Nghệ thuật tranh cử của Donald Trump: chi ít tiền mà vẫn hiệu quả

Hồ Mai (Tổng hợp) - 07/06/2016 07:26 (GMT+7)

(VNF) - Donald Trump chi không nhiều tiền nhưng ông lại đang là ứng viên thành công nhất trong quá trình tranh cử Tổng thống Mỹ

Tháng 4 năm ngoái, Tòa án Tối cao Mỹ thông qua quyết định nâng trần định mức mà các cá nhân được phép ủng hộ cho ứng cử Tổng thống: mỗi cá nhân được đóng góp cho bầu cử sơ bộ tối đa 3,6 triệu USD (mức cũ 123.200 USD); không giới hạn tổng tiền tối đa mà mỗi ứng viên nhận được. Với quyết định này, các ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm nay được "thả cửa" nhận tiền ủng hộ tranh cử. 

Tính đến tháng 4/2016, hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ là Hillary Clinton và Bernine Sanders vượt xa cả ba ứng cử viên đảng Cộng hòa về lượng tiền huy động. Số tiền Hillary Clinton có được là 256,4 triệu USD, trong đó 70% nhận được từ đóng góp trong chiến dịch bao gồm cả tự gây quỹ, 30% là tiền quyên góp từ Siêu Ủy ban hoạt động chính trị (Super PACs) và các nhóm khác. Con số này nhiều hơn cả số tiền huy động được của 3 ứng cử viên đảng Cộng hòa là Ted Cruz, Donald Trump, và John Kasich kết hợp lại.

Số tiền các ứng viên đã huy động được tính đến tháng 4/2016 bao gồm tiền huy động từ chiến dịch tranh cử (campain donations) và tiền quyên góp từ Siêu Ủy ban hoạt động chính trị và các nhóm khác (Super PACs and other groups) .

Hillary có được sự tài trợ của các nhà hảo tâm giàu có, các tỷ phú, nhiều người đại diện thông qua các nhóm lợi ích đặc biệt - chiếm 30% trong tổng số tiền gây quỹ của bà. Trái lại, Bernie từ chối nhận tiền từ nhóm lợi ích đặc biệt khi 99,7% trong tổng số tiền huy động được của ông đến từ những người ủng hộ ông trong chiến dịch tranh cử.

Trong khi đó, thay vì phụ thuộc vào sự đóng góp từ bên ngoài, Trump - ứng viên là tỷ phú duy nhất trong cuộc đua vào Nhà Trắng - sử dụng tài sản của riêng mình để tự tài trợ.

Số tiền các ứng viên đã chi cho chiến dịch tranh cử (total spent) và số tiền mặt đang nắm giữ (cash on hand).

Tuy nhiên, có một sự thật thú vị là trong số 5 ứng cử viên này, chỉ có Hillary Clinton chi nhiều nhất cho cuộc bầu cử nội bộ đảng (182,9 triệu USD) còn Donald Trump hầu như chưa tiêu bao nhiêu. Tính đến ngày 16/4, theo thống kê từ Ủy ban bầu cử Liên bang, vị tỷ phú bất động sản này mới chi ra khoảng 49,5 triệu USD. 

Mặc dù vậy, Donald Trump đã có đủ 1237 phiếu đại biểu của đảng Cộng hòa để trở thành ứng viên Tổng thống Mỹ chính thức của đảng này. Ngoài ra, ông cũng đã nhận được sự ủng hộ của tất cả các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa, trong đó có nhiều người trước đây ra mặt phản đối ông.

Vậy tại sao Donald Trump lại có thể giành được một thắng lợi lớn như vậy, khi mà số tiền ông bỏ ra chẳng thấm vào đâu so với Clinton hay Sanders. Hơn nữa, dù bị ghét, bị chỉ trích, bị phản đối nhưng Donald Trump vẫn đánh bại tất cả các đối thủ để trở thành đại diện duy nhất của đảng Cộng hòa tranh cử chức Tổng thống Mỹ. Chiến dịch tranh cử của vị tỷ phú này vẫn hiệu quả, ít nhất cho đến thời điểm này là nhờ đâu?

Donald Trump (sinh ngày 14/6/1946) là một ông trùm tư bản, nhà đầu tư, nhân vật nổi tiếng trên truyền hình, tác giả của một vài cuốn sách. Ông hiện là Chủ tịch của tập đoàn The Trump Organization, đồng thời là người sáng lập công ty chuyên kinh doanh sòng bạc và các khu nghỉ dưỡng mang tên Trump Entertainment Resorts. Trong quá trình tranh cử Tổng thống, Tập đoàn Trump Organization đã hỗ trợ đắc lực cho Donald Trump.

Ở thời gian đầu cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ, Donald Trump nhận được rất ít tiền ủng hộ gây quỹ, vị tỷ phú này đã tự bỏ tiền túi ra tranh cử. Donald Trump cũng tích cực sử dụng "đồ dùng cá nhân" của mình trong quá trình tranh cử . Ông đi lại khắp nước Mỹ bằng chuyên cơ cá nhân, diễn thuyết tranh cử tại tòa tháp Trump, ăn trưa cùng đội ngũ tranh cử của mình tại Trump Grill, uống nước ở Trump Cafe,... Việc sử dụng đồ "của nhà trồng được" tiết kiệm rất nhiều khi không phải chịu những chi phí trung gian.

Donald Trump không cần bỏ tiền ra để lên truyền hình. Các kênh truyền hình phải bỏ tiền ra mời ông.

Bản thân danh tiếng của Donald Trump cũng giúp ông tiết kiệm không nhỏ chi phí truyền thông và quảng cáo. Ở quý IV năm ngoái, ứng viên đảng Dân chủ Bernie Sanders phải chi ra tới 10 triệu USD để mua quảng cáo và quyền lên sóng truyền hình. Trong khi đó, Donald Trump với vị thế là một tỷ phú kiêm ngôi sao truyền hình thực tế, ông chỉ cần xuất hiện là sẽ tự động được lên khung giờ vàng.

Trump biết rằng thái quá sẽ thu hút sự chú ý. Mỗi lần xuất hiện, ông thu hút người biểu tình, và ông tận dụng những người biểu tình đó ở trong và bên ngoài nơi ông diễn thuyết để nâng cao hình ảnh của mình.

Hơn nữa, các phương tiện truyền thông sống nhờ vào người nổi tiếng để thu hút sự chú ý. Những người yêu thích và ghét Trump đều bị ông cuốn hút vì họ đang tò mò ông sẽ làm gì tiếp theo. 

Ông đã chứng minh điều này khi rút khỏi cuộc tranh luận trên Fox News hồi cuối tháng 1/2016 Theo CNN, chương trình bị giảm lượt người xem đến mức thấp nhất và Donald Trump là ứng cử viên được nói đến nhiều nhất dù không có mặt ở đó.

Theo Paul Manafort, vị quân sư chiến lược trong kỳ tranh cử sơ bộ của tỷ phú Donald Trump, thì cách làm của đội ngũ Trump là tương tác qua mạng xã hội và sử dụng người tình nguyện ở cấp địa phương nhỏ.

"Trump không muốn tiêu tiền cho chiến dịch tranh cử như người khác làm lâu nay. Khi nghe đến con số 500 triệu USD, ông ấy đã nói với chúng tôi: "Mấy người đó chỉ là tìm cách moi tiền trên số quỹ vận động đó". Nhưng tôi đã trấn an ông ấy rằng chúng tôi xài rất đúng nơi, đúng lúc", Manafort nói.

Donald Trump từng tự tin viết trên trang Twitter cá nhân: "Để tranh cử Tổng thống, tôi gần như chẳng phải chi ra đồng nào cả. Và tôi đang đứng ở vị trí số 1". 

Bradley Crate, người từng là Giám đốc tài chính cho chiến dịch tranh cử của Thượng nghị sĩ Mitt Romney, ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa năm 2012 chia sẻ: "Chiến dịch tranh cử của Trump đã thay đổi hoàn toàn mô hình tranh cử truyền thống, cho thấy không phải cứ quyên góp và chi thật nhiều tiền sẽ mang lại thành công tương xứng".

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

(VNF) - Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.