Nhật Bản lo ngại Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19

Đào Tùng - 24/05/2020 13:39 (GMT+7)

Các doanh nghiệp quan trọng ở các nước phát triển, vốn đang bị sụt giảm về lợi nhuận và giá chứng khoán, có thể sẽ trở thành mục tiêu thâu tóm của các doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào của Trung Quốc.

VNF
Nhiều nhà hàng phải đóng cửa do dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo nhật báo Yomiuri, tại hội nghị trực tuyến của các bộ trưởng tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vào cuối tháng 4/2020, các bộ trưởng đã trao đổi quan điểm về những nguy cơ mới nổi lên từ sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Một vấn đề quan trọng được đưa ra bàn thảo đó là: “Liệu các hãng dược phẩm và sản xuất thiết bị y tế có an toàn, và các ngành này liên quan tới vấn đề an ninh hay không?”.

Bên cạnh đó, một quan ngại khác của các bộ trưởng tài chính G7 đó là các doanh nghiệp quan trọng ở các nước phát triển, vốn đang bị tác động mạnh do sự sụt giảm về lợi nhuận và giá chứng khoán, có thể sẽ trở thành mục tiêu thâu tóm của các doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào của Trung Quốc.

Tại hội nghị này, một quan chức cao cấp phụ trách vấn đề kinh tế của Chính phủ Nhật Bản đã bày tỏ sự cảnh giác trước nỗ lực thống trị nền kinh tế toàn cầu của của Trung Quốc.

Theo quan chức này, cần theo dõi sát sao liệu các doanh nghiệp mạo hiểm hay các doanh nghiệp khởi nghiệp đầy tiềm năng có trở thành mục tiêu thâu tóm của Trung Quốc trong tương lai hay không?

Hiện nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đẩy nhanh quá trình bình thường hóa hoạt động kinh tế sau khi tuyên bố về cơ bản, Trung Quốc đã khống chế được sự lây lan của dịch COVID-19. Ngược lại, phần lớn các hoạt động kinh tế ở Nhật Bản, Mỹ và châu Âu vẫn đang bị ngưng trệ để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Có khả năng các doanh nghiệp Trung Quốc, vốn hồi phục sớm hơn do sự khác biệt về thời gian bùng phát của dịch bệnh, sẽ nhắm tới các thương vụ mua bán-sáp nhập (M&A) một số công ty ở những nước phát triển đang bị suy yếu. Trong bối cảnh đó, các nhà hoạch định chính sách ở các nước phát triển cảm thấy đang bị đe dọa.

Để đối phó với thách thức này, Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước một cách kịp thời. Luật Giao dịch Ngoại hối và Ngoại thương sửa đổi đã bắt đầu có hiệu lực vào giữa tháng này, trong đó đặt ra các điều kiện cao hơn cho các bên nước ngoài muốn đầu tư vào các doanh nghiệp Nhật Bản.

Theo các quy định mới, sẽ được áp dụng từ ngày 7/6, các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua nhiều hơn 1% cổ phần ở 12 lĩnh vực trọng yếu, trong đó có điện hạt nhân, công nghệ vũ trụ và điện lực, sẽ phải thông báo trước với các cơ quan quản lý Nhật Bản về kế hoạch mua cổ phần của mình. Quy định này sẽ có hiệu lực đối với khoảng 500 trong tổng số 3.800 doanh nghiệp đang được niêm yết của Nhật Bản.

Một quan chức cao cấp của Bộ Tài chính Nhật Bản nói: “Các nước G7 nhận thức rất rõ các vấn đề này ngay cả trước khi dịch COVID-19 bùng phát, và đang âm thầm điều chỉnh”.
Tuy nhiên, một nguy cơ khác lại xuất hiện đó là nền kinh tế Nhật Bản có thể rơi vào tình trạng "thủ thế". 

Trong tài khóa 2020, Chính phủ Nhật Bản đã thiết lập một hệ thống thuế mới để thúc đẩy cái gọi là “Đổi mới sáng tạo mở” (Open Innovation). Theo hệ thống thuế mới này, vốn được coi là trọng tâm của các cái cải cách thuế ở Nhật Bản trong năm nay, các nhà đầu tư rót vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ miễn giảm thuế.

Mặc dù vậy, do tình trạng suy thoái kinh tế nhanh chóng, các doanh nghiệp không còn lựa chọn nào khác ngoài việc duy trì các ngành kinh doanh hiện nay. Việc tham gia vào các lĩnh vực mới hay hợp tác với các ngành khác sẽ bị tạm hoãn. Và như vậy, về bản chất, cấu trúc của nền kinh tế Nhật Bản vẫn không thay đổi.

Theo kết quả thăm dò của Viện Nghiên cứu Mitsubishi, năm 2018, ở Mỹ có 1.473 thương vụ mua bán-sáp nhập (M&A) hướng tới các doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập trong khoảng 10 năm nay, và ở châu Âu có 704 thương vụ, trong khi ở Nhật Bản chỉ có 15 thương vụ như vậy. 

Như vậy, có thể thấy có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp ở Nhật Bản với các doanh nghiệp ở Mỹ và châu Âu trong nỗ lực tìm kiếm cơ hội tăng trưởng thông qua việc hợp nhất một cách linh hoạt với các lực lượng bên ngoài.

Theo TTXVN/Bnews
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

(VNF) – Quý I/2024, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, HoSE: HDC) đã lập kỷ lục về lợi nhuận, nhưng đó là kỷ lục lợi nhuận sau thuế thấp nhất lịch sử.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.