Ngân hàng Nhà nước muốn luật hóa xử lý nợ xấu

Minh Tâm - 30/09/2020 09:55 (GMT+7)

(VNF) - Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho hay sẽ xem xét, nghiên cứu việc luật hóa xử lý nợ xấu. Phó Tổng giám đốc VAMC Đỗ Giang Nam bày tỏ thêm rằng sau thời điểm Nghị quyết 42 hết hiệu lực, nếu không có văn bản thay thế thì có thể làm quá trình xử lý tài sản bảo đảm bị kéo dài, các nhà đầu tư mua, bán nợ xấu nghi ngại về khả năng xử lý các khoản nợ đã mua để thu hồi vốn.

VNF
1

Phát biểu tại Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng Việt Nam 2020, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho biết việc xác định việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong suốt giai đoạn 2016-2020.

"Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Quyết định số 1058 phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 đã tạo ra những dấu ấn rõ nét và chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD", Phó Thống đốc đánh giá.

Đến nay, theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, về cơ bản, các TCTD đã tập trung xây dựng, tích cực triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 để phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra. Chất lượng tín dụng của các TCTD được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát dưới mức 2%. Quy mô, năng lực tài chính, năng lực quản trị, tính minh bạch trong hoạt động của các TCTD được nâng cao hơn.

Cùng với đó, tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng về cơ bản được kiểm soát, xử lý. Công tác thanh tra, giám sát được tăng cường hơn.

Tuy nhiên, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của TCTD.

Đầu tiên là việc nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel II của một số TCTD, nhất là các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước còn khó khăn.

Thứ hai, tiến độ xử lý cơ cấu lại đối với một số TCTD phi ngân hàng có chủ sở hữu/cổ đông lớn là các tập đoàn/tổng công ty nhà nước còn chậm, phụ thuộc vào nội dung phương án cơ cấu lại tổng thể của tập đoàn/tổng công ty nhà nước.

Thứ ba, việc xử lý, thu hồi nợ và tài sản bảo đảm (TSBĐ) của một số TCTD còn khó khăn trong trường hợp TSBĐ cho các khoản nợ bị kê biên, liên quan đến các vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh.

Ngoài ra, một số TCTD vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42; thực hiện quyền áp dụng thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ về thuế khi xử lý TSBĐ và nộp án phí theo bản án, quyết định của Tòa án các cấp… 

Bên cạnh đó, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trong các tháng đầu năm 2020 đã ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến an toàn hoạt động ngân hàng cũng như kết quả cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu toàn ngành Ngân hàng trong giai đoạn 2016-2020.

"Nếu dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế, làm đình trệ sản xuất kinh doanh, rủi ro tín dụng sẽ có xu hướng gia tăng và áp lực nợ xấu sẽ là rất lớn. Do vậy, việc thực hiện mục tiêu về kiểm soát nợ xấu cũng như các mục tiêu khác tại Quyết định 1058 đến cuối năm 2020 là thách thức rất lớn đối với ngành ngân hàng", Phó Thống đốc nhận định.

Thời gian tới, lãnh đạo NHNN cho biết sẽ phối hợp đưa ra các giải pháp để giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc về cơ chế cũng như trong thực tế áp dụng Nghị quyết số 42.

Cùng với đó, xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2021-2025, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính và quản trị điều hành của các TCTD, hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý hiệu quả nợ xấu của nền kinh tế.

Đặc biệt, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho hay sẽ xem xét, nghiên cứu việc luật hóa xử lý nợ xấu nhằm quy định cụ thể về việc xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng.

Liên quan đến vấn đề luật hóa xử lý nợ xấu, ông Đỗ Giang Nam - Phó Tổng giám đốc Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) bày tỏ rằng Nghị quyết số 42 dù đã và đang phát huy hiệu quả, nhưng nghị quyết chỉ mang tính chất thí điểm, có hiệu lực 5 năm kể từ ngày 15/8/2017.

"Do đó, sau thời điểm Nghị quyết 42 hết hiệu lực, nếu không có văn bản thay thế thì có thể làm quá trình xử lý TSBĐ bị kéo dài, các nhà đầu tư mua, bán nợ xấu nghi ngại về khả năng xử lý các khoản nợ đã mua để thu hồi vốn", lãnh đạo VAMC cho hay.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance có giao diện mới

Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance có giao diện mới

(VEF) - Hôm nay, ngày 2/5/2024, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance chính thức có giao diện mới cho trang điện tử tại địa chỉ: https://vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ tốt hơn cho bạn đọc.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Loạt ngân hàng phương Tây nộp 800 triệu EUR thuế cho Điện Kremlin, gấp 4 lẫn trước chiến sự

Loạt ngân hàng phương Tây nộp 800 triệu EUR thuế cho Điện Kremlin, gấp 4 lẫn trước chiến sự

(VNF) - Các ngân hàng phương Tây lớn nhất còn hoạt động ở Nga đã trả cho Điện Kremlin hơn 800 triệu EUR tiền thuế vào năm ngoái, tăng gấp 4 lần so với mức trước chiến sự, bất chấp những lời hứa hẹn sẽ giảm thiểu rủi ro với Moscow.

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

(VNF) - Quyết định đột ngột của CEO Tesla Elon Musk về việc sa thải loạt nhân viên điều hành hoạt động kinh doanh các trạm Supercharger (sạc siêu nhanh) đã khiến nhiều đối tác cảm thấy “hoang mang tột độ”.

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

(VNF) - Sau quyết định mới nhất của Fed, giá vàng thế giới quay đầu tăng mạnh, chạm mốc 2.317 USD/ounce. Nhiều chuyên gia nhận định đà tăng của giá vàng sẽ còn tiếp diễn do nhiều yếu tố hỗ trợ.

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

(VNF) - Sau cuộc họp chính sách mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức cao nhất trong vòng 23 năm khi "cuộc chiến" giảm lạm phát có dấu hiệu trì trệ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, người đứng đầu Fed bác bỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.