Nhận định cổ phiếu ngày 16/5: VNM, VIB và PVT

Huy Hoàng - 16/05/2022 09:11 (GMT+7)

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra trước phiên giao dịch ngày 16/5, bao gồm: VNM, VIB và PVT.

Nhận định cổ phiếu ngày 16/5: VNM, VIB và PVT

Nhận định cổ phiếu ngày 16/5: VNM, VIB và PVT

VCSC: Nhận định lạc quan đối với cổ phiếu VNM, giá mục tiêu 93.300 đồng

Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (HoSE: VNM) đặt kế hoạch doanh thu ròng đạt 64,1 nghìn tỷ đồng (tăng 5,0% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích Cổ đông thiểu số đạt 9,7 nghìn tỷ đồng (giảm 7,7% so với năm trước). Kế hoạch này tương ứng biên lợi nhuận ròng sẽ giảm từ 17,3% vào năm 2021 còn 15,2% vào năm 2022.

Kế hoạch này được cho là hợp lý do lạm phát chi phí nguyên liệu đối với VNM vào năm 2022 cao hơn so với năm 2021. VCSC cho rằng công ty sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển toàn bộ mức tăng của chi phí sang người tiêu dùng - và tiêu thụ sữa trong nước chưa có dấu hiệu tăng trưởng mạnh rõ ràng. Ngoài ra, công ty đặt mục tiêu thị phần về giá trị đạt 56% (tăng 0,5 điểm phần trăm so với năm trước).

Công ty đã chốt giá bột sữa cho sản xuất cho đến tháng 8/2022 và đã tiến hành tăng giá bán trong quý I năm 2022. Mức tăng giá lũy kế thông thường của VNM hàng năm được thiết lập không vượt quá 5%.  Biên lợi nhuận gộp năm 2022 của VNM được dự báo sẽ giảm 0,2 điểm phần trăm còn 42,9% so với năm 2021. 

Công ty thông báo sẽ đẩy mạnh nghiên cứu & phát triển các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu dinh dưỡng toàn diện, khai thác cơ hội kinh doanh thông qua M&A, liên doanh hoặc các hoạt động đầu tư, và ứng dụng công nghệ trong cải tiến canh tác và chăn nuôi gia súc. Ban lãnh đạo cũng cho biết VNM không có ý định mua lại cổ phần để hỗ trợ giá cổ phiếu của công ty.

Sau 7 năm giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị của VNM, bà Lê Thị Băng Tâm đã quyết định từ chức. Chủ tịch HĐQT mới là ông Nguyễn Hạnh Phúc, người đã giữ chức vụ Tổng thư ký Quốc hội từ năm 2016 cho đến khi nghỉ hưu vào tháng 11/2021.

Ban lãnh đạo dự kiến tổng doanh thu từ sữa toàn Việt Nam sẽ đạt 136 nghìn tỷ đồng vào năm 2026, trong đó doanh thu của VNM chiếm 86,2 nghìn tỷ đồng (CAGR giai đoạn 2021-2026 đạt 7,2%) và tương đương với thị phần 63%. Ngoài ra, ban lãnh đạo đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2026 đạt 16 nghìn tỷ đồng (CAGR giai đoạn 2021 đến 2026 đạt 4,4%).

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu VNM của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tại đây.

imoney-vib

SSI: Khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu VIB, giá mục tiêu 30.700 đồng

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) doanh nghiệp được duy trì khoảng 1% tổng tín dụng (2,6 nghìn tỷ đồng trong quý I/2022; thấp hơn TPB và OCB). Do đó, VIB đã giảm thiểu được rủi ro và khá thận trọng với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong quý I /2022, VIB đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đáng kể là tăng 26% so với cùng kỳ (đạt 2,3 nghìn tỷ đồng), nhờ hệ số CIR cải thiện 360 bps so với cùng kỳ lên mức 35,3% và cho vay mua nhà tăng 7,4% so với đầu năm đạt mức 91 nghìn tỷ đồng.

Trong quý I/2022, trong khi các khoản cho vay mua ô tô dao động ở mức gần 45 nghìn tỷ đồng, thì các khoản cho vay mua nhà tăng nhẹ từ mức nền cao là 85 nghìn tỷ đồng trong năm 2021 lên hơn 91 nghìn tỷ đồng (tăng 7% so với đầu năm). Ngân hàng đặc biệt tập trung 75% khoản cho vay mua nhà với mục đích để ở, phần còn lại dành cho mục đích xây dựng và cải tạo.

Đối với các khoản cho vay mua ô tô, phân khúc này có rủi ro tín dụng cao hơn trong thời kỳ dịch Covid-19. Theo đó, VIB duy trì tỷ trọng cho vay mua ô tô mới trên 90% và chuyển sang giải ngân mua ô tô hoàn toàn mới kể từ năm 2022. Nhìn chung, tổng dư nợ cho vay mua ô tô không thay đổi, nhưng bản chất đã có sự thay đổi. Do tổng doanh số bán ô tô tăng 14% so với cùng kỳ trong quý I và dự kiến sẽ tăng trong các quý tiếp theo (theo VAMA), dư nợ cho vay mua ô tô  được cho rằng có thể phục hồi trong những quý tới.

Tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao 2,39%, do nợ xấu tăng 10% so với đầu năm lên hơn 5 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, VIB ghi nhận mức tăng đáng kể đối với cho vay có kỳ hạn ở doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng 25% so với đầu năm lên 6,6 nghìn tỷ đồng (3,1% tổng dư nợ). Tổng dư nợ quá hạn tăng mạnh được cho là do việc phân loại lại dư nợ từ cả CIC và dư nợ tái cấu trúc sau thời gian tái cấu trúc. Dư nợ tái cấu trúc giảm xuống 0,39% tổng dư nợ (từ 0,52% trong quý IV 2021), tương đương 840 tỷ đồng.

Dư nợ tái cấu trúc giảm 24% so với đầu năm xuống còn 840 tỷ đồng, giúp VIB ghi nhận khoản lãi phải thu khoảng 70 tỷ đồng. Trong năm 2022, ban lãnh đạo đã thực hiện kế hoạch giảm đáng kể 80% dư nợ tái cấu trúc, khiến chi phí dự phòng giảm theo quy định của TT 03/2021 & TT 14/2021.

CASA cải thiện so với cùng kỳ giúp chi phí vốn giảm 40 bps xuống mức 3,5%. Tỷ lệ CASA cải thiện đáng kể tăng 250 bps so với cùng kỳ lên mức 15% nhờ dịch vụ thẻ tăng 55% so với cùng kỳ (khoảng 448.000 thẻ) và tổng mức chi tiêu tăng hơn 90% so với cùng kỳ lên gần 15 nghìn tỷ đồng.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu VIB  của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI tại đây.

imoney-pvt

VCSC: Khuyến nghị lạc quan đối với cổ phiếu PVT, giá mục tiêu 26.700 đồng

Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (HoSE: PVT) đã công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2022 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi tăng lần lượt 17,8% so với năm trước và 16,5% so với năm trước nhờ đóng góp từ các tàu chở dầu mới mua trong 6 tháng cuối năm 2021 và nhu cầu vận tải phục hồi. lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo chỉ tăng 11,8% so với năm trước do không có lợi nhuận bất thường từ việc thanh lý tàu chở dầu trong quý I ănm 2022. PVT cũng đã đầu tư vào 2 tàu chở hóa chất mới với vốn đầu tư 361 tỷ đồng.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi quý I năm 2022 lần lượt hoàn thành 22,8% và 18,7% kế hoạch. Lợi nhuận được kỳ vọng có thể sẽ cao hơn trong các quý tiếp theo do lợi nhuận ròng thường thấp trong quý 1 khi công ty ghi nhận trước chi phí bảo trì và  VCSC kỳ vọng PVT có thể tăng giá thuê tàu chở dầu thô và hóa chất cho một số hợp đồng vận tải nước ngoài trong quý II năm 2022 khi giá thuê tàu chở dầu thô/hóa chất quốc tế đã phục hồi kể từ tháng 3/2022.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu PVT của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tại đây.

Tags:
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.