Ngân hàng tư nhân trỗi dậy, lãi lớn nhờ đầu tư trái phiếu, cho vay lĩnh vực rủi ro cao

Hà Tâm - 07/03/2021 07:23 (GMT+7)

Đầu tư trái phiếu, cho vay bất động sản và các lĩnh vực rủi ro cao…, nhiều ngân hàng TMCP tư nhân đang vượt lên, lợi nhuận qua mặt nhiều “ông lớn” có tổng tài sản cao gấp nhiều lần.

VNF
Trong năm khó khăn vừa qua, nhiều ngân hàng TMCP tư nhân, như Techcombank, SHB, TPBank... vẫn sống khỏe. Ảnh: Đ.T

Quốc doanh hụt hơi, tư nhân trỗi dậy

So với các ngân hàng nhà nước như Agribank, BIDV, tổng tài sản của nhiều ngân hàng TMCP tư nhân như VPBank, Techcombank, MBBank, ACB… chỉ bằng 1/3, thậm chí 1/4, nhưng lợi nhuận  lại đang vượt hoặc bám đuổi sát nút. Trong số 5 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất năm 2020, Techcombank và VPBank lần lượt chiếm vị trí số 3 và số 4.

Theo báo cáo tài chính, năm 2020, trong số 5 ngân hàng có tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao nhất thị trường, không hề có gương mặt ngân hàng thương mại quốc doanh nào.

Việc một số ông lớn nhà nước bị các ngân hàng tư nhân đuổi kịp về lợi nhuận không khó đoán. Hiện nay, thu nhập của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam chủ yếu vẫn đến từ tín dụng. Tuy nhiên, trong khi thị phần tín dụng của một số ngân hàng TMCP tư nhân tăng lên, thì thị phần của các ngân hàng quốc doanh lại giảm sút.

Nguyên nhân của tình trạng trên là nhiều ngân hàng tư nhân đã xây dựng được nền tảng tài chính vững chắc thời gian qua, nhờ đó tận dụng cơ hội để tăng tốc. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại quốc doanh sở hữu khối tài sản khổng lồ (1,18 - 1,55 triệu tỷ đồng), song lại không thể tăng vốn tương ứng, khiến hệ số an toàn vốn (CAR) sụt giảm dần, buộc phải giảm tốc để đảm bảo an toàn vốn, do đó bị một số “đàn em” vượt mặt.

Hiện nay, thu nhập của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam chủ yếu vẫn đến từ tín dụng. Tuy nhiên, trong khi thị phần tín dụng của một số ngân hàng TMCP tư nhân tăng lên, thì thị phần của các ngân hàng quốc doanh lại giảm sút.

Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), hiện nay, thị phần tín dụng lớn nhất hệ thống vẫn thuộc về các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, dẫn đầu là BIDV và Agribank, tiếp đến là

VietinBank và Vietcombank. Các ngân hàng có thị phần tín dụng lớn tiếp theo là Sacombank, MB, Techcombank, VPBank, SHB, ACB…

Tuy vậy, thị phần của khối ngân hàng thương mại nhà nước (trừ Vietcombank) có dấu hiệu suy giảm, trong khi thị phần của khối ngân hàng TMCP tư nhân lại tăng lên. Tăng trưởng mạnh nhất về thị phần tín dụng là MB, tiếp đến là Techcombank, VPBank và ACB. Đây cũng chính là những ngân hàng TMCP tư nhân tăng trưởng mạnh nhất về lợi nhuận thời gian qua.

Lãi lớn nhờ đầu tư trái phiếu, cho vay lĩnh vực rủi ro cao

Ngoài gia tăng thị phần tín dụng, về lợi nhuận, nhiều ngân hàng TMCP tư nhân còn nhanh chóng vượt hoặc gần bắt kịp ngân hàng thương mại nhà nước nhờ mạnh tay đầu tư, cho vay các phân khúc có khẩu vị rủi ro cao như trái phiếu doanh nghiệp, tín dụng bất động sản, cho vay tiêu dùng...

Đơn cử, năm 2020, trong khi các ngân hàng thương mại nhà nước chật vật tăng trưởng tín dụng (trừ Vietcombank), thì nhiều ngân hàng TMCP tư nhân như Techcombank, VPBank, SHB, TPBank, MBB… vẫn sống khỏe vì mạnh tay đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Riêng năm 2020, giá trị trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ của các ngân hàng này tăng từ vài lần đến vài chục lần.

Bên cạnh đó, thời gian qua, rất nhiều tập đoàn bất động sản lớn gia tăng nắm giữ cổ phiếu, tham gia ban điều hành cũng như hội đồng quản trị các ngân hàng TMCP tư nhân. Sở hữu đan xen này khiến tín dụng bất động sản tăng mạnh, mang về khoản lợi nhuận kếch xù cho các ngân hàng.

Ở chiều ngược lại, nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh trong khi khó đẩy mạnh tín dụng, lại phải dồn vốn cho vay lĩnh vực ưu tiên lãi suất thấp, tăng cường hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp. Agribank còn gánh vác thêm nhiệm vụ thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, hầu như không có lợi nhuận.

Một lý do nữa khiến ngân hàng quốc doanh tụt dần vị thế là dòng vốn rẻ đang dần chảy sang các ngân hàng TMCP tư nhân. Nhờ nền tảng vốn vững chắc, không phải đầu tư quá nhiều cho hạ tầng như các ngân hàng quốc doanh, một số ngân hàng TMCP tư nhân đã chạy đua giảm phí, hút về lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn, từ đó giảm mạnh chi phí vốn. Chi phí đầu vào rẻ, tập trung cho vay phân khúc mang lại lợi nhuận cao, khiến biên lợi nhuận của các ngân hàng này vượt trội so với nhiều ngân hàng thương mại có vốn nhà nước.

Tuy vậy, nhìn một cách công bằng, có thể thấy, các ngân hàng TMCP tư nhân thời gian qua đã rất linh hoạt trong thay đổi phân khúc khách hàng, danh mục tín dụng, đa dạng hóa nguồn thu, cũng như đổi mới công nghệ, tối ưu hóa bảng cân đối, tiết giảm chi phí hoạt động.

Ở phía ngược lại, ngoại trừ Vietcombank thay đổi mạnh cơ cấu doanh thu (tính đến hết năm 2020, thu nhập phi tín dụng đã chiếm tới chiếm 49,8% tổng thu nhập hoạt động kinh doanh cả năm của Vietcombank), các ngân hàng thương mại nhà nước còn lại đang dựa khá nhiều vào tín dụng.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

(VNF) - Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.