Ngân hàng tuần qua: Loạt nhà băng đặt mục tiêu lãi kỷ lục, Vietbank được chấp thuận tăng vốn

Hải Đường - 03/04/2021 14:46 (GMT+7)

(VNF) - Sacombank muốn cán mốc lợi nhuận 4.000 tỷ đồng; HDBank kỳ vọng lợi nhuận vượt 7.200 tỷ đồng; TPBank đặt mục tiêu lãi 5.500 tỷ đồng; Vietbank được chấp thuận tăng vốn lên trên 4.700 tỷ đồng; SeABank báo lãi quý I tăng gấp 2,3 lần cùng kỳ…là những tin tức ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

VNF
Vietbank được chấp thuận tăng vốn lên trên 4.700 tỷ đồng là một trong những tin tức ngân hàng đáng chú ý tuần qua

Sacombank muốn cán mốc lợi nhuận 4.000 tỷ, đang trình NHNN chia cổ tức

Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên năm 2021, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) dự kiến tổng tài sản tăng 8% so với năm 2020 lên 533.300 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động dự kiến đạt 485.500 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 372.000 tỷ đồng, đều tăng trưởng ở mức 9%. Tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 2%.

Sacombank dự kiến thu về 4.000 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 20% so với mức thực hiện năm 2020 và cũng là mức lợi nhuận cao kỷ lục mà Sacombank chưa từng ghi nhận trong lịch sử hoạt động.

Ngân hàng này cũng đặt kế hoạch đầu tư tài sản cố định mới trong năm với giá trị đầu tư là 1.646 tỷ đồng, bổ sung vốn cho ngân hàng con tại Lào 302 tỷ đồng.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2020, Sacombank dự kiến trích lập một phần lợi nhuận sau thuế vào các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi.

Phía Sacombank cho biết, kế hoạch chia cổ tức năm nay sẽ thực hiện theo đề án tái cơ cấu sau sáp nhập được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phê duyệt theo Quyết định số 34/QĐ-NHNN.Tym ngày 22/5/2017. Theo đó, ngân hàng này đã không tiến hành chia cổ tức cho các cổ đông từ năm 2015 đến nay.

Nguồn lợi nhuận giữ lại của Sacombank hiện đang ở mức cao hơn 6.000 tỷ đồng. Sacombank đang chờ Ngân hàng Nhà nước phê duyệt để sử dụng lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ cũng như đáp ứng kỳ vọng của cổ đông.

>>> Xem thêm: Sacombank muốn cán mốc lợi nhuận 4.000 tỷ, đang trình NHNN chia cổ tức

'Sốt' đất khắp nơi: Cho vay bất động sản tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng

Trả lời báo giới tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2021 về vấn đề "sốt" đất hiện nay, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, cho biết vấn đề bất động sản thời gian gần đây tương đối nóng, tại nhiều địa phương, giá bất động sản có chiều hướng tăng lên.

Theo ông Tú, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, trong đó có tình trạng một số đối tượng cơ hội, tung tin không chính xác dựa vào một số vấn đề hiện nay trong công tác điều hành giá cả, thuế đất… để kiếm chênh lệch, lợi nhuận từ việc đầu cơ.

Về phía ngành ngân hàng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết riêng lĩnh vực tín dụng bất động sản là một trong lĩnh vực ngành ngân hàng quản lý rất sát sao, chặt chẽ.

"Câu chuyện dịch chuyển dòng vốn, tiền tệ sang thị trường bất động sản hay thị trường khác đều là một trong những nội dung được quán xuyến và quan tâm trong điều hành hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và thường xuyên kịp thời cảnh báo các tổ chức tín dụng khi có những dấu hiệu của sự không đảm bảo ổn định, cũng như có những dấu hiệu hụt dòng trong đầu tư quá lớn", ông Tú nói.

Cũng theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 15/3, dư nợ cho vay bất động sản của ngành ngân hàng tăng 2,13%, cao hơn tốc độ tăng tín dụng hiện nay.

Ông Tú cho biết thời gian hiện nay cũng như sắp tới, trước tình hình bất động sản có những dấu hiệu nóng, Ngân hàng Nhà nước đã giám sát và cũng có cảnh báo tới các tổ chức tín dụng.

>>> Xem thêm: 'Sốt' đất khắp nơi: Cho vay bất động sản tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng

Vietbank được chấp thuận tăng vốn lên trên 4.700 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) vừa thông báo về việc được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm hơn 586 tỷ đồng.

Theo đó, Vietbank sẽ phát hành hơn 58,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phân phối là 100:14, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 14 cổ phiếu phát hành thêm. Các cổ phiếu này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.

Nguồn vốn được sử dụng là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2017 – 2019 sau khi trích lập các quỹ.

Vốn điều lệ của Vietbank sẽ tăng lên hơn 4.776 tỷ đồng sau khi hoàn tất việc phát hành. Toàn bộ phần vốn huy động được dự kiến được sử dụng cho việc đầu tư tài sản để phát triển, mở rộng mạng lướt hoạt động và bảo đảm tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong động của Vietbank.

>>> Xem thêm: Vietbank được chấp thuận tăng vốn lên trên 4.700 tỷ đồng

Quý I/2021: Lãi trước thuế của SeABank tăng gấp 2,3 lần cùng kỳ

Tính đến ngày 31/3/2021, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) đạt 184.302 tỷ đồng, tăng 24%; lợi nhuận trước thuế đạt 698,3 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Tiền gửi khách hàng của SeABank đạt 115.198 tỷ đồng, tăng 16,8%; cho vay khách hàng cũng tăng 14,3% so với cùng kỳ, đạt 111.050 tỷ đồng.

Tổng thu thuần từ hoạt động kinh doanh (TOI) của ngân hàng đạt 1.440 tỷ đồng, tăng 48% và tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 40,8% so với mức 52,9% cùng kỳ năm 2020.  

Ngày 24/3 vừa qua, cổ phiếu SSB của SeABankđã chính thức giao dịch trên HoSE và có 6 phiên tăng trần liên tiếp lên 28.150 đồng/cổ phiếu (ngày 31/3/2021), đưa giá trị vốn hóa của ngân hàng lên hơn 34.026 tỷ đồng, tương đương gần 1,48 tỷ USD, nằm trong top 12 ngân hàng có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán.

Trong năm 2020, SeABank đã hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 9.369 tỷ đồng lên gần 12.088 tỷ đồng, trở thành một trong 13 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

>>> Xem thêm: Quý I/2021: Lãi trước thuế của SeABank tăng gấp 2,3 lần cùng kỳ

HDBank kỳ vọng lợi nhuận vượt 7.200 tỷ, muốn tăng vốn lên trên 20.000 tỷ

Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HoSE: HDB) dự kiến tổng tài sản tăng 25% lên 399.320 tỷ đồng. Tổng huy động (từ tiền gửi khách hàng, giấy tờ có giá, vốn tài trợ ủy thác đầu tư, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng) dự kiến đạt 359.851 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 236.768 tỷ đồng, lần lượt tăng 25% và 26% so với mức thực hiện năm 2020.

Tỷ lệ nợ xấu dự kiến duy trì dưới hoặc bằng 2%, ROA năm 2021 kế hoạch giảm nhẹ về 1,62%, ROE tăng nhẹ lên 21,1%.

HDBank kỳ vọng lợi nhuận trước thuế thu về năm đạt 7.281 tỷ đồng, tăng 25% so với mức thực hiện năm 2020.

HĐQT HDBank trình ĐHCĐ phương án phân phối lợi nhuận năm 2020 thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông với tỷ lệ 25%.

Theo đó, HDBank dự kiến phát hành hơn 402 triệu cổ phiếu mới để phân phối cho các cổ đông với tỷ lệ 100:25, vốn điều lệ sau phát hành sẽ tăng từ 16.088 tỷ đồng lên 20.111 tỷ đồng.

Ngoài ra, ngân hàng này cũng trình ĐHCĐ phương án bán hơn 15 triệu cổ phiếu quỹ cho người lao động (ESOP) và xin ý kiến về việc chấm dứt sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank).

>>> Xem thêm: HDBank kỳ vọng lợi nhuận vượt 7.200 tỷ, muốn tăng vốn lên trên 20.000 tỷ

TPBank đặt mục tiêu lãi 5.500 tỷ đồng, tiếp tục đề xuất không chia cổ tức năm 2021

Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 21% lên 250.000 tỷ đồng.

Tổng huy động dự kiến đạt 221.893 tỷ đồng, tăng 20% so với mức thực hiện năm 2020. Trong đó, tiền gửi khách hàng và phát hành giầy tờ có giá dự kiến đạt 172.010 tỷ đồng, tiền gửi và vay của tổ chức tín dụng khác đạt 49.883, lần lượt tăng trưởng ở mức 20% và 22%.

Dự nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế dự kiến tăng 25% lên 165.434 tỷ đồng, tùy thuộc vào mức Ngân hàng Nhà nước cho phép. Tỷ lệ nợ xấu kế hoạch duy trì dưới 2%.  

Năm 2021, TPBank kỳ vọng lợi nhuận trước thuế thu về 5.500 tỷ đồng, tăng 25% so với mức thực hiện năm 2020, cũng là mốc lợi nhuận cao kỷ lục mà ngân hàng này chưa từng ghi nhận.

Về phương án phối lợi nhuận năm 2021, HĐQT TPBank đề xuất để lại lợi nhuận chưa phân phối để mở rộng hoạt động kinh doanh năm nay. Lợi nhuận để lại chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2020 sau khi trích lập các quỹ là hơn 2.978 tỷ đồng.

>>> Xem thêm: TPBank đặt mục tiêu lãi 5.500 tỷ đồng, tiếp tục đề xuất không chia cổ tức năm 2021

Sửa Thông tư 01: Chính thức áp dụng lộ trình trích lập dự phòng 3 năm

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo đó, về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ của khoản nợ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện 8 điều kiện.

Thứ nhất, phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.

Thứ hai, phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 31/12/2021.

Thứ ba, số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ thuộc một trong các trường hợp: số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận; số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 29/3/2020; số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/1/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021.

Thứ tư, được TCTD đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.

Thứ năm, khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và TCTD đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại. 

Thứ sáu, TCTD không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.

Thứ bảy, thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày TCTD thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Cuối cùng, việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 31/12/2021.

>>> Xem thêm: Sửa Thông tư 01: Chính thức áp dụng lộ trình trích lập dự phòng 3 năm

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Doanh thu 201 tỷ, tăng 79%, vì đâu lãi của VMC lại ‘còm cõi’?

Doanh thu 201 tỷ, tăng 79%, vì đâu lãi của VMC lại ‘còm cõi’?

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Vimeco (HNX: VMC) ghi nhận doanh thu thuần 201 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước. Song, do chi phí lớn, lợi nhuận của công ty đã bị “ăn mòn” gần như sạch sẽ.

Hé mở về VFG có nữ chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng

Hé mở về VFG có nữ chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng

(VNF) - Bà Nguyễn Bạch Tuyết, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFG) nhận thu nhập hơn 22 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm, tương đương hơn 7 tỷ đồng/tháng.

TP. HCM dừng thủ tục hải quan với hàng loạt DN nợ thuế

TP. HCM dừng thủ tục hải quan với hàng loạt DN nợ thuế

(VNF) - Hàng loạt doanh nghiệp nợ thuế với số tiền từ vài chục đến hơn trăm tỷ đồng vừa bị Cục Hải quan TP. HCM cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, hoặc đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

SCIC: Năm 2023, lãi ròng tăng gần gấp đôi nhờ đâu?

SCIC: Năm 2023, lãi ròng tăng gần gấp đôi nhờ đâu?

(VNF) - Được hoàn nhập 479 tỷ đồng chi phí đầu tư và kinh doanh vốn, đồng thời giảm lỗ trong công ty liên kết, SCIC báo lãi sau thuế 5.266 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với năm trước.

Hơn 3.000 lao động Việt Nam mất tiền ký quỹ do ở lại Hàn Quốc trái phép

Hơn 3.000 lao động Việt Nam mất tiền ký quỹ do ở lại Hàn Quốc trái phép

Lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ bị mất 100 triệu đồng tiền ký quỹ và tiền lãi. Số tiền này sẽ được chuyển vào ngân sách nhà nước

Bộ Công an đề xuất GPLX có 12 điểm/năm, hết phải thi lại

Bộ Công an đề xuất GPLX có 12 điểm/năm, hết phải thi lại

Theo Bộ Công an, tai nạn giao thông (TNGT) tuy đã giảm nhưng còn ở mức cao, nhiều vụ TNGT xảy ra nguyên nhân chủ yếu do lỗi của người lái xe

'Cuộc chỉnh đốn' thổi bay 75% vốn hóa, ‘ông lớn’ công nghệ Trung Quốc bao giờ lấy lại hào quang?

'Cuộc chỉnh đốn' thổi bay 75% vốn hóa, ‘ông lớn’ công nghệ Trung Quốc bao giờ lấy lại hào quang?

(VNF) - Lĩnh vực công nghệ đã có một năm phi thường khi việc định giá các công ty như Nvidia, Meta và Amazon tăng vọt giúp nâng thị phần của lĩnh vực này trong S&P 500 lên mức 30%, mức cao chưa từng có. Trong bối cảnh bùng nổ này, người ta gần như dễ dàng bỏ qua những thách thức mà những “gã khổng lồ" công nghệ ở những khu vực khác, đặc biệt là ở Trung Quốc, phải đối mặt.

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

(VNF) - Nhiều chuyên gia chung nhận định, kiến nghị quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt trong mua, bán vàng mang tính khả thi không cao, muốn triển khai cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

(VNF) - AstraZeneca đã bắt đầu thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn thế giới, động thái diễn ra sau khi hãng thừa nhận tác dụng phụ hiếm gặp gây đông máu của loại vaccine này.

 Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

(VNF) - Dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường hai đầu cầu đang được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án 11.700 tỷ đồng