Ngân hàng rao bán cả loạt resort, khách sạn để xiết nợ

Mai Hạnh - 27/09/2022 15:05 (GMT+7)

(VNF) - Các ngân hàng liên tục rao bán và hạ giá nhiều tài sản đảm bảo nợ vay là khu du lịch nghỉ dưỡng và khách sạn để thu hồi những khoản nợ xấu giá trị hàng trăm tỷ đồng.

VNF
Nhiều khách sạn đã hạ giá và rao bán nhiều lần chưa thành công.

Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank AMC) vừa thông báo đấu giá toàn bộ khoản nợ của CTCP Đầu tư Xây dựng Thăng Long.

Giá trị ghi sổ của khoản nợ tính đến ngày 9/9/2022 là hơn 156,2 tỷ đồng và 664.500 USD. Tài sản bảo đảm của khoản nợ trên là tài sản hình thành trong tương lai đối với dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng Cúc Phương thuộc xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, gắn liền với thửa đất có diện tích 990.164 m2.

Dự án đã xây dựng nhà tròn trung tâm, nhà hàng, phòng hội thảo, khu chăm sóc sức khỏe; bể bơi trong nhà và ngoài trời, khu trại hè, sân tập golf,; các khu bungalow và khu biệt thự, khu nhà ở cán bộ nhân viên và các hệ thống đường giao thông, điện,  cây xanh cảnh quan... và các phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ. Giá rao bán khởi điểm là hơn 172 tỷ đồng.

Vietcombank cũng mới rao bán khu resort Mỹ Khê (Quảng Ngãi) của Công ty cổ phần Du lịch Quảng Ngãi với giá khởi điểm hơn 30 tỷ đồng. Dự án có diện tích gần 3.700m2, thời hạn sử dụng đất đến năm 2042.

Ngoài khu du lịch nghỉ dưỡng, resort, các ngân hàng cũng rao bán nhiều khoản nợ được thế chấp bằng khách sạn.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cho biết có nhu cầu bán toàn bộ khoản nợ của Công ty TNHH Khách sạn Du lịch Huy Hùng tại VietinBank Nam Thăng Long để xử lý thu hồi nợ vay.

Tổng dư nợ tính đến hết ngày 15/9/2022 là hơn 53 tỷ đồng. Khoản nợ có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là Khách sạn Galaxy River Hotel tại phường Thịnh Đán, TP.Thái Nguyên. Giá trị tài sản là 88,7 tỷ đồng. Giá bán/chuyển nhượng theo thỏa thuận.  

Khảo sát sơ bộ, thời gian VietinBank là ngân hàng có nhiều khoản nợ có tài sản bảo đảm là khách sạn phải rao bán để xử lý

VietinBank Thừa Thiên Huế đang tiến hành các thủ tục bán khoản nợ của Công ty TNHH Doanh Ngân. Tổng dư nợ khách hàng tính đến ngày 19/5/2022 là hơn 178 tỷ đồng. Tài sản thế chấp cho khoản nợ trên là quyền sử dụng đất và công trình khách sạn gắn liền với đất tại số 16 Nguyễn Thái Học, Phú Hội, TP. Huế.

VietinBank Thành An mới đây cũng thông báo rao bán khoản nợ hơn 540 tỷ đồng có tài sản đảm bảo là dự án condotel ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) của Công ty Cổ phần Khách sạn Bến Du Thuyền. Đây là đất xây dựng khách sạn, căn hộ du lịch có thời hạn sử dụng đến năm 2064.

Hồi tháng 7, VietinBank rao bán khoản nợ hơn 116 tỷ đồng có tài sản bảo đảm là khách sạn Phố Núi tại TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Thửa đất trên có diện tích hơn 639 m2. Diện tích xây dựng khách sạn là 511,86 m2, diện tích sàn là hơn 2041 m2. 

Vào tháng 3/2022, VietinBank rao bán tài sản của Công ty TNHH Du lịch Hoàng Phúc, có tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có diện tích 296,8m2 tại tổ 7, phường Sa Pa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Tài sản được xây dựng và khai thác làm khách sạn với số lượng 26 phòng. Giá bán khởi điểm của khoản nợ trên là hơn 25,1 tỷ đồng.

Trước đây, VietinBank từng nhiều lần rao bán khoản nợ của Công ty TNHH Coco City Tour được thế chấp bởi Khách sạn Cây Thông có diện tích 1.250 m2 tại Thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Phúc và 16 xe bus mui trần. 

Một ngân hàng lớn khác là Vietcombank cũng nhiều lần rao bán tài sản đảm bảo là khách sạn Hemera Boutique Hotel, nằm gần bãi biển Mỹ An - Đà Nẵng để thu hồi nợ. Vietcombank từng rao bán khách sạn này với giá khởi điểm 100 tỷ đồng hồi cuối năm 2019 rồi giảm xuống 81 tỷ vào tháng 6/2020, tiếp tục xuống 79 tỷ đồng tháng 9/2020 và lần gần nhất là 74,3 tỷ đồng.

Đại dịch Covid-19 bùng phát trong 2020-2021 đã khiến nhiều doanh nghiệp vận tải, du lịch, nhà hàng, khách sạn tê liệt vì không có khách. Doanh thu thấp, không có dòng tiền dẫn đến nhiều doanh nghiệp trót vay ngân hàng rơi vào tình cảnh mất khả năng trả nợ.

Dù ngành dịch vụ, du lịch đã được nối lại từ đầu năm nay nhưng nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, khách sạn vẫn còn khó khăn, lại phải đối mặt cơn 'bão giá' hoành hành, nhiều chi phí đầu vào đều tăng cao… khiến nhiều doanh nghiệp hết thời hạn cơ cấu lại mà vẫn chưa tìm ra nguồn để trả nợ dẫn đến tài sản đảm bảo bị ngân hàng thanh lý .

Tuy vậy, việc xử lý tài sản đảm bảo của các ngân hàng hiện nay không hề dễ dàng. Nguồn tiền bị siết chặt, thị trường bất động sản trầm lắng với thanh khoản xuống thấp khiến cho việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thêm khó khăn, nhất là những tài sản giá trị lớn. Nhiều tài sản đảo bảo được các ngân hàng giảm giá nhiều lần vẫn không bán được. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons ghi nhận kết quả kinh doanh có phần kém tích cực trong quý I/2024 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều suy giảm so với cùng kỳ năm trước.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

(VNF) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình gói tín dụng “Kết nối nhu cầu – Mở rộng giải pháp” với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm và tổng hạn mức của các gói vay lên tới 5.000 tỷ đồng.

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.