Người dân Hàn Quốc bắt đầu tẩy chay sản phẩm và dịch vụ từ Nhật Bản

H.Thủy - 20/07/2019 07:11 (GMT+7)

Sau khi Nhật Bản cảnh báo đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách các quốc gia đáng tin cậy được hưởng ưu đãi về thủ tục thương mại, người dân Hàn Quốc bắt đầu tẩy chay các sản phẩm và dịch vụ từ Nhật Bản.

VNF

Giữa lúc quan hệ chính trị và kinh tế Nhật-Hàn đang xấu đi nhanh chóng sau khi Chính phủ Nhật Bản quyết định hạn chế xuất khẩu một số vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc từ ngày 4/7 và cảnh báo có thể đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách các quốc gia đáng tin cậy được hưởng ưu đãi về thủ tục thương mại, người dân Hàn Quốc bắt đầu tẩy chay các sản phẩm và dịch vụ từ Nhật Bản. 

Cho tới hiện tại, Chính phủ Hàn Quốc vẫn không có động thái trả đũa nào, mà chỉ khởi kiện Nhật Bản lên Tổ chức Thương mại thế giới liên quan tới các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Nhưng người dân Hàn Quốc đã tự chủ động tẩy chay các sản phẩm đến từ Nhật Bản. 

Theo Hiệp hội các siêu thị Hàn Quốc (KMA), có hơn 200 siêu thị và cửa hàng tạp hóa tại nước này đã tự nguyện rút tất cả các sản phẩm của Nhật Bản ra khỏi kệ hàng của họ. Một số chủ cửa hàng và siêu thị này cho biết họ sẽ không thay đổi quyết định của mình bất chấp doanh số bán có thể bị sụt giảm từ 10-15%. 

Một mặt hàng của Nhật Bản dễ dàng bị đưa vào “tầm ngắm” chính là bia. Số liệu thống kê của Euromonitor cho thấy người Hàn Quốc mua tới 61% lượng bia xuất khẩu của Nhật Bản với tổng giá trị vào khoảng 7,9 tỷ yen (73,13 triệu USD) trong năm 2018. Asahi Super Dry là thương hiệu bia Nhật Bản phổ biến nhất tại Hàn Quốc  với doanh số tăng gấp ba lần trong vòng 5 năm qua. 

Tuy nhiên, hai chuỗi cửa hàng tiện lợi hàng đầu của Hàn Quốc là CU và GS25, do BGF Retail và GS Retail điều hành, cho biết doanh số bán bia Nhật tại các cửa hàng của họ trong hai tuần đầu tháng Bảy lần lượt giảm 21,5% và 24,2% so với giai đoạn hai tuần trước đó. Con số này của chuỗi E-Mart là 24,6%. 

Tổ chức Văn hóa Hongcheon chuyên tổ chức những lễ hội bia cũng cho biết họ đã hủy đơn đặt hàng 1,2 tấn bia của hãng Kirin, ngay cả khi thương hiệu bia Nhật Bản này chiếm tới 10% doanh thu của lễ hội năm ngoái. 

Việc hủy các chuyến đi sang Nhật Bản cũng đang trở nên phổ biến. Công ty lữ hành Hanatour cho biết họ hiện chỉ nhận được 500 lượt đặt tour du lịch sang Nhật Bản mỗi ngày, giảm mạnh từ mức trung bình 1.100 lượt trước đó. Công ty Very Good Tour cũng cho biết lượng đặt tour du lịch Nhật Bản mới đã giảm 10% trong khi lượng hủy tour tăng 10% mỗi tuần. 

Lotte Home Shopping cho biết họ đã ngừng phát sóng quảng cáo cho các gói tour du lịch Nhật Bản vì họ biết chắc chắn kết quả sẽ không khả quan. Bên cạnh đó, các hãng hàng không JejuAir và Korean Air cũng thông báo lượng đặt vé đến Nhật Bản “giảm nhẹ” trong thời gian gần đây. 

Một số người còn quyết liệt đến mức không đi xem bộ phim siêu anh hùng bom tấn “Spiderman: Far From Home” đang công chiếu trên toàn thế giới của Hollywood, vì bộ phim này được phân phối bởi Sony Pictures - một công ty có trụ sở tại Mỹ thuộc sở hữu của Sony Corp Nhật Bản. 

Làn sóng tẩy chay hàng Nhật có vẻ đang giúp các hãng sản xuất nội địa Hàn Quốc hưởng lợi. Công ty sản xuất văn phòng phẩm Monami cho hay doanh số bán hàng trực tuyến của họ đã tăng gấp năm lần kể từ khi lệnh hạn chế xuất khẩu được Nhật Bản đưa ra. 

Nhà sản xuất đồ may mặc Shinsung Tongsang cho biết mẫu chiếc áo phông kỷ niệm ngày giải phóng Hàn Quốc phiên bản giới hạn năm nay của thương hiệu thời trang TOPTEN10 do công ty này sở hữu đã bán nhanh gấp đôi so với phiên bản năm ngoái. 

Song giới quan sát cho rằng làn sóng này có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh tại Hàn Quốc, nhất là khi nước này đang phải đối mặt với tình hình kinh tế tồi tệ nhất trong một thập niên qua.

Các nhà kinh tế cho rằng các lệnh hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc giảm 0,4 điểm phần trăm trong năm nay. Việc tẩy chay - nếu không phải chỉ là một sự bùng nổ ngắn ngủi của lòng tự tôn dân tộc - có thể sẽ làm tình hình xấu hơn nữa.

Theo Bnews
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Rao bán khu nghỉ dưỡng 800 tỷ bỏ hoang tại Côn Đảo để siết nợ

Rao bán khu nghỉ dưỡng 800 tỷ bỏ hoang tại Côn Đảo để siết nợ

(VNF) - Chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp Việt Nga ở Bến Đầm, huyện Côn Đảo đang nợ Agribank hơn 370 tỷ đồng. Agribank đưa ra giá khởi điểm dự kiến cho khoản nợ này tương đương giá trị cả gốc và lãi của khoản nợ tính đến ngày 26/4.

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

(VNF) - Sáng 29/4/2024, tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG từ cảng Bintulu Malaysia đã an toàn cập bến cảng PV GAS Vũng Tàu, bắt đầu chuyển giao nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm vào mùa khô. Đây là chuyến tàu LNG thứ 3 được PV GAS mang về Việt Nam và là chuyến tàu thứ 2 trong năm 2024.

Quảng Ngãi: Ông Đặng Văn Minh bị bãi miễn chức vụ Chủ tịch tỉnh

Quảng Ngãi: Ông Đặng Văn Minh bị bãi miễn chức vụ Chủ tịch tỉnh

(VNF) - Tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã thảo luận và biểu quyết thông qua các Nghị quyết về việc bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 và bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.

Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) tiếp tục trình diễn vũ điệu tăng trưởng đẹp mắt với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong quý III năm tài chính 2024.

Kỳ vọng gì từ dòng kiều hối đổ vào bất động sản?

Kỳ vọng gì từ dòng kiều hối đổ vào bất động sản?

(VNF) - Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới. Đặc biệt trong bối cảnh áp lực dòng tiền vẫn chưa vơi với doanh nghiệp bất động sản nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

Giá chung cư leo thang không dừng, hàng triệu bạn trẻ hết cơ hội mua nhà?

Giá chung cư leo thang không dừng, hàng triệu bạn trẻ hết cơ hội mua nhà?

(VNF) - Quyền sở hữu nhà vẫn là một mục tiêu ngày càng khó đạt được đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt trong bối cảnh chung cư “một mình một ngựa” thẳng tiến với tốc độ tăng giá đáng sợ.

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn và loạt đồng phạm

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn và loạt đồng phạm

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Tín Trung (68 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - Resco) và 7 đồng phạm về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ukraine bên bờ vực vỡ nợ, trái chủ gợi ý dùng tài sản của Nga

Ukraine bên bờ vực vỡ nợ, trái chủ gợi ý dùng tài sản của Nga

(VNF) - Các trái chủ nước ngoài đã tạm dừng thanh toán nợ của Ukraine vào năm 2022, nhưng sự kiên nhẫn của họ được cho là đã cạn kiệt. Theo tờ Wall Street Journal, một số chủ sở hữu trái phiếu cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để trả nợ cho Ukraine.

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons ghi nhận kết quả kinh doanh có phần kém tích cực trong quý I/2024 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều suy giảm so với cùng kỳ năm trước.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.