Nhật Bản chi 2,2 tỷ USD để các công ty rời Trung Quốc

Như Trần - 09/04/2020 17:44 (GMT+7)

Nhật Bản đã dùng 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế để giúp các công ty nước này chuyển nhà máy và hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế cao kỷ lục của nước này để giúp các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển quy trình sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh virus corona phá vỡ chuỗi cung ứng giữa các đối tác thương mại lớn, theo South China Morning Post.

Phần ngân sách này dùng để bù đắp các tác động của đại dịch. 220 tỷ yên (2 tỷ USD) sẽ được dùng để giúp các công ty chuyển nhà máy sản xuất về Nhật Bản và 23,5 tỷ yên để giúp các công ty muốn chuyển việc sản xuất sang nước khác, theo kế hoạch được đăng trực tuyến.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: DPA.

Trung Quốc và Nhật Bản đáng lẽ đã có những sự kiện kỷ niệm quan hệ hợp tác. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ban đầu dự định có chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản vào đầu tháng này. Tuy nhiên, chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo Trung Quốc tới Nhật Bản trong một thập kỷ qua đã bị hoãn lại do đại dịch Covid-19 và ngày diễn ra chuyến thăm thay thế vẫn chưa được sắp xếp.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Tuy nhiên, lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Nhật Bản đã giảm gần một nửa trong tháng 2 do ảnh hưởng của Covid-19 khiến các nhà máy Trung Quốc đóng cửa. Điều này khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiếu các thành phần cần thiết để vận hành.

Động thái mới của Nhật Bản được cho là sẽ làm nóng các cuộc tranh luận về việc công ty Nhật giảm phụ thuộc vào Trung Quốc trong vai trò sản xuất.

Hội đồng của chính phủ về đầu tư trong tương lai vào tháng trước đã thảo luận về nhu cầu sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao được chuyển về Nhật Bản và sản xuất các hàng hóa khác được đa dạng hóa khắp Đông Nam Á.

Chuyên gia kinh tế Shinichi Seki thuộc Viện nghiên cứu Nhật Bản cho biết: “Sẽ có một sự chuyển đổi”. Ông tiết lộ thêm rằng một số công ty Nhật Bản sản xuất hàng hóa tại Trung Quốc để xuất khẩu đang cân nhắc chuyển khỏi nước này. “Có được ngân sách chắc chắn sẽ là động lực lớn. Các công ty, chẳng hạn như các hãng sản xuất xe hơi, đang sản xuất cho thị trường nội địa Trung Quốc, có thể sẽ ở lại”. ông nói.

Nhật Bản là nhà xuất khẩu lớn sang Trung Quốc các mặt hàng như bộ phận và hàng hóa thành phẩm một phần. Một cuộc khảo sát hồi tháng 2 của Tokyo Shoko Research cho thấy 37% trong số hơn 2.600 công ty tham gia khảo sát đang đa dạng hóa mua bán đến những nơi khác ngoài Trung Quốc trong bối cảnh khủng hoảng virus corona dâng cao.

“Chúng tôi đang cố gắng hết sức để nối lại phát triển kinh tế”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Zhao Lijian nói trong cuộc họp báo hôm 8/4 tại Bắc Kinh, khi được hỏi về động thái này.

“Trong quá trình này, chúng tôi hy vọng các quốc gia khác sẽ hành động như Trung Quốc và có biện pháp phù hợp để đảm bảo nền kinh tế thế giới và chuỗi cung ứng ít bị ảnh hưởng nhất”.

Sau khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, mối quan hệ thường xuyên lạnh nhạt giữa nước này và Nhật Bản dường như có phần ấm lên. Nhật Bản viện trợ khẩu trang và đồ bảo hộ. Thậm chí, một đoạn thơ cổ của Trung Quốc còn được gửi kèm với một lô hàng. Đổi lại, Nhật Bản nhận được lời khen ngợi từ Bắc Kinh.

Trung Quốc cũng tuyên bố Avigan, một loại thuốc chống virus do công ty Nhật Bản Fujifilm Holdings sản xuất là một phương pháp điều trị virus corona hiệu quả, mặc dù loại thuốc này vẫn chưa được người Nhật chấp thuận sử dụng điều trị Covid-19.

Tuy nhiên, nhiều người Nhật có đổ lỗi cho Trung Quốc đã dùng sai biện pháp xử lý khi dịch mới bùng phát và họ cho rằng tình hình hiện tại do ông Abe không ngăn du khách Trung Quốc vào Nhật Bản sớm hơn.

Trong khi đó, các vấn đề khác gây chia rẽ hai nước như tranh chấp các đảo trên Biển Hoa Đông vẫn chưa tiến tới được giải pháp.

Các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục tuần tra quanh các đảo do Nhật Bản quản lý trong suốt đại dịch. Nhật Bản cho biết bốn tàu Trung Quốc hôm 8/4 đã đi vào lãnh hải nước này.

 

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.