Nhiều điểm mới hoàn chỉnh phương án cổ phần hóa ông lớn Vinalines

Anh Minh - 09/01/2017 09:03 (GMT+7)

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ về phương án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa ông lớn hàng hải vốn đã bị chậm gần 2 năm.

Nhà nước nắm quyền chi phối

Có khá nhiều thay đổi quan trọng liên quan tới kế hoạch phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) trong những năm tới, chiểu theo Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp thường trực Chính phủ hôm 23/12/2016 về kết quả tái cơ cấu và phương án cổ phần hóa "ông lớn" hàng hải (Thông báo số 449/TB – VPCP).

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Giao thông - Vận tải với tư cách là bộ chủ quản, tiếp thu ý kiến các Phó thủ tướng, lãnh đạo các bộ để hoàn chỉnh lại phương án cổ phần hóa Vinalines, bao gồm việc Nhà nước sẽ nắm giữ 65% vốn điều lệ tại Công ty mẹ - Vinalines. Thời điểm xác định lại giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ - Vinalines được ấn định là ngày 31/12/2016.

Chỉ đạo này của Thủ tướng đã chấm dứt những cấn cá liên quan đến tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, một trong những nguyên nhân khiến quá trình cổ phần hóa Công ty mẹ - Vinalines đã kéo dài 35 tháng (thay vì 18 tháng so với kế hoạch đề ra).

Được biết, trong phương án cổ phần hóa Công ty mẹ được Vinalines trình lên bộ chủ quản hồi giữa tháng 3/2015, Nhà nước sẽ chỉ nắm tối đa 36% vốn điều lệ. Mức thoái vốn này được đánh giá là "sâu" nhất trong số các tổng công ty 91 đã và đang lên phương án cổ phần hóa hiện nay.

Kế hoạch phát triển của vinalines (2016-2010)

Cụ thể, trong cơ cấu vốn điều lệ của Công ty mẹ - Công ty cổ phần Vinalines dự kiến lên tới 9.300 tỷ đồng, Nhà nước chỉ nắm 334,8 triệu cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần), tương đương 36% vốn điều lệ; cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 279 triệu cổ phần, tương đương 30% vốn điều lệ. Riêng cổ phần bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên là hơn 1,8 triệu cổ phần, tương đương 0,19% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn là 0,5 triệu cổ phần, tương đương 0,05% vốn điều lệ; cổ phần bán ra bên ngoài là 313.898.200 cổ phần, tương đương 33,75%.

Cần phải nói thêm rằng, theo Quyết định 37/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước, Công ty mẹ - Vinalines thuộc danh mục khi thực hiện cổ phần hóa nhà nước cần nắm giữ từ 75% vốn điều lệ trở lên.

Việc quyết định nắm giữ 65% vốn điều lệ Công ty mẹ - Vinalines cho thấy, Chính phủ đánh giá rất cao vai trò quan trọng của Tổng công ty này trong đời sống kinh tế - xã hội. Tỷ lệ nắm giữ này sẽ không làm giảm quá nhiều sức hấp dẫn của cổ phiếu Vinalines khi mời gọi các đối tác chiến lược trong và ngoài nước.

Trông chờ từ các cảng biển

Bên cạnh việc quyết định giữ quyền chi phối tại Công ty mẹ, Thủ tướng Chính phủ cũng cho phép Vinalines nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại các công ty cổ phần: Cảng Hải Phòng, Cảng Sài Gòn và cảng Đà Nẵng. Vinalines sẽ được tiếp tục duy trì nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistic, đồng thời, thoái vốn tối đa tại các doanh nghiệp vận tải biển.

Đối với các cảng biển còn lại thuộc Vinalines, Bộ Giao thông – Vận tải nghiên cứu trình Thủ tướng xem xét, quyết định điều chỉnh tỷ lệ Vinalines nắm giữ theo hướng trước mắt duy trì vai trò chi phối của Vinalines, phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đến năm 2020 và quy hoạch hệ thống cảng biến Việt Nam đến năm 2050. Đây cũng chính là những đề xuất mới đây của Vinalines liên quan tới định hướng phát triển của tổng công ty này trong 5 năm tới.

vinalines

Vinalines sẽ được tiếp tục duy trì nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistic.

Có khá nhiều lý do khiến Vinalines quyết giữ quyền chi phối tại một số cảng biển trọng yếu. Cụ thể, trong những năm qua, chính hoạt động kinh doanh khởi sắc của khối cảng biển và dịch vụ đã gánh đỡ các khoản thua lỗ của mảng vận tải biển, giúp ông lớn Vinalines cân bằng thu chi. Bên cạnh đó, các cảng biển với giá trị tiềm năng, sẽ làm tăng sức hấp dẫn các nhà đầu tư khi cổ phần hóa Công ty mẹ.

Cụ thể, trong năm 2016, khối cảng biến thuộc hệ thống của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã mang lại lợi nhuận trước thuế 923 tỷ đồng, khối dịch vụ lãi 1.140 tỷ đồng (hầu hết các doanh nghiệp dịch vụ đều có lãi, trừ nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines). Hoạt động dịch vụ và hoạt động khác của Vinalines trong năm nay cũng tiếp tục làm ăn khởi sắc, mang lại 1.140 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Hiện tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của Vinalines tại các công ty cổ phần cảng biển lớn như sau: Cảng Hải Phòng (92,56%), Cảng Sài Gòn (65,45%), Đà Nẵng (75%), Cần Thơ (99,05%), Cam Ranh (80,9%), Nghệ Tĩnh (51%), Cái Lân (56,58%)… Trong số này, Vinalines muốn giảm vốn nắm giữ tại cảng Hải Phòng từ 92,56% xuống còn 65% vốn điều lệ, nhằm có nguồn tái cơ cấu các khoản vay từ các ngân hàng nước ngoài để tránh rủi ro bị bắt tàu.

Trong khi đó, lĩnh vực vận tải biển tiếp tục là điểm tối trong bức tranh đã dần bớt u ám của Vinalines. Cụ thể, đến hết tháng 12/2016, hoạt động vận tải biển chịu lỗ 1.980 tỷ đồng do sự lao dốc của thị trường vận tải biển với chỉ số BDI ở mức sát đáy 240 điểm, so với mức gần 12.000 điểm vào năm 2008.

"Hai khoản lợi nhuận này đã góp phần bù đắp khoản thua lỗ khủng từ khối vận tải biển giúp Vinalines hòa vốn", ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, quyền Tổng giám đốc Vinalines cho biết.

Vinalines thoát cảnh âm vốn chủ sở hữu

Trong giai đoạn 2012 – 2015, Vinalines đã thoái vốn tại 39 doanh nghiệp, trong đó thoái toàn bộ 30 doanh nghiệp; giải thể 5 doanh nghiệp; phá sản 3 doanh nghiệp; bán thanh lý 23 tàu hoạt động kém hiệu quả. 

Năm 2015, đánh dấu bước khởi sắc khi Vinalines có lãi 66 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ lãi 329 tỷ đồng, chính thức thoát cảnh âm vốn chủ sở hữu.

Theo Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Người dân đổ xô mua vàng bất chấp giá cao và ‘vấn nạn’ gia tăng ở Trung Quốc

Người dân đổ xô mua vàng bất chấp giá cao và ‘vấn nạn’ gia tăng ở Trung Quốc

(VNF) - Cơn sốt tích trữ vàng miếng và trang sức của người dân Trung Quốc vẫn chưa hạ nhiệt dù giá vàng liên tục lập đỉnh, tuy nhiên đi cùng với đó là sự gia tăng các vụ lừa đảo vàng ở Trung Quốc.

Chung cư Hà Nội tăng giá mạnh: 'Không ai đủ sức thổi giá BĐS trong một thời gian dài'

Chung cư Hà Nội tăng giá mạnh: 'Không ai đủ sức thổi giá BĐS trong một thời gian dài'

(VNF) - Các chuyên gia bất động nhận định, thị trường bất động sản có sự tăng giá, nhất là căn hộ chung cư Hà Nội. Trao đổi với VietnamFinance.vn, ông Bạch Dương, Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, giá phản ánh cán cân cung – cầu của thị trường, không ai đủ sức “thổi giá” bất động sản trong một thời gian dài.

Chân dung nữ Phó Bí thư được giao điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

Chân dung nữ Phó Bí thư được giao điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

(VNF) - Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được phân công tạm thời điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang.

Đại án ngành đăng kiểm: 215 luật sư tham gia bào chữa

Đại án ngành đăng kiểm: 215 luật sư tham gia bào chữa

(VNF) - Viện Kiểm sát Nhân dân TP. HCM đã ban hành cáo trạng số 252/CT-VKS-P3, chuyển hồ sơ sang Tòa án Nhân dân cùng cấp để xét xử vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. Vụ án có số lượng hồ sơ lớn với hơn 286.070 bút lục và sự tham gia bào chữa của 215 luật sư.

Đón đầu Sân bay Long Thành, tính mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 10 làn xe

Đón đầu Sân bay Long Thành, tính mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 10 làn xe

(VNF) - Tại cuộc họp về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành, thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành là vấn đề cấp thiết, bảo đảm đồng bộ với các quy hoạch hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Khám phá tàu hỏa '5 sao' mới nhất Việt Nam

Khám phá tàu hỏa '5 sao' mới nhất Việt Nam

Hành khách đi tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn - Đà Nẵng) sẽ được trải nghiệm những dịch vụ "cao cấp" chưa từng có trước đây.

Đề xuất Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

Đề xuất Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

(VNF) - Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được bố trí cho thuê biệt thự công vụ, diện tích đất khuôn viên 450-500m2; kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất là 350 triệu đồng.

Nhận diện Lý Hải Production: DN giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ với series phim 'Lật mặt'

Nhận diện Lý Hải Production: DN giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ với series phim 'Lật mặt'

(VNF) - Mới đây, Lý Hải trở thành đạo diễn Việt Nam tiếp theo có doanh thu 1.000 tỷ đồng. Đứng sau sự thành công này chính là Công ty TNHH Lý Hải Production - nhà sản xuất series phim 'Lật mặt'.

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

(VNF) - Theo Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 4/2024, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh giúp sản lượng tăng trở lại.

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.