‘Nhiều dự án 4 – 5 tỷ USD, nhà đầu tư nước ngoài không bán được lại trả về cho tỉnh’

Xuân Hải - 23/08/2019 18:05 (GMT+7)

(VNF) – Đó là thực tế được GS Nguyễn Mại chỉ ra khi bàn về câu chuyện phân cấp trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cho chính quyền địa phương.

VNF
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

GS Nguyễn Mại cho hay cơ chế phân cấp trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cho chính quyền địa phương được bắt đầu từ năm 2006. Khi đó, Thủ tướng đã phân cấp cho UBND các tỉnh/thành, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép, xúc tiến đầu tư, chọn dự án…

Ông Mại đánh giá bên cạnh những mặt lợi, việc phân cấp cũng mang lại không ít hệ lụy. Ví dụ như năm 2008, vốn đăng ký FDI tăng lên 72 tỷ USD nhưng có 20 tỷ USD không thực hiện được.

“Cái đó là do địa phương không thực hiện quyền lựa chọn, vì thế có nhiều dự án rởm. Nhiều dự án 4 – 5 tỷ USD mà nhà đầu tư không có tiềm lực, chỉ chực chờ bán dự án, bán không được thì trả lại cho tỉnh”, ông Mại nói.

Ông Mại dẫn chứng trường hợp khu kinh tế Nhơn Hội rộng 12.000 ha tại Bình Định. “10 năm trông chờ, hi vọng vào dự án hóa chất, lọc dầu của Thái Lan, dự án trị giá tới 22 tỷ USD nhưng cuối cùng không thực hiện được.

“Giờ cả một khu rộng lớn như vậy, làm hạ tầng tốt như vậy nhưng không có bao nhiêu dự án. Tỉnh phải chuyển đổi thành khu đô thị du lịch. Đấy là hệ quả điển hình để thấy nếu ta không tăng cường quyền lựa chọn chủ đầu tư thì ta không thể thực hiện được mục tiêu thu hút FDI để thay đổi cơ cấu kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới”, ông Mại nhận xét.

Bàn luận về việc giữ hay bỏ mô hình phân cấp, ông Mại cho biết vấn đề này đã được nói đến khi tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài. Khi đó có 2 luồng ý kiến. Một luồng là ý kiến của các chuyên gia và một số bộ, các ý kiến này cho rằng đã đến lúc phải xem xét lại việc phân cấp, nên phân cấp thế nào để đảm bảo lợi ích quốc gia và địa phương.

Luồng ý kiến còn lại là của các địa phương, các ý kiến này cho rằng nên tiếp tục phân cấp. “Thậm chí có một vị đại biểu nữ là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư còn nói trước mặt Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tùy các anh, các anh cho thì cho, không cho thì rút – một cách nói theo kiểu phản ứng tiêu cực. Thế nên tôi cho rằng việc rút phân cấp là rất khó”, ông Mại cho hay.

Theo ông Mại, có thể vẫn phân cấp nhưng để hiệu quả thì phải theo 2 hướng. Một là nâng cao tinh thần trách nhiệm của UBND các tỉnh, của các Ban quản lý các khu công nghiệp.

“Phân cấp không chỉ có nghĩa là anh nhận được quyền mà còn là anh phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trước dân tộc này về việc thu hút FDI. Ta đều biết rõ, chừng nào kỉ cương được nâng cao, trách nhiệm người đứng dầu được nâng cao thì chừng đó bất cứ việc gì được phân cấp mới thực hiện hiệu quả được”.

Hướng thứ hai là khi phân cấp, cần thêm các điều kiện. Ông Mại cho rằng nước ta hiện đang thiếu hai điều kiện: một là các định mức kinh tế kĩ thuật, Việt Nam đang thiếu rất nhiều định mức quốc gia; hai là các hướng dẫn thanh tra giám sát.

Đối với vấn đề quốc phòng an ninh trong thu hút FDI, ông Mại nhấn mạnh đây là điều đặc biệt quan trọng, bởi FDI là một mảng của kinh tế đối ngoại, liên quan đến quan hệ với các nước.

Thừa nhận các dự án FDI của Việt Nam có thời kỳ xem nhẹ an ninh quốc phòng, đặc biệt là các dự án trồng rừng, khai thác khoáng sản ở các vùng chiến lược, ông Mại lưu ý: “Nhiều người cho rằng không có nước nào mà không gắn việc đầu tư với các hoạt động gián điệp”.

Để xử lý câu chuyện này, ông Mại cho rằng đơn giản là ta chọn bạn mà chơi. “Ở châu Á, ta có hai người bạn tin cậy là Nhật Bản và Hàn Quốc. Doanh nghiệp hai nước này vào đây, ta theo dõi 30 năm rồi không có chuyện gì về an ninh quốc phòng hết. Trái lại, những nước ở gần ta, có vấn đề biên giới hải đảo với tạ, rõ ràng ta không thể nào cho họ thực hiện các dự án có liên quan đến an ninh quốc phòng”, ông nói.

Ông Mại cũng nhắc lại dự luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. “Lúc bấy giờ, tôi có góp ý kiến, không chỉ về góc độ kinh tế mà còn về an ninh quốc phòng. Vân Đồn rất nhạy cảm về an ninh quốc phòng, Bắc Vân Phong cũng thế, đặc biệt là Phú Quốc – bên kia là Campuchia và người ta đang đặt vấn đề chính quyền đó của ai. Ta không thể chọn 3 nơi đó làm đặc khu để ảnh hưởng an ninh quốc phòng.

“Ta có thể phát triển kinh tế mà không cần 3 đặc khu đó. Nhờ ý kiến của nhiều chyên gia, nhiều người có vai trò trong bộ máy nhà nước nên dự luật đăc khu bị hoãn, đó chỉ là một ví dụ…”, ông Mại nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Lộ diện nhà đầu tư duy nhất muốn làm khu nhà ở 700 tỷ ở Nghệ An

Lộ diện nhà đầu tư duy nhất muốn làm khu nhà ở 700 tỷ ở Nghệ An

(VNF) - Quá trình đóng/mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu nhà ở tại khối Sỹ Tân, Yên Trung, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An xác định có duy nhất 1 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Công ty cổ phần Đầu tư Sunlogo – Sunland.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ chế mới đặc thù, vượt trội, nên dành cho Đông Nam Bộ và TP. HCM

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ chế mới đặc thù, vượt trội, nên dành cho Đông Nam Bộ và TP. HCM

(VNF) - Trao đổi với VietnamFinance, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Trong giai đoạn tới, đối với cơ chế mới có tính chất đặc thù, có tính chất vượt trội, chúng ta cũng nên dành cho dành cho Đông Nam Bộ, dành cho TP. HCM được áp dụng những cơ chế thật mạnh mẽ, thật tiên phong, đi đầu.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Điểm tên 8 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

Bà Rịa-Vũng Tàu: Điểm tên 8 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

(VNF) - Hiện có 8 dự án nhà ở xã hội (NOXH) trong số 17 dự án NOXH trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2023-2025 đang chậm tiến độ.

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.