'Nguy cơ suy thoái năm 2023 đang rình rập khi lãi suất tiếp tục tăng'

TS Daniel Borer - 14/12/2022 09:22 (GMT+7)

(VNF) - Nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2023, TS Daniel Borer, Giảng viên Kinh tế, Đại học RMIT Việt Nam cho rằng: "Mặc dù đã vượt qua đại dịch COVID-19 tốt hơn nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam không được miễn dịch trước một loại virus khác đang len lỏi xâm nhập, đó là lạm phát. Nguy cơ suy thoái năm 2023 đang rình rập khi lãi suất tiếp tục tăng".

VNF
TS Daniel Borer, Giảng viên Kinh tế, Đại học RMIT Việt Nam

Trong khi các nước thuộc Liên minh châu Âu ghi nhận mức lạm phát cao kỷ lục là 10,9% vào tháng 9 vừa qua (con số cao chưa từng có đối với đồng tiền chung châu Âu cho đến nay), thì lạm phát ở Mỹ chạm mức 9,1% trong tháng 6/2022 (cao nhất trong 40 năm). Kể từ đó, phản ứng nhanh chóng và quyết liệt của các ngân hàng trung ương đã khiến lạm phát tháng 11 giảm xuống còn 10,0% tại khu vực đồng euro và khoảng 7,3% tại Mỹ.

Nhưng vì sao tỷ lệ lạm phát lại tăng cao kỷ lục như vậy trong một khoảng thời gian khá ngắn ngủi vừa qua? Một trong những nguyên nhân chính là chính sách tiền tệ mở rộng của các ngân hàng trung ương trong đại dịch. Với mong muốn giúp đỡ doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái, các ngân hàng trung ương đã hỗ trợ cho vay với lãi suất cực thấp bằng cách in thêm tiền và qua đó làm tăng lượng tiền mặt trong nền kinh tế.

Việc bơm tiền vào nền kinh tế sớm muộn gì cũng sẽ khiến lạm phát gia tăng. Kết hợp với giá năng lượng tăng trong thời gian qua, không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ lạm phát đã phá vỡ những con số kỷ lục trên toàn cầu.

Lạm phát ở Việt Nam được kiềm chế tốt trong phần lớn năm 2022 nhưng đã lên mức 4,3% trong tháng 10 và 4,37% trong tháng 11, cao hơn mục tiêu ban đầu mà Chính phủ đề ra cho cả năm (4%). Và triển vọng cho năm tới có thể sẽ càng khó khăn hơn.

Diễn biến của năm 2020 giống với diễn biến mà Việt Nam đã trải qua vào năm 2005, khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng lượng tiền mặt lưu thông thêm 5,66%. Điều này dẫn đến lạm phát trong năm kế tiếp (năm 2006) là 7,4%. Để so sánh thì năm 2020, lượng tiền mặt đã tăng 6,62%.

Nếu tính toán dựa vào những con số trên, lạm phát có thể nằm trong khoảng 7-8% trong năm tới. Điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với lãi suất (có thể vượt 10%) và tác động đến các hộ gia đình có khoản vay thế chấp hoặc các khoản tín dụng khác phải trả.

Để ngăn lạm phát leo thang như vậy, NHNN đã bắt đầu theo gương các nước khác và tăng lãi suất. Vào ngày 25/10, NHNN đã tăng lãi suất tái cấp vốn thêm 100 điểm cơ bản lên 6%/năm. Những đợt tăng lãi suất nhanh như vậy sẽ không khuyến khích hoạt động kinh tế mà làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.

Thật không may khi đây không phải là tin xấu duy nhất có thể xảy ra. Thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam hiện là Mỹ, với kim ngạch kỷ lục 112 tỷ USD vào năm 2021, chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhưng khách hàng số 1 của Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc suy thoái nghiêm trọng khác vào năm tới, khi mà hiện nay nền kinh tế đang phải gánh chịu những đợt tăng lãi suất đột ngột do Cục Dự trữ liên bang (Fed) áp đặt. Trong khi đó, các quốc gia khác trong khu vực châu Á đang trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư.

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh không mấy thuận lợi này, Việt Nam có thể sẽ phải đối diện với nguy cơ lạm phát đình trệ (stagflation), tức là suy thoái kinh tế đi kèm với lạm phát cao, vốn đã “hoành hành” ở các nước phương Tây trong thời gian qua.

Chính phủ và NHNN thực sự đang ở một thế khó. Việc theo gương các nước phương Tây tăng mạnh lãi suất có thể là biện pháp chưa phù hợp, bởi dòng tiền ở Việt Nam mới chỉ được mở rộng một cách vừa phải trong thời kỳ đại dịch. Vì vậy, mức lạm phát ở Việt Nam được dự báo sẽ không cao như các nước khác và vì vậy cũng không cần phải kiềm chế quá nhiều.

Động thái tăng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản gần đây được cho là phù hợp để gửi ra thông điệp về chủ trương kiềm chế lạm phát. Nhưng nếu như tiếp tục tăng lãi suất thì có thể khiến lợi bất cập hại.

Bàn về tỷ giá, việc giữ tỷ giá VND-USD gần như cố định sẽ là việc khó duy trì trong trung hạn. Có thể sẽ khôn ngoan hơn nếu quyết định bảo vệ dự trữ ngoại hối và cho phép tỷ giá hối đoái mất giá với một tỷ lệ nhất định và được công bố trước trong năm tới (khoảng 8%/năm). Điều này sẽ “giảm nhiệt” cho thị trường và cho phép các doanh nghiệp đưa ra dự đoán tốt hơn cho năm sau. Ngoài ra, điều này sẽ giữ cho nguy cơ nhập khẩu lạm phát (tăng lạm phát do sự tăng giá của VND đối với hàng hóa nhập khẩu) ở mức thấp.

Nhiệm vụ khó khăn nhất hiện nay là tiếp tục tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn. Khi Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) hình thành, các mối liên kết với khu vực cần được tăng cường và giảm phụ thuộc vào các thị trường như Mỹ hay Châu Âu. Ngoài ra, số hóa thương mại cần được đẩy mạnh hơn nữa để giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả hơn về chi phí.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.