Ngân hàng 'ngóng' luật xử lý nợ xấu

Minh Tâm - 29/03/2022 09:05 (GMT+7)

(VNF) - Mặc dù được gia hạn thêm 3 năm nhưng nếu không có giải pháp tháo gỡ thì việc thực hiện Nghị quyết 42 vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến nợ xấu của các TCTD tiếp tục tăng mạnh.

VNF
Ngân hàng 'ngóng' luật xử lý nợ xấu.

Kéo dài Nghị quyết 42 thêm 3 năm

Ngày 15/8/2022, Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ chính thức hết hiệu lực thi hành. Khi đó, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của TCTD sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết 42.

Theo nhận định của Ngân hàng Nhà nước, điều này sẽ tác động lớn đến quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD, của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) cũng như quá trình tái cơ cấu TCTD.

Theo báo cáo của các TCTD, tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2021 đạt trung bình khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2,15 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (trung bình từ năm 2012 – 2017, hệ thống các TCTD xử lý được khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng).

Trước khi có Nghị quyết số 42, nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) và khách hàng trả nợ còn chưa cao. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực, xử lý nợ xấu nội bảng thông qua hình thức khách hàng trả nợ tăng cao. Cụ thể, từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2021, xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết số 42 thông qua hình thức khách hàng trả nợ chiếm 38,93% tổng nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã xử lý, cao hơn nhiều so với tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (trung bình giai đoạn 2012-2017 là khoảng 22,8%).

“Có thể nói, Nghị quyết số 42 đã tạo cơ chế xử lý hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ xấu và xử lý TSBĐ các khoản nợ xấu của TCTD. Về cơ bản, ý thức trả nợ của khách hàng được nâng cao, một số quy định tại Nghị quyết số 42 đã được các TCTD, VAMC áp dụng có hiệu quả trên thực tế”, Ngân hàng Nhà nước cho hay.

Tuy vậy, sau khi xử lý được khối lượng lớn nợ xấu trong năm 2018, 2019, tốc độ xử lý nợ xấu trong năm 2020 và năm 2021 có xu hướng chậm lại, trong đó xử lý nợ xấu theo hình thức khách hàng trả nợ giảm do dịch bệnh Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của khách hàng. Đồng thời, việc xử lý TSBĐ, đặc biệt là TSBĐ bằng bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế cần thời gian để phục hồi và khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu và TSBĐ cần tiếp tục được rà soát, bổ sung và hoàn thiện.

Hiện Ngân hàng Nhà nước đang được giao chủ trì nghiên cứu xây dựng Luật xử lý nợ xấu của các TCTD và dự kiến đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2023. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, việc xây dựng luật về xử lý nợ xấu của các TCTD cần tuân thủ trình tự, thủ tục quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, để ban hành được luật cần nhiều thời gian nghiên cứu, đánh giá, lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Trong khi đó, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2022.

Vì vậy, để tránh tạo ra khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực thi hành và khi chưa ban hành được luật, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất Chính phủ và Chính phủ đã kiến nghị Quốc hội kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 đến ngày 15/8/2025, tức là tăng thêm 3 năm so với thời hạn cũ.

Ngân hàng “ngóng” luật xử lý nợ xấu

Trên thực tế, Nghị quyết 42 sau khi đi vào thực tiễn cũng bộc lộ không ít vấn đề, trong đó nổi bật là những khó khăn, vướng mắc về quy định liên quan đến thỏa thuận về thu giữ trong hợp đồng bảo đảm; khó khăn, vướng mắc do thiếu các quy định liên quan đến xử lý nợ xấu và khó khăn, vướng mắc về xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản. Ngoài ra, hiện nay chưa có quy định cụ thể về các phương pháp thẩm định giá khoản nợ, gây khó khăn cho các bên trong việc lựa chọn mức giá tham khảo làm cơ sở xác định mức giá khởi điểm trong giao dịch mua bán nợ. Những khó khăn, vướng mắc trên chưa được xử lý trong lần gia hạn nghị quyết này.

Đối với các ngân hàng thương mại, 3 năm không phải là thời gian ngắn, nhất là khi một lượng nợ xấu khá lớn đã phát sinh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Trong Công văn số 68-01/2022/TCB-CA ngày 7/3/2022 gửi đến cơ quan quản lý, Techcombank đánh giá Nghị quyết 42 đã khắc phục các khó khăn, vướng mắc, bất cập về pháp lý cho các TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu, tạo cơ chế thuận lợi để các TCTD xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ của các khoản nợ xấu một cách đồng bộ và hiệu quả.

“Mặc dù vậy vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 cần được tháo gỡ, hoàn thiện, do vậy cần thiết phải xây dựng Luật xử lý nợ xấu của các TCTD”, phía Techcombank cho biết.

Theo ngân hàng này, hiện nay Nghị quyết 42 đang chỉ áp dụng với (i) khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15/8/2017 và (ii) khoản nợ được hình thành trước ngày 15/8/2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực (trước ngày 15/8/2022). Như vậy các khoản nợ hình thành sau ngày 15/8/2017 khi trở thành nợ xấu không được áp dụng Nghị quyết 42 để xử lý nợ, gây khó khăn cho TCTD trong việc xử lý các khoản nợ này do các khách hàng, bên bảo đảm cố ý chây ỳ chống đối kéo dài thời gian xử lý.

Ngoài ra, trong hoàn cảnh dịch Covid 19 ảnh hưởng đến kinh tế, gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập của các khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng dẫn đến nợ xấu của các TCTD có thể tăng cao.

Do đó, Techcombank kiến nghị mở rộng phạm vi áp dụng Nghị quyết 42 với tất cả các khoản nợ xấu của TCTD. Tuy nhiên, kiến nghị này chưa được xem xét bởi Chính phủ chỉ đề xuất kéo dài thời hạn của Nghị quyết 42, còn các thay đổi quan trọng về nội dung các quy định sẽ được đưa vào Luật xử lý nợ xấu của các TCTD.

Tương tự như Techcombank, TPBank trong Công văn số 617/CV-TPB.BĐH ngày 7/3/2022 gửi cơ quan quản lý cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung còn vướng mắc về quyền thu giữ TSBĐ, nhưng các đề xuất này cũng sẽ phải đợi đến khi xây dựng Luật xử lý nợ xấu của các TCTD.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng trong 3 năm tới, nếu không có giải pháp tháo gỡ thì việc thực hiện Nghị quyết 42 vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến nợ xấu của các TCTD tiếp tục tăng mạnh. Do đó, cơ quan này mong muốn Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục có các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong thực tiễn xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 để hỗ trợ các TCTD trong công tác xử lý TSBĐ, thu hồi nợ xấu.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất hủy thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% vì mới giải ngân được 3%

Đề xuất hủy thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% vì mới giải ngân được 3%

(VNF) - Gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng mới giải ngân được 3,05% (tương đương khoảng 1.218 tỷ đồng) sau gần hai năm. Số vốn không giải ngân hết, Chính phủ trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn.

VinFast chính thức gia nhập thị trường Philippines

VinFast chính thức gia nhập thị trường Philippines

(VNF) - VinFast Auto công bố sẽ chính thức gia nhập thị trường ô tô điện Philippines từ cuối tháng 5/2024 với các giải pháp di chuyển xanh đa dạng và thông minh.

Thương hiệu điện thoại xa xỉ XOR mở cửa hàng tại Việt Nam

Thương hiệu điện thoại xa xỉ XOR mở cửa hàng tại Việt Nam

(VNF) - Ngày 8/5, thương hiệu điện thoại cao cấp XOR đến từ Anh Quốc chính thức khai trương cửa hàng tại Hà Nội, đánh dấu sự hiện diện tại thị trường ngành hàng xa xỉ Việt Nam.

Cựu Bí thư TP. HCM Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật

Cựu Bí thư TP. HCM Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật

(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành uỷ TP. HCM nhiệm kỳ 2010-2015, trong đó có ông Lê Thanh Hải.

Đề nghị kỷ luật cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Đề nghị kỷ luật cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

(VNF) - Nội dung này được nêu trong thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 41, diễn ra trong các ngày 6-7/5.

HQC: 3 thành viên HĐQT từ nhiệm, có cả vợ và em trai chủ tịch Trương Anh Tuấn

HQC: 3 thành viên HĐQT từ nhiệm, có cả vợ và em trai chủ tịch Trương Anh Tuấn

(VNF) - Bà Nguyễn Thị Diệu Phương vợ của Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân Trương Anh Tuấn và ông Trương Thái Sơn, em trai ông Tuấn bất ngờ muốn rút khỏi HĐQT doanh nghiệp này.

SCG báo lãi quý I tăng 2,5 lần

SCG báo lãi quý I tăng 2,5 lần

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng SCG (HNX: SCG) ghi nhận kết quả kinh doanh quý I/2024 khá tích cực với doanh thu và lợi nhuận cùng tăng trưởng đáng kể.

TikTok thiết lập cuộc chiến pháp lý 'lịch sử' với chính phủ Mỹ

TikTok thiết lập cuộc chiến pháp lý 'lịch sử' với chính phủ Mỹ

(VNF) - TikTok và công ty mẹ Trung Quốc ByteDance mới đây đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ, trong nỗ lực ngăn chặn việc thực thi một dự luật được Washington thông qua vào tháng trước nhằm buộc chủ sở hữu ứng dụng này phải thoái vốn hoặc phải đối mặt với việc bị cấm.

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'

(VNF) - Hôm nay (8/5 theo giờ Mỹ), Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận “nền kinh tế thị trường" cho Việt Nam hay không, theo Reuters.

Toàn tuyến đường Láng - Hà Nội sắp được đầu tư 17.000 tỷ để mở rộng

Toàn tuyến đường Láng - Hà Nội sắp được đầu tư 17.000 tỷ để mở rộng

(VNF) - Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, chi phí GPMB của dự án mở rộng đường Láng lên tới 16.700 tỷ đồng, chiếm gần 97% tổng mức đầu tư.