Nguy cơ dừng hoạt động lọc dầu Nghi Sơn: Sẽ thiếu nghiêm trọng nguồn cung xăng dầu?

Quỳnh Nga - Phạm Tuyên - 28/01/2022 07:25 (GMT+7)

Trước nguy cơ Nhà máy lọc dầu (NMLD) Nghi Sơn dừng hoạt động do khó khăn về tài chính, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã có công văn khẩn gửi Bộ Công Thương 'kêu' nguy cơ thiếu nghiêm trọng nguồn cung xăng dầu cho thị trường. Để bù đắp thiếu hụt, Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất bắt đầu tăng công suất lên 103%.

VNF
NMLD Nghi Sơn nguy cơ dừng hoạt động

“Cầu cứu” Bộ Công Thương

NMLD Nghi Sơn có nguy cơ dừng hoạt động khiến một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu “đứng ngồi không yên”. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa gửi công văn khẩn cấp đến Bộ Công Thương về trường hợp bất thường trong việc đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa Việt Nam.

Theo đó, hợp đồng 2022 của Petrolimex với PVNDB (đơn vị bao tiêu sản phẩm xăng dầu của NSRP) thì mỗi tháng Petrolimex sẽ nhập khoảng 235.000 - 265.000m3 xăng dầu. Petrolimex “cảnh báo” nguy cơ thiếu nghiêm trọng nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa do giảm, dừng hoạt động của NMLD Nghi Sơn.

“Việc NMLD Nghi Sơn đột nhiên dừng hoạt động, ngưng cung cấp xăng dầu mà không có lý do thỏa đáng là rất nghiêm trọng, không tuân thủ hợp đồng và thông lệ quốc tế. Điều này khiến Petrolimex không thể có giải pháp xử lý kịp thời, gây nên thiếu hụt nguồn hàng và tồn kho, không bảo đảm được thị phần, nhất là trong tình hình Tết Nguyên đán cận kề, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước đang tăng cao”, đại diện Petrolimex cho biết.

Petrolimex kiến nghị Bộ Công Thương có ý kiến đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và NMLD Dung Quất tăng công suất, tăng lượng cấp để bù đắp lượng thiếu hụt theo hợp đồng. Chỉ đạo thương nhân đầu mối cùng Petrolimex chia sẻ trách nhiệm, tăng cường bán ra, đáp ứng nhu cầu trong nước.

Trao đổi với phóng viên, ông Cao Hoài Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) cho biết, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chiếm khoảng 35% thị phần xăng dầu trong nước. Việc nhà máy có thể giảm công suất, ngừng hoạt động khiến các doanh nghiệp đầu mối phải gấp rút tính phương án dự phòng để đảm bảo nguồn cung trong nước.

Theo ông Dương, với tình hình hiện nay, doanh nghiệp phải bổ sung nhập khẩu ngoài kế hoạch, vì đến nay, hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn chỉ đáp ứng 70-80% nhu cầu cả nước.

Các doanh nghiệp hằng năm vẫn phải nhập khẩu 20-30% nhu cầu xăng dầu còn lại. Như với PVOil, tổng công ty có phương án gia tăng nhập khẩu đồng thời sẽ ký với Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR- đơn vị quản lý, vận hành NMLD Dung Quất) để tăng nguồn cung, bù cho phần thiếu hụt nếu Nghi Sơn dừng hoạt động.

“Tôi tin NMLD Bình Sơn sẽ không lợi dụng việc thiếu nguồn để tăng giá bán, bắt chẹt khách hàng khi thị trường thiếu nguồn cung. Có chăng một số nhà cung cấp nước ngoài sẽ lợi dụng việc này để tăng giá bán. Còn trước mắt, nếu Nghi Sơn dừng hoạt động, các doanh nghiệp đầu mối và PVOil sẽ còn nguồn dự trữ lưu thông phân phối 20 ngày để bù đắp thiếu hụt”, ông Dương nói.

Nhà máy Nghi Sơn mới vận hành từ 2018; nguồn cung của đơn vị này ít hơn so với nguồn cung của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đang cung ứng 40% nhu cầu thị trường.

Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, Bộ đã yêu cầu Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cầu báo cáo tiến độ, kế hoạch và tiến độ giao hàng các hợp đồng đã ký với những doanh nghiệp đầu mối. Đơn vị này cũng có kế hoạch phải đảm bảo nguồn cung, không để xảy ra chuyện ngừng sản xuất, vi phạm các hợp đồng đã ký.

Tăng công suất, đảm bảo nguồn cung xăng dầu

Ngày 27/1, BSR cho biết, đã tăng công suất vận hành của NMLD Dung Quất lên 103% bắt đầu từ ngày 26/1/2022 để đảm bảo cung ứng xăng dầu cho thị trường, phòng trường hợp các nguồn cung khác gặp khó khăn trong thời gian tới.

Ông Cao Tuấn Sĩ, Phó giám đốc phụ trách sản xuất NMLD Dung Quất cho biết, BSR đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để đảm bảo cho Nhà máy vận hành thông suốt, đáp ứng yêu cầu ở công suất cao trong dịp Tết. Trong dịp Tết, nhà máy có 600 chuyên gia, kỹ sư và công nhân luân phiên làm việc hai ca liên tục.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng Ban Quản lý cảng biển cho biết, trong những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, BSR sẽ nhập 2 chuyến dầu thô. Khối lượng mỗi chuyến trung bình khoảng 85 - 90 nghìn tấn nhằm đảm bảo nguyên liệu cho NMLD Dung Quất vận hành.

“Việc tăng công suất là sự nỗ lực rất lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và BSR trong việc tìm kiếm, thu xếp nguồn dầu thô đầu vào để đảm bảo duy trì vận hành nhà máy ở công suất cao”, đại diện BSR nói.

Việc nỗ lực tăng công suất nguồn cung xăng dầu trong nước sẽ giúp thị trường xăng dầu Việt Nam giảm bớt áp lực trước biến động liên tục của thị trường dầu thô thế giới.

Từ đầu năm 2022 đến nay, giá dầu thô liên tục tăng. Đỉnh điểm, ngày 20/1 giá dầu Brent có lúc chạm “đỉnh” 90,9 USD/thùng - mức cao nhất kể từ ngày 13/10/2014, trong khi dầu WTI thiết lập “đỉnh cao” 86,9 USD/thùng.

Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn đóng thuế rất lớn cho Thanh Hóa

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Cục Hải quan Thanh Hóa thu thuế đạt 5.556 tỷ đồng, trong đó, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn chiếm hơn 76%. Nguồn thu tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa phụ thuộc chủ yếu vào việc nhập khẩu dầu thô của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Chỉ tiêu thu ngân sách cũng phần lớn nhắm vào lượng dầu thô nhập khẩu của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Đến 31/10/2021, số thu ngân sách Nhà nước tại Cục Hải quan Thanh Hóa đạt trên 10.338 tỷ đồng trong đó thu từ việc nhập khẩu dầu thô của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn chiếm 76,8%.

Trong khi đó, báo cáo của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa cho biết, lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, thu các khoản thuế vào ngân sách Nhà nước được 12.017 tỷ đồng. Trong số đó, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn nộp ngân sách 1.849 tỷ đồng.

Hoàng Lam

 

Theo TPO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất hủy thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% vì mới giải ngân được 3%

Đề xuất hủy thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% vì mới giải ngân được 3%

(VNF) - Gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng mới giải ngân được 3,05% (tương đương khoảng 1.218 tỷ đồng) sau gần hai năm. Số vốn không giải ngân hết, Chính phủ trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn.

VinFast chính thức gia nhập thị trường Philippines

VinFast chính thức gia nhập thị trường Philippines

(VNF) - VinFast Auto công bố sẽ chính thức gia nhập thị trường ô tô điện Philippines từ cuối tháng 5/2024 với các giải pháp di chuyển xanh đa dạng và thông minh.

Thương hiệu điện thoại xa xỉ XOR mở cửa hàng tại Việt Nam

Thương hiệu điện thoại xa xỉ XOR mở cửa hàng tại Việt Nam

(VNF) - Ngày 8/5, thương hiệu điện thoại cao cấp XOR đến từ Anh Quốc chính thức khai trương cửa hàng tại Hà Nội, đánh dấu sự hiện diện tại thị trường ngành hàng xa xỉ Việt Nam.

Cựu Bí thư TP. HCM Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật

Cựu Bí thư TP. HCM Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật

(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành uỷ TP. HCM nhiệm kỳ 2010-2015, trong đó có ông Lê Thanh Hải.

Đề nghị kỷ luật cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Đề nghị kỷ luật cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

(VNF) - Nội dung này được nêu trong thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 41, diễn ra trong các ngày 6-7/5.

HQC: 3 thành viên HĐQT từ nhiệm, có cả vợ và em trai chủ tịch Trương Anh Tuấn

HQC: 3 thành viên HĐQT từ nhiệm, có cả vợ và em trai chủ tịch Trương Anh Tuấn

(VNF) - Bà Nguyễn Thị Diệu Phương vợ của Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân Trương Anh Tuấn và ông Trương Thái Sơn, em trai ông Tuấn bất ngờ muốn rút khỏi HĐQT doanh nghiệp này.

SCG báo lãi quý I tăng 2,5 lần

SCG báo lãi quý I tăng 2,5 lần

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng SCG (HNX: SCG) ghi nhận kết quả kinh doanh quý I/2024 khá tích cực với doanh thu và lợi nhuận cùng tăng trưởng đáng kể.

TikTok thiết lập cuộc chiến pháp lý 'lịch sử' với chính phủ Mỹ

TikTok thiết lập cuộc chiến pháp lý 'lịch sử' với chính phủ Mỹ

(VNF) - TikTok và công ty mẹ Trung Quốc ByteDance mới đây đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ, trong nỗ lực ngăn chặn việc thực thi một dự luật được Washington thông qua vào tháng trước nhằm buộc chủ sở hữu ứng dụng này phải thoái vốn hoặc phải đối mặt với việc bị cấm.

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'

(VNF) - Hôm nay (8/5 theo giờ Mỹ), Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận “nền kinh tế thị trường" cho Việt Nam hay không, theo Reuters.

Toàn tuyến đường Láng - Hà Nội sắp được đầu tư 17.000 tỷ để mở rộng

Toàn tuyến đường Láng - Hà Nội sắp được đầu tư 17.000 tỷ để mở rộng

(VNF) - Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, chi phí GPMB của dự án mở rộng đường Láng lên tới 16.700 tỷ đồng, chiếm gần 97% tổng mức đầu tư.