) - Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Nafoods Group (HOSE: NAF) ngày 24/4/2024 đã thông qua kế hoạch năm 2024 với mục tiêu doanh thu 2.200 tỷ, tăng 26,9% so với năm 2023, lợi nhuận sau thuế 129 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm trước.

Khánh Hòa: Vướng giải phóng mặt bằng, đập ngăn mặn 760 tỷ lại vỡ tiến độ

Khánh Hòa: Vướng giải phóng mặt bằng, đập ngăn mặn 760 tỷ lại vỡ tiến độ

(VNF) - Dự án Đập ngăn mặn trên sông Cái - Nha Trang được gia hạn tiến độ nhiều lần và lần gần đây là cuối năm 2024. Tuy nhiên, mốc thời gian này dự án cũng khó hoàn thành vì vướng giải phóng mặt bằng.

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

(VNF) - “Sau khi tổng kết giai đoạn 2010 – 2020 về thực hiện chiến lược xanh quốc gia, về cơ bản, Việt Nam mới chỉ làm được 1/4 kế hoạch đề ra. Những gì chúng ta đã làm được chủ yếu chỉ là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, còn phần thực thi thì hầu như không có gì”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.

Đà Nẵng: Tìm nhà đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội 2.700 tỷ đồng

Đà Nẵng: Tìm nhà đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội 2.700 tỷ đồng

(VNF) - TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án Nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 3 và dự án nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 5 thuộc khu B – Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang.

Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

(VNF) - Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc (CEO) từ ngày 6/5/2024.

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.