Ngành công nghiệp xanh bị EU ‘sờ gáy’, Trung Quốc phản ứng gay gắt

Bích Hợp - 12/04/2024 00:47 (GMT+7)

(VNF) - Một quan chức thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết các cuộc điều tra trợ cấp do Liên minh châu Âu (EU) khởi xướng đã tác động tới sự hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc và châu Âu và Trung Quốc kiên quyết phản đối điều này.

Trong một tuyên bố đưa ra ngày 11/4, người đứng đầu Cục Phòng vệ Thương mại của Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay các cuộc điều tra do EU tiến hành cho đến nay đều nhằm vào các doanh nghiệp liên quan đến năng lượng mới của Trung Quốc.

Theo ông, điều này sẽ không chỉ làm tổn hại nghiêm trọng đến niềm tin của các doanh nghiệp Trung Quốc trong việc đầu tư và kinh doanh ở châu Âu mà còn cản trở sự hợp tác công nghiệp cùng có lợi giữa Trung Quốc và châu Âu.

Cánh tuabin gió được vận hành tại một nhà máy Trung Quốc ở Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

“Các cuộc điều tra cũng sẽ ảnh hưởng đến phản ứng toàn cầu đối với các nỗ lực biến đổi khí hậu và quá trình chuyển đổi xanh”, vị quan chức Trung Quốc nhấn mạnh trong buổi gặp ông Martin Lukas, tổng giám đốc cơ quan phòng vệ thương mại của Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ.

Phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc được đưa ra sau khi Liên minh châu Âu cho biết họ sẽ điều tra các khoản trợ cấp mà các nhà cung cấp tuabin gió của Trung Quốc dành cho các nước thuộc khối này.

Quan chức thương mại Trung Quốc cho biết đây sẽ là cuộc điều tra thứ tư do EU khởi xướng trong hai tháng qua sử dụng luật trợ cấp nước ngoài chống lại các công ty Trung Quốc.

Quan chức này cũng cho biết trong quá trình điều tra, EU "cố ý bóp méo định nghĩa về trợ cấp và các tiêu chuẩn thủ tục không công khai và minh bạch, đây là hành động bảo hộ gây tổn hại đến sân chơi bình đẳng dưới danh nghĩa cạnh tranh công bằng”.

“Trung Quốc bày tỏ sự quan ngại sâu sắc và phản đối mạnh mẽ”, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định.

Ông Nick Marro, nhà phân tích chính về thương mại toàn cầu của Đơn vị Tình báo Kinh tế, cho biết, với những giải pháp ngắn hạn, Trung Quốc “sẽ không chấp nhận những hành động này của châu Âu”.

Ông chỉ ra cuộc điều tra trợ cấp của Trung Quốc đối với rượu mạnh của Pháp được công bố vào tháng 1 vừa qua như một ví dụ về những phản ứng có thể xảy ra của Trung Quốc trong tương lai.

Ông Song Seng Wun, cố vấn kinh tế tại công ty dịch vụ tài chính CGS ở Singapore, cho biết các công ty Trung Quốc cũng có thể tăng gấp đôi vận chuyển hàng hóa từ các nước thứ ba đến châu Âu nếu hai bên không thể bàn bạc để giải quyết mâu thuẫn.

Châu Âu liên tục "ra đòn"

Cuộc điều tra tubin gió của Trung Quốc diễn ra sau khi Ủy ban châu Âu cũng đã tiến hành các cuộc điều tra đối với xe điện và tấm pin mặt trời của Trung Quốc theo Quy định trợ cấp nước ngoài, có hiệu lực vào tháng 7 năm ngoái.

Ủy ban châu Âu cũng đã tiến hành các cuộc điều tra đối với xe điện Trung Quốc.

 

Cũng trong đầu tuần qua, ủy ban này đã công bố phán quyết chống bán phá giá sơ bộ đối với este alkyl photphat do Trung Quốc sản xuất và áp thuế 45,1% đối với chất dẻo chống cháy đến từ nước này.

Các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn lo lắng về các rào cản tiếp cận thị trường và sự mất cân bằng thương mại với Trung Quốc. Thâm hụt thương mại hàng hóa của EU với Trung Quốc là 291 tỷ euro (312,6 tỷ USD) vào năm ngoái, khi Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất của khối này.

Trung Quốc đã vượt qua EU vào năm 2020 để trở thành nhà sản xuất lắp đặt năng lượng gió lớn nhất và hiện chiếm hơn một nửa số tuabin gió đang hoạt động trên thế giới.

Ở góc độ rộng hơn, Bắc Kinh đang tìm cách khẳng định mình là nước dẫn đầu toàn cầu về loại công nghệ sạch mà EU sẽ dựa vào để đạt được quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Các tuabin gió lắp đặt tại EU hầu hết được sản xuất trong khối, nhưng các nhà sản xuất Trung Quốc đã nhanh chóng chiếm khoảng 2/3 thị phần toàn cầu vào năm 2022. Đối với các tấm pin mặt trời, các nhà sản xuất Trung Quốc chiếm hơn 90% thị trường EU.

Cuộc điều tra của EU sẽ dựa trên một công cụ mới, được gọi là Quy định trợ cấp nước ngoài. Quy định này đã cho phép EC kể từ tháng 7/2023 đánh giá liệu trợ cấp nước ngoài có cho phép các công ty đưa ra những đề nghị có lợi quá mức trong đấu thầu công hay không.

Xem thêm >> Bị Trung Quốc chiếm ngôi trên thị trường công nghệ xanh, EU lập tức ra đòn

Theo Reuters, SCMP
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thù lao 1,4 tỷ/năm, vì sao Hoa hậu Ngọc Hân quyết rời ghế lãnh đạo Ninh Vân Bay?

Thù lao 1,4 tỷ/năm, vì sao Hoa hậu Ngọc Hân quyết rời ghế lãnh đạo Ninh Vân Bay?

(VNF) - Tại đơn từ nhiệm, bà Đặng Thị Ngọc Hân (Hoa hậu Ngọc Hân) cho biết, cô rời vị trí Phó tổng giám đốc Ninh Vân Bay để tập trung vào mục tiêu cá nhân khác.

MWG tham vọng dẫn đầu thị trường TMĐT: 'Miếng bánh ngọt' có dễ ăn?

MWG tham vọng dẫn đầu thị trường TMĐT: 'Miếng bánh ngọt' có dễ ăn?

(VNF) - Một trong những định hướng chủ lực của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) trong năm 2024 là phát triển mảng thương mại điện tử, đưa các trang bán hàng online của chuỗi lên vị trí số 1.

EVN Hà Nội: Doanh thu 'khủng' nhưng lãi nhỏ nhoi, nợ vay hơn 17.500 tỷ đồng

EVN Hà Nội: Doanh thu 'khủng' nhưng lãi nhỏ nhoi, nợ vay hơn 17.500 tỷ đồng

(VNF) - Tính đến ngày 31/12/2023, EVN Hà Nội có khoản nợ vay hơn 17.535 tỷ đồng, chiếm gần 78% nợ phải trả. Trong đó, phần lớn là ở vay dài hạn với hơn 14.991 tỷ đồng.

Đầu tư dự án 10.000 tỷ ở Huế, nhóm APEC của ông Nguyễn Đỗ Lăng lỗ nặng

Đầu tư dự án 10.000 tỷ ở Huế, nhóm APEC của ông Nguyễn Đỗ Lăng lỗ nặng

(VNF) - Apec Land Huế là chủ đầu tư dự án Royal Royal Park Huế quy mô 10.000 tỷ đồng. Đây cũng là công ty con của API - thành viên nhóm Apec của doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng .

Thu nhập mơ ước của nhân viên và sếp ngân hàng đầu 2024

Thu nhập mơ ước của nhân viên và sếp ngân hàng đầu 2024

(VNF) - Thu nhập của nhân viên ngân hàng trong quý đầu năm 2024 khiến người ngoài ngành phải ao ước. Các sếp ngân hàng có thu nhập ngất ngưởng, cao nhất tới hơn chục tỷ đồng/năm.

Hà Nội gọi đầu tư khu đô thị 19.000 tỷ mà WTO theo đuổi nhiều năm qua

Hà Nội gọi đầu tư khu đô thị 19.000 tỷ mà WTO theo đuổi nhiều năm qua

(VNF) - Khu đô thị mới Đan Phượng có diện tích 128ha, tổng mức đầu tư 19.128 tỷ đồng đang được Hà Nội kêu gọi đầu tư trong năm nay. Dự án này từng được Tổng công ty Cổ phần thương mại xây dựng (WTO) theo đuổi.

Sun Group tổ chức sự kiện giới thiệu The Pathway với chủ đề ‘huyết mạch phồn hoa’

Sun Group tổ chức sự kiện giới thiệu The Pathway với chủ đề ‘huyết mạch phồn hoa’

(VNF) - Ngày 18/5, sự kiện giới thiệu dự án The Pathway thuộc đại đô thị Sun Grand Boulevard, thành phố Sầm Sơn với chủ đề “Huyết mạch phồn hoa” đã thu hút sự quan tâm của hàng trăm nhà đầu tư đến từ xứ Thanh và các tỉnh miền Bắc.

Đắk Lắk chuyển 25ha đất rừng làm cao tốc 22.000 tỷ đồng

Đắk Lắk chuyển 25ha đất rừng làm cao tốc 22.000 tỷ đồng

(VNF) - UBND huyện Ea Kar đã có quyết định về việc thu hồi đất rừng để đầu tư xây dựng Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 tại xã Cư Bông và xã Cư Elang.

Căn hộ D’.Palais de Louis của Tân Hoàng Minh giá cao nhất 219 triệu/m2

Căn hộ D’.Palais de Louis của Tân Hoàng Minh giá cao nhất 219 triệu/m2

(VNF) - Sau khi đổi tên dự án D’.Palais de Louis thành Hanoi Signature, chủ đầu tư mới là Ramond Holdings đã công bố giá bán căn hộ thấp nhất 97 triệu đồng/m2, cao nhất 219 triệu đồng/m2.

Quảng Ngãi: Dự án thuỷ điện 416 tỷ đồng kéo dài thêm 4 năm

Quảng Ngãi: Dự án thuỷ điện 416 tỷ đồng kéo dài thêm 4 năm

(VNF) - Theo quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, tiến độ thực hiện dự án thuỷ điện Sông Liên 2 được điều chỉnh từ năm 2019 - 2025, thay cho trước đó là từ năm 2019 - 2021

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

(VNF) - Được đầu tư hơn 370 tỷ đồng trên diện tích đất cấp hơn 3,5 ha cạnh bãi biển Xuân Hải (Hà Tĩnh). Sau gần 5 năm triển khai, dự án Tổ hợp du lịch, khách sạn, nhà hàng và khu vui chơi giải trí biển Lộc Hà (thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn chưa thể hoàn thành mà trở nên ngổn ngang, nhếch nhác bên bãi biển.