Ngân hàng tuần qua: Lan truyền thông tin tiêu cực và những ngày biến động ở SCB

Hải Đường - 09/10/2022 07:40 (GMT+7)

(VNF) - Vào những ngày thứ 6 (7/10) và thứ 7 (8/10) đã có hiện tượng người dân rút tiền trước hạn khi trên mạng xã hội lan truyền thông tin tiêu cực về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).

VNF
(Ảnh minh hoạ)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo không nên rút tiền trước hạn ở SCB

Ngày 7/10/2022, trên mạng xã hội lan truyền thông tin tiêu cực về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) dẫn đến hiện tượng một số người dân rút tiền trước hạn.

Về việc này Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định sẽ theo dõi sát tình hình để ngân hàng hoạt động bình thường và có giải pháp, chính sách theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của người gửi tiền, giữ vững ổn định của SCB nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.

NHNN khuyến cáo người gửi tiền không nên rút tiền trước hạn, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền.

Thực tế, trong ngày hôm qua 7/10 đã có hiện tượng người dân đến rút tiền trước hạn tại các chi nhánh SCB.

Ngày 8/10/2022, Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công an có thông tin quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với bà Trương Mỹ Lan vì tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến việc phát hành mua bán trái phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông.

Về vụ việc này, SCB đã rà soát và khẳng định Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB. Vì thế, vụ việc này không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB.

>>> Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo không nên rút tiền trước hạn ở SCB

CEO HDBank Phạm Quốc Thanh đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HDB

Ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HoSE: HDB) trong tuần vừa qua đã đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HDB.

Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận, dự kiến từ ngày 7/10 đến ngày 4/11/2022.

Hiện nay ông Thanh đang sở hữu 1 triệu cổ phiếu HDB, tương đương 0,04% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành. Nếu hoàn tất mua vào, ông Thanh sẽ nắm 0,08% vốn của HDBank.

Kết phiên 4/10, giá cổ phiếu HDB dừng ở 18.500 đồng/cổ phiếu. Như vậy, ông Phạm Quốc Thanh sẽ cần chi khoảng 18,5 tỷ đồng để thực hiện giao dịch đã đăng ký. Từ đầu năm 2022 đến nay, cổ phiếu HDB đã giảm 25% giá trị.

>>> Xem thêm: CEO HDBank Phạm Quốc Thanh đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HDB

Lãi suất liên ngân hàng lên đỉnh 10 năm rồi tụt nhanh

Ngày 4/10, lãi suất bình quân bằng VND trên thị trường liên ngân hàng tăng đột biến, với lãi suất qua đêm được ghi nhận ở mức 7,74%/năm.

Sang ngày 5/10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại điều chỉnh lãi suất cho vay qua đêm chạm mốc 8,44%/năm, mức cao nhất kể từ năm 2012. Mức lãi suất qua đêm này đã tăng 0,56 điểm % so với phiên liền trước và cao hơn 3,46 điểm % so với 1 tuần trước.

Vào tháng 4/2012, lãi suất cho vay bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đạt đỉnh gần 7%/năm. Nhưng từ đó đến ngày 6/9, lãi suất cho vay qua đêm giữa các ngân hàng thương mại luôn duy trì ở mức dưới 6%/năm.

Chỉ tính trong vòng gần 3 tháng qua, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã tăng gấp hàng chục lần, khi nửa đầu tháng 6, lãi suất này chỉ ở mức 0,5%/năm. Trong khoảng một tuần gần đây, lãi suất cho vay liên ngân hàng tăng mạnh, đưa mặt bằng lãi suất qua đêm từ vùng 5%/năm lên 8,44%/năm, tức tăng gần gấp đôi..

Cùng với đà tăng của lãi suất qua đêm, các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần và 1 tháng cũng ghi nhận mức tăng rất mạnh. Vào ngày 5/10, lãi suất các kỳ hạn 1, 2 tuần đã tăng gấp cả chục lần.

Tuy nhiên, sau khi leo lên đỉnh 10 năm, chỉ 1 ngày sau đó, lãi suất cho vay qua đêm đã nhanh chóng đi xuống.

Cụ thể, ngày 6/10, NHNN điều chỉnh giảm lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng từ 0,07-0,68 điểm % so với phiên liền trước ở các kỳ hạn ngắn. Theo đó, lãi suất qua đêm ở mức 7,76%/năm, giảm 0,68% so với phiên trước đó. Lãi suất các kỳ hạn khác ngắn cũng giảm mạnh. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 1 tuần xuống còn 7,91%/năm; kỳ hạn 2 tuần còn 7,06%/năm.

>>> Xem thêm: Lãi suất liên ngân hàng lên đỉnh 10 năm rồi tụt nhanh

4 ngân hàng bất ngờ được Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng

4 ngân hàng thương mại cổ phần được nới room tín dụng lần này bao gồm có VPB, HDB, MBB và VCB. Đáng chú ý, đây là các ngân hàng đã tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.

Trước đó, khoảng 18 ngân hàng thương mại được nới hạn mức tăng trưởng tín dụng Ngân hàng Nhà nước đã tăng thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng trong đầu tháng 9 vừa qua.

Mặc dù hạn mức tín dụng đã được điều chỉnh đối với một số ngân hàng, tuy nhiên mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành vẫn duy trì ở mức 14%, con số mà Ngân hàng Nhà nước đã công bố từ đầu năm. 

Ngân hàng Nhà nước ưu tiên các ngân hàng thương mại có cơ cấu tín dụng lành mạnh (tỷ trọng cho vay các phân khúc rủi ro như bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp thấp và/hoặc tỷ trọng cho vay bán lẻ cao), tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém, chất lượng tài sản lành mạnh và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao - đơn cử như ngân hàng MB, HDBank, VIB, Agribank... 

Bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 14% cho năm 2022 như kế hoạch từ đầu năm, tuy rằng trước đó đã có một số ý kiến đề xuất nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng hệ thống lên 15-16%.

>>> Xem thêm: 4 ngân hàng bất ngờ được Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng

Căng thẳng thanh khoản, lãi suất chuẩn bị thêm một đợt tăng mạnh

Ngày 4/10, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng có biến động mạnh, tăng vọt ở tất cả kỳ hạn. Trong đó, lãi suất qua đêm ngày 4/10 lên tới 7,74%/năm, cao hơn 2,81 điểm % so với ngày 30/9. Lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng ở các kỳ hạn khác cũng quanh mức 7,5%/năm.

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng tăng mạnh và lập đỉnh nhiều năm ngay từ những ngày đầu tháng 9. Sau đó, lãi suất liên ngân hàng đã quay đầu giảm mạnh.

Gần đây, lãi suất liên ngân hàng lại tăng cao sau động thái tăng mạnh lãi suất huy động và nhiều khuyến mại “hút” tiền gửi của các ngân hàng thương mại.

Công ty Chứng khoán SSI đánh giá, mặt bằng lãi suất huy động của nhiều nhà băng hiện đã quay về giai đoạn trước Covid-19 và áp lực vẫn còn tương đối lớn, khi chênh lệch huy động - tín dụng chưa được cải thiện nhiều.

Có thể thấy, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại đang có xu hướng tăng lên để các nhà băng có thể huy động lượng tiền nhàn rỗi từ người dân cũng như các tổ chức trong bối cảnh tốc độ huy động vốn từ đầu năm đến nay luôn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Sau khi NHNN điều chỉnh nới room tín dụng năm 2022 cho các tổ chức tín dụng có đề nghị, một số ngân hàng đã mở lại hoạt động giải ngân vốn bị ùn ứ trước đó. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới thanh khoản căng thẳng cục bộ trong thời gian gần đây.

Trong báo cáo chiến lược quý IV/2022, Công ty chứng khoán ACBS cho biết, hạn mức tín dụng đã được nới thêm khoảng 2% trong quý III và được kỳ vọng sẽ nới thêm 2% trong quý cuối năm.

>>> Xem thêm: Căng thẳng thanh khoản, lãi suất chuẩn bị thêm một đợt tăng mạnh

 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.