Ngân hàng tăng vốn 'chưa từng thấy'

Võ Quỳnh - 28/06/2018 08:36 (GMT+7)

(VNF) - Ngân hàng ồ ạt tăng vốn với biên độ tính bằng lần. Tuy nhiên chất lượng dòng vốn vẫn cần được kiểm soát chặt chẽ.

VNF
Ngân hàng tăng vốn 'chưa từng thấy'.

Ồ ạt tăng vốn

Kể từ đợt tăng vốn để tuân thủ mức pháp định giai đoạn 2008-2011, thị trường ngân hàng mới ghi nhận một đợt tăng vốn ồ ạt như hiện nay.

Mới nhất, cùng thời điểm niêm yết chứng khoán với mức giá kỷ lục 128.000 đồng/cổ phiếu, Techcombank cho biết sẽ nâng gấp 3 vốn điều lệ lên mức 35.000 tỷ đồng, dự kiến thực hiện trong quý III năm nay. Nếu thành công, ngân hàng của Chủ tịch Hồ Hùng Anh sẽ trở thành nhà băng ngoài quốc doanh có quy mô vốn lớn nhất hệ thống, vượt xa "kỳ phùng địch thủ" VPBank, dù VPBank cũng vừa thông qua kế hoạch tăng vốn tới 70% lên mức 25.200 tỷ đồng.

Các ngân hàng tư nhân khác cũng tích cực tăng cường nội lực, như MBBank đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 18.155 tỷ đồng lên 21.604 tỷ đồng, ABBank muốn tăng vốn gấp đôi lên 10.638 tỷ, OCB tăng 50% lên 7.500 tỷ, SeABank tăng 65% lên 9.000 tỷ đồng...

Có phần trái ngược, các ngân hàng quy mô nhỏ, với vốn điều lệ quanh quẩn mức pháp định khá “bình thản” trước áp lực tăng vốn. Kienlongbank là ngân hàng duy nhất trong hệ thống không có kế hoạch tăng vốn, với vốn điều lệ hiện là 3.000 tỷ đồng. Một số ngân hàng nhỏ khác đã "treo" kế hoạch tăng vốn nhiều năm qua như Saigonbank muốn tăng từ 3.080 lên 4.080 tỷ đồng, BaoVietBank tăng từ 3.000 tỷ đồng lên 5.200 tỷ đồng, VietCapital Bank tăng từ 3.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng, kế hoạch tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng của NCB hay mức tăng tương tự của Nam Á Bank cũng bị đình trệ nhiều năm qua.

Có thể thấy đối với khối ngân hàng ngoài quốc doanh, sự phân hoá ngày càng rõ rệt khi các đơn vị top đầu ngày càng bỏ xa những cái tên xếp sau. Ngân hàng càng lớn thì hoạt động càng tốt và càng dễ tăng vốn. Đương nhiên trừ một số trường hợp ngoại lệ như SCB hay Sacombank. Đây là những ngân hàng dù có vốn điều lệ và tổng tải sản ở quy mô không hề nhỏ, tuy nhiên kết quả kinh doanh èo uột, bắt nguồn từ việc hợp nhất các nhà băng yếu kém trước đây.

Cẩn trọng với chất lượng dòng vốn

Trao đổi với người viết, Tổng giám đốc LienVietPostBank ông Phạm Doãn Sơn nhìn nhận với sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, việc tăng vốn dưới hình thức góp vốn mới hiện đã thực chất hơn nhiều so với giai đoạn 2008-2011. Nguồn tiền góp mới phải được xác minh, qua đó hạn chế đáng kể tình trạng vốn ảo như trước đây.

"Phần lớn các ngân hàng đã lên sàn chứng khoán. Việc minh bạch thông tin giúp nhà đầu tư có hệ quy chiếu so sánh hoàn chỉnh hơn khi đầu tư vào ngân hàng. Và đơn vị nào kinh doanh càng tốt thì càng dễ huy động vốn", ông Phạm Doãn Sơn nhận định.

LienVietPostBank của ông Phạm Doãn Sơn vừa hoàn thành tăng vốn từ 6.460 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng và dự kiến tăng tiếp lên mức 10.368 tỷ đồng trong năm nay, thông qua phát hành gần 287 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu.

Cần nhấn mạnh rằng đây là nhà băng hiếm hoi thực hiện tăng vốn bằng phát hành ra công chúng. Các trường hợp tăng vốn như của Techcombank, VPBank... đều thực hiện dưới hình thức phát hành từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối hoặc thặng dư vốn cổ phần. Chưa đề cập đến tính minh bạch, thì bản thân việc tăng vốn đó nhìn chung không có ý nghĩa nhiều đối với tình trạng tài chính của ngân hàng, do tổng nguồn vốn chủ sở hữu là không đổi. Các tỷ lệ tài chính bởi vậy không được cải thiện.

Đây là diễn biến đáng chú ý khi thời hạn áp dụng chuẩn Basel II đang đến gần. Các ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro (CAR) lớn hơn 8%. Theo thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc Gia, tổng tài sản quy đổi hệ số rủi ro của toàn hệ thống tín dụng trong năm 2017 tăng 9,3%, trong khi tổng vốn tự có tăng 4,6%. Với chiều hướng tăng trưởng ổn định của tín dụng, thì tăng vốn là yêu cầu bắt buộc, tuy nhiên việc tăng vốn phải đảm bảo thực chất, gia tăng nội lực cho ngân hàng, cần tránh hiện tượng lãi ảo sau đó quy ra thành cổ phần để lấy chỉ tiêu hoặc mang "xả" trên sàn chứng khoán.

"Cửa thoát hiểm" của 3 ông lớn quốc doanh

Về nhóm ba ngân hàng có vốn nhà nước (tạm gọi là ngân hàng quốc doanh) gồm BIDV, Vietcombank và Vietinbank, áp lực tăng vốn còn lớn hơn khối ngoài quốc doanh nhiều khi các tỷ lệ an toàn như cho vay/ huy động (LDR) hay CAR đang "căng như dây đàn".

3 ngân hàng với tổng tài sản gần 3 triệu tỷ đồng luôn ở trong tình trạng "khát vốn" nhiều năm qua. Tuy nhiên không như các ngân hàng ngoài quốc doanh, ngân sách gặp khó khiến Vietcombank, Vietinbank lẫn BIDV (Ngân hàng Nhà nước nắm cổ phần chi phối) không có "cửa" tăng vốn bằng trả cổ tức hay phát hành thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu. Năm 2016 lẫn năm 2017, Bộ Tài chính đã yêu cầu các ngân hàng này phải trả cổ tức bằng tiền mặt.

Bước sang năm 2018, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) cho thấy 3 nhà băng lớn nhất cả nước (chưa tính Agribank) sẽ phải tiếp tục trả cổ tức bằng "tiền tươi thóc thật". Tuy nhiên sức ép gia tăng nguồn lực khiến các ngân hàng cùng cơ quan quản lý phải tìm ra giải pháp.

Ở BIDV, vốn điều lệ trong năm nay dự kiến tăng 28%, tương đương 9.451 tỷ đồng lên 43.638 tỷ đồng, thông qua các hình thức chào bán ra công chúng (hoặc phát hành riêng lẻ), phát hành cổ phiếu ESOP, phát hành từ lợi nhuận còn lại, ngoài ra BIDV cũng thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi và phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tháng 3/2018, xuất hiện thông tin Ngân hàng KEB Hana Bank của Hàn Quốc sẽ trở thành cổ đông chiến lược của BIDV. Trong số 3 ngân hàng quốc doanh đang được liệt kê, BIDV là đơn vị duy nhất chưa có cổ đông chiến lược.

Tại Vietcombank - ngân hàng được đánh giá là "khoẻ" nhất toàn hệ thống, Chủ tịch HĐQT Phạm Quang Dũng trong Đại hội đồng cổ đông vừa qua cho biết sắp tới sẽ tiến hành chào bán 10% vốn cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Nếu thành công, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ được nâng lên xấp xỉ 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên nội dung này không được đưa vào Nghị quyết ĐHĐCĐ. Năm ngoái, cũng xuất hiện thông tin Quỹ đầu tư quốc gia Singapore (GIC) sẽ mua 7,7% vốn Vietcombank với giá khoảng 400 triệu USD. Tuy nhiên hai bên sau đó được cho là đã không tìm được tiếng nói chung về mức giá.

Câu chuyện trở nên phức tạp hơn nhiều tại Vietinbank. Khi không như BIDV hay Vietcombank, tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở Vietinbank hiện đã đã chạm trần 30% và không thể chào bán thêm cho nhà đầu tư nước ngoài. Ở ĐHĐCĐ vừa qua, Tổng giám đốc Lê Đức Thọ cho biết dù 5 năm chưa tăng vốn song Vietinbank hiện rất khó để tăng vốn điều lệ. Ngân hàng đã nhiều lần đề xuất tăng vốn bằng phát hành cổ phần trả cổ tức nhưng chưa thành công. Trong bối cảnh như vậy, nhà băng này đang phụ thuộc khá lớn vào vốn cấp 2 để giải quyết tình trạng căng thẳng về nguồn lực trước mắt. Vietinbank vừa công bố phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Năm 2017, Ngân hàng cũng đã phát hành 4.200 tỷ đồng trái phiếu và hiện đã được giải ngân toàn bộ.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

(VNF) - Nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng (TCTD), tránh trường hợp TCTD tăng vốn khi công ty con, công ty liên kết đang hoạt động kém hiệu quả, cơ quan quản lý yêu cầu TCTD phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 3%.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

(VNF) - Trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Y tế, đã nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả của vụ án.

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

(VNF) - Chủ tịch Đỗ Quang Vinh nhấn mạnh việc SHS tăng vốn là để thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đầu tư vào năm 2030. Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng đạt lợi nhuận khoảng 1.600 - 1.800 tỷ đồng vào năm 2025, đồng thời chia cổ tức bằng tiền mặt.

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(VNF) - Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

(VNF) - Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

(VNF) - Ông Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) sẽ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Singapore vào ngày 15/5, thay thế cho cựu Thủ tướng Lý Hiển Long, người đã nắm giữ chức vụ này trong vòng 20 năm.

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

(VNF) - Năm 2023, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 143 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2022.

 '148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

'148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

(VNF) - Theo Chủ tịch HoREA, trong năm 2024, thị trường bất động sản TP. HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc “neo giá cao”.

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

(VNF) - Trong nhiều thập kỷ, các công ty phương Tây đã kiếm bộn tiền nhờ đặt cược vào thị trường tỷ dân của Trung Quốc. Nhưng giờ đây, kinh tế suy thoái và cuộc chiến giá cả nổ ra đã khiến những vụ đặt cược trở nên mạo hiểm hơn bao giờ hết.