Nguy cơ ‘vỡ’ phương án tài chính BOT cầu Bạch Đằng

Đức Thọ - 22/03/2021 09:29 (GMT+7)

(VNF) - Mới đây, đứng trước nguy cơ vỡ phương án tài chính, Công ty cổ phần BOT cầu Bạch Đằng kêu cứu Thủ tướng đã nói lên thực trạng kinh doanh bết bát ở nhiều dự án BOT hiện nay. Tuy nhiên, đây không chỉ là câu chuyện riêng của doanh nghiệp, mà còn là áp lực nợ xấu lên các ngân hàng vốn nhà nước.

VNF

Nhiều BOT hụt thu

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, khoảng 32% dự án BOT đã đi vào khai thác bị hụt thu, với tổng mức dư nợ cho vay lên tới 43 nghìn tỷ đồng, điều này khiến áp lực nợ xấu đè nặng lên vai các ngân hàng cho vay.

Vấn đề các BOT có thể vỡ phương án tài chính từ lâu đã được dự báo từ vài năm nay, khi nhiều dự án BOT hụt thu lớn, không đủ trả phí duy tu công trình.

Trao đổi với VietnamFinance, lãnh đạo Bộ GTVT nhấn mạnh: nguyên nhân hụt thu các dự án BOT do chưa được tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng BOT, vì theo thông tư 159 của Bộ Tài chính, lộ trình tăng phí của các dự án BOT là 3 năm/lần, mức tăng từ 12-18% tùy theo phương án tài chính. 

"Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Chính phủ tại nghị quyết 35, các dự án BOT chưa tăng phí và giãn thời gian thực hiện thu mức phí tối đa, do vậy, đến nay các dự án BOT chưa được tăng phí theo lộ trình đã ghi trong hợp đồng", đại diện Bộ GTVT cho biết.

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, hiện nhiều dự án bị hụt thu nặng, ví dụ như BOT Thái Nguyên - Chợ Mới có doanh thu giảm 88%, tuyến BOT cầu Hạc Trì giảm 57%, Quốc lộ 2 đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc giảm 48%... 

Hoặc như dự án BOT quốc lộ 1 đoạn tránh TP Phủ Lý, Hà Nam được thu phí hoàn vốn từ 24/11/2016 nhưng doanh thu của dự án chỉ xấp xỉ 50%, rất khó khăn khi trả nợ, lãi ngân hàng. Hằng tháng, nhà đầu tư phải dùng vốn tự có để bảo trì tuyến đường và vận hành thu phí.

Tương tự, dự án BOT cầu Thái Hà vượt sông Hồng thuộc quốc lộ 39 nối tỉnh Hà Nam với Thái Bình thu phí từ 3/2/2019 tới nay có doanh thu trung bình 76 triệu đồng/ngày đêm, đạt 15,91% phương án tài chính. 

Ngoài ra, những kịch bản BOT vỡ phương án tài chính còn phải kể đến BOT Cai Lậy đã dưng thu suốt 2 năm qua...

Công ty cổ phần BOT cầu Bạch Đằng kêu cứu Thủ tướng

Cùng trong hoàn cảnh khó khăn đó, mới đây, Công ty cổ phần BOT cầu Bạch Đằng cùng các nhà đầu tư Dự án BOT xây dựng cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao vừa cùng ký văn bản xin Thủ tướng giải cứu.

Theo Công ty cổ phần BOT cầu Bạch Đằng, kể từ khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép thu phí hoàn vốn vào tháng 10/2018 đến nay, tình hình thu phí hoàn vốn tại Dự án là rất đáng lo ngại.

Cụ thể, tính từ khi thu phí đến ngày 31/12/2019, lưu lượng xe trung bình ngày đêm tại Trạm BOT cầu Bạch Đằng chỉ đạt 11.796/26.740 xe, đạt 44,11%; doanh thu thu phí lũy kế đạt 245,5 tỷ đồng/669 tỷ đồng đạt 36,7% so với phương án tài chính.

Nguyên nhân chủ yếu, theo doanh nghiệp dự án, là do lưu lượng xe qua trạm không đạt dự báo và mức phí đang thấp hơn rất nhiều so với mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định tại Thông tư số 35/2016/TT – BGTVT ngày 15/11/2016 của Bộ GTVT.

Đến hết tháng 4/2020, doanh nghiệp dự án không còn khả năng chi trả và đứng trước nguy cơ phá sản doanh nghiệp.

Được biết, ngay từ đầu năm 2019, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đã có nhiều văn bản kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét hỗ trợ như: Điều chỉnh tăng mức phí dịch vụ sử dụng đường bộ lên mức tối đa và tính toán điều chỉnh lại phương án tài chính; sử dụng ngân sách của tỉnh để hỗ trợ hoặc cho công ty vay để bù một phần dòng tiền thiếu hụt tại Dự án, đảm bảo đủ thanh toán nghĩa vụ nợ đến hạn; chia sẻ rủi ro trong trường hợp doanh thu thực tế sai khác; xem xét chuyển Dự án sang loại hình công trình sử dụng 100% vốn ngân sách…

Đại diện doanh nghiệp dự án cho biết là UBND tỉnh Quảng Ninh, VietinBank đã tổ chức một loạt cuộc họp để tìm giải pháp tháo gỡ nhưng chưa có kết quả với lý do các đề xuất xin hỗ trợ chưa có chính sách cụ thể của Nhà nước hướng dẫn.

“Do lưu lượng xe thấp, tỷ suất đầu tư cao, đến nay, nguy cơ phá sản doanh nghiệp là rất rõ ràng nếu không được sự xem xét tháo gỡ từ Chính phủ”, đại diện doanh nghiệp dự án cho hay.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

(VNF) - Thế giới tuần qua ghi nhận những thông tin đáng chú ý về thiên tai tại Trung Quốc và Brazil. Bên cạnh đó là những tin tức kinh tế "nóng" từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

(VNF) - Ngày 4/5 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã tổ chức buổi công bố kết quả kinh doanh và đại hội cổ đông, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trên toàn thế giới.

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.