Nhật Bản rơi vào suy thoái, mất danh hiệu nền kinh tế thứ 3 thế giới vào tay Đức

Linh Anh - 15/02/2024 12:07 (GMT+7)

(VNF) - Theo dữ liệu GDP sơ bộ mới nhất, nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục suy giảm trong quý IV/2023, khiến nước này rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật do lạm phát cao làm nhu cầu trong nước yếu hơn.

VNF
Kinh tế Nhật Bản suy giảm trong 2 quý liên tiếp.

Dữ liệu tạm thời của chính phủ Nhật Bản cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tạm thời trong quý IV/2023 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, sau mức sụt giảm 3,3% trong quý trước đó. Con số này thấp hơn nhiều so với ước tính trung bình về mức tăng trưởng 1,4% do các chuyên gia kinh tế đưa ra. 

Số liệu mới nhất cũng ghi nhận mức giảm hàng quý là 0,1% so với GDP quý III/2033, sau mức giảm 0,8% của quý III so với quý II/2023. 

Hai quý sụt giảm liên tiếp có nghĩa là nền kinh tế Nhật Bản đã rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật. Thành tích yếu kém đáng ngạc nhiên đã khiến Nhật Bản mất danh hiệu nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào tay Đức.

Mặc dù vậy, theo ông Marcel Thieliant, người đứng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Capital Economics, "việc Nhật Bản có bước vào suy thoái hay không vẫn còn là điều gây tranh cãi”.

“Trong khi số lượng việc làm có sẵn đã giảm, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 tháng là 2,4% trong tháng 12. Hơn nữa, cuộc khảo sát Tankan của Ngân hàng Nhật Bản cho thấy điều kiện kinh doanh trên tất cả các ngành và quy mô doanh nghiệp ở mức mạnh nhất kể từ năm 2018 trong quý IV”, ông Thieliant nói thêm.

Tuy nhiên, ông Thieliant cũng cho rằng Nhật Bản sẽ đối diện với kịch bản tăng trưởng kém trong năm nay do tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình đã chuyển sang mức âm”.

Takuji Aida, nhà kinh tế trưởng tại Credit Agricole, cho biết: “Có nguy cơ nền kinh tế có thể suy giảm một lần nữa trong quý I/2024 do tăng trưởng toàn cầu chậm lại, nhu cầu trong nước yếu và tác động của trận động đất năm mới ở miền tây Nhật Bản”.

Ông Aida nói thêm: “BOJ có thể buộc phải hạ mạnh dự báo GDP lạc quan của mình” cho năm 2024.

Lạm phát cao, nhu cầu trong nước yếu

Tiêu dùng tư nhân giảm 0,2% trong quý IV so với quý trước, trái ngược với ước tính trung bình về mức tăng 0,1%.

Trong khi lạm phát đang dần chậm lại, cái gọi là “lạm phát cốt lõi” – lạm phát trừ đi giá lương thực và năng lượng – đã vượt mục tiêu 2% của BOJ trong 15 tháng liên tiếp. Tuy nhiên, BOJ vẫn “kiên nhẫn tiếp tục” chế độ lãi suất âm cuối cùng trên thế giới.

Tuy nhiên, số liệu GDP yếu hơn dự kiến sẽ đặt ra câu hỏi về sự ưu tiên của BOJ giữa việc thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước hay giảm lạm phát. 

Nhiều người trên thị trường đang kỳ vọng BOJ sẽ từ bỏ chế độ lãi suất âm tại cuộc họp chính sách tháng 4, sau khi các cuộc đàm phán lương mùa xuân hàng năm xác nhận xu hướng tăng lương đáng kể.

Tuy nhiên, báo cáo tăng trưởng yếu hơn dự kiến ​​hôm thứ Năm cho thấy lạm phát cao đang gây tổn hại cho tiêu dùng trong nước bất chấp triển vọng tiền lương cao hơn - và có lẽ sẽ củng cố chính sách nới lỏng tiền tệ của BOJ trong một thời gian dài hơi hơn.

Xem thêm >> Nhật Bản thiếu lao động: Ứng dụng AI, dùng robot và nhân vật ảo thay con người

Theo CNBC, Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Iraq đấu thầu thăm dò dầu khí: Công ty Trung Quốc thắng áp đảo

Iraq đấu thầu thăm dò dầu khí: Công ty Trung Quốc thắng áp đảo

(VNF) - Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq ngày 12/5 cho biết các công ty Trung Quốc đã thắng thêm 5 gói thầu để thăm dò các mỏ dầu và khí đốt của Iraq, khi vòng cấp phép thăm dò hydrocarbon của quốc gia Trung Đông này tiếp tục bước sang ngày thứ hai.

Lắt léo thủ thuật - phẫu thuật, VBI viện cớ từ chối chi trả bảo hiểm cho khách

Lắt léo thủ thuật - phẫu thuật, VBI viện cớ từ chối chi trả bảo hiểm cho khách

(VNF) - Khách hàng mua bảo hiểm năm thứ 2, đã qua thời gian chờ và nằm trong phạm vi bảo hiểm "chi trả" 100%, đi cắt polyp đại tràng có gây mê tại phòng khám đa khoa Thu Cúc. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ để làm thanh toán thì VBI từ chối chi trả với lý: Đây là thủ thuật, không phải phẫu thuật.

Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương hơn 1.200 tỷ chậm tiến độ

Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương hơn 1.200 tỷ chậm tiến độ

(VNF) - Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương do Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển y tế Thành Đông làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ.

Quy định mới về giá đất: Bỏ quên đất xen kẹt, nhiều dự án bế tắc

Quy định mới về giá đất: Bỏ quên đất xen kẹt, nhiều dự án bế tắc

(VNF) - Nhiều vấn đề trong Dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 vẫn đang được đưa ra bàn luận và đề xuất chỉnh sửa.

Hải Dương: 2 dự án bất động sản rộng 5ha tìm chủ đầu tư

Hải Dương: 2 dự án bất động sản rộng 5ha tìm chủ đầu tư

(VNF) - Hải Dương sẽ đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án nhà ở và khu đô thị tại Hải Dương với tổng diện tích hơn 5ha.

Vị thế độc quyền vàng miếng: Doanh thu giảm không phanh, SJC khó tìm lại thời hoàng kim?

Vị thế độc quyền vàng miếng: Doanh thu giảm không phanh, SJC khó tìm lại thời hoàng kim?

(VNF) - Kể từ khi Nghị định 24 ra đời, doanh thu của Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) liên tục giảm mạnh. Năm 2024, thay vì vàng miếng, SJC chọn tập trung vào mảng kinh doanh trang sức.

10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 4/2024: Mitsubishi Xpander dẫn đầu, Honda CR-V xếp đáy

10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 4/2024: Mitsubishi Xpander dẫn đầu, Honda CR-V xếp đáy

(VNF) - Mitsubishi Xpander tiếp tục giữ "ngôi vương" trong bảng xếp hạng 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 4/2024. Trong khi đó, mẫu sedan "quốc dân" Toyota Vios quay trở lại cuộc đua với vị trí thứ 3 và đứng đáy bảng xếp hạng là Honda CR-V.

Qua 1 đợt 'sốc' tỷ giá, nhiều doanh nghiệp báo lỗ lớn

Qua 1 đợt 'sốc' tỷ giá, nhiều doanh nghiệp báo lỗ lớn

(VNF) - Tỷ giá tăng mạnh gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp có khoản nợ vay bằng USD hay nhập khẩu lớn. Nhiều doanh nghiệp báo lỗ đậm ngay quý đầu năm. Để hạn chế thiệt hại từ tỷ giá, nhiều doanh nghiệp đang hướng về thị trường nội địa.

Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: "Sau thời gian khó khăn, đến nay các dự án thuộc chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn với tổng số vốn lên đến 12 tỷ USD như các nhà máy I, II, III, IV,… đang được khởi động trở lại, nhiều dự án sẽ sớm đi vào hoạt động trong thời gian tới".

Nước Nga khó khăn: Không thu được tiền bán dầu, bị EU siết tài sản

Nước Nga khó khăn: Không thu được tiền bán dầu, bị EU siết tài sản

(VNF) - Bất động sản Trung Quốc "đóng băng" đã tạo cơ hội cho nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam và Hàn Quốc; Số phận tài sản của Nga đã được EU định đoạt;... là những tin tức đáng chú ý của thế giới tuần qua.