Ngân hàng dùng lãi lớn 'dồn' cho tăng vốn

Thu Hằng - 21/03/2016 17:05 (GMT+7)

Sau chừng hai năm im ắng, từ cuối năm 2015 đến nay, một số ngân hàng lại tái khởi động kế hoạch tăng vốn điều lệ. Nguồn tăng vốn sẽ được lấy từ lợi nhuận chưa chia, thặng dư vốn… nhằm mở rộng tăng trưởng tín dụng, đầu tư.

Tại mùa ĐHCĐ năm 2016, các ngân hàng như Saigonbank, VPBank, OCB, BacABank… sẽ trình cổ đông xem xét thông qua kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Lại đua tăng vốn nghìn tỷ

Ngày 18/3, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SaigonBank) đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận cho tăng vốn điều lệ từ 3.080 tỷ đồng lên 4.080 tỷ đồng. NHNN cũng duyệt phương án tăng vốn mà ĐHCĐ của Saigonbank đã thông qua vào tháng 9/2015. Quyết định chấp thuận cho SaigonBank tăng vốn thêm 1.000 tỷ đồng có hiệu lực trong vòng 12 tháng.

NHNN cũng yêu cầu Saigonbank thực hiện các thủ tục pháp lý, chế độ thông tin, báo cáo về việc tăng vốn, yêu cầu cổ đông tuân thủ quy định mua cổ phần, giới hạn sở hữu tại ngân hàng… Trường hợp việc phát hành cổ phần dẫn đễn cổ đông sở hữu trên 5% vốn điều lệ trở lên, Saigonbank phải trình NHNN xem xét, chấp thuận theo đúng quy định.

Được biết, hơn 4 năm trước (tháng 9/2011), SaigonBank cũng đã được NHNN chấp thuận cho tăng vốn từ 2.460 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng. Thời điểm đó, cả hệ thống ngân hàng đều rất "nóng" vấn đề tăng vốn, nhất là ba nhà băng nhỏ (SaigonBank, PGBank và BaovietBank) chịu sức ép tăng vốn đủ mức vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng.

SaigonBank đưa ra kế hoạch phát hành riêng lẻ thêm 104 triệu cổ phần (giá trị 1.040 tỷ đồng) để chào bán cho nhà đầu tư trong nước, thưởng cho cổ đông hiện hữu… Tuy nhiên, sau đó, ngân hàng chỉ hoàn thành tăng vốn lên 3.080 tỷ đồng và kế hoạch tăng vốn vẫn "án binh bất động" cho đến nay. Với kế hoạch tăng vốn lên 4.080 tỷ đồng, hiện Saigonbank chưa tiết lộ phương án phát hành cổ phần cụ thể. Tại thời điểm 30/9/2015, ngân hàng này có khoảng 410 tỷ đồng gồm thặng dư vốn cổ phần, các loại quỹ, lợi nhuận chưa phân phối… có thể dùng làm nguồn phát hành cổ phần tăng vốn.

Cuối năm 2015, NHNH cũng chấp thuận cho ba ngân hàng tăng vốn điều lệ gồm: VPBank (tăng thêm 1.100 tỷ đồng, từ mức 8.056 tỷ đồng hiện tại lên 9.181 tỷ đồng), BacABank (tăng thêm 600 tỷ đồng), ngân hàng Phương Đông-OCB (tăng thêm gần 1.000 tỷ đồng, lên mức 4.500 tỷ đồng). Ngân hàng VIB cũng đã tăng vốn thêm hơn 600 tỷ đồng nhờ phát hành cổ phiếu chia thưởng cho cổ đông hiện hữu.

Trong số này, BacABank có lẽ là trường hợp tăng vốn chật vật nhất thời gian qua khi nhiều lần dở dang, không thành. Năm 2016, ngân hàng đặt mục tiêu sẽ tăng vốn từ 4.400 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng theo phương án tăng vốn được ĐHCĐ thông qua.

Theo số liệu từ NHNN, tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong năm 2015 có tăng trưởng lạc quan, tín dụng tăng trưởng hơn 17%, huy động vốn tăng nhanh. Đến giữa tháng 3/2016, nhiều ngân hàng báo cáo có mức tăng trưởng tín dụng trên 20%, thậm chí có nơi tăng rất cao, tới 36-40%… Với những dự báo lạc quan, NHNN cho biết tín dụng toàn hệ thống năm 2016 có thể tăng trưởng 18-20%.

"Khát" vốn cho vay

Các ngân hàng đang có cơ sở thuận lợi để xúc tiến kế hoạch tăng vốn điều lệ nhằm phục vụ cho các mục tiêu tăng trưởng kinh doanh thời gian tới.

VPBank - ngân hàng tỏ ra "sốt ruột" tăng vốn điều lệ nhất hệ thống, liên tục xin ý kiến cổ đông, cơ quan có thẩm quyền để phát hành thêm cổ phần. Các đợt tăng vốn của VPBank diễn ra khá suôn sẻ.

Trong năm 2015, ngân hàng đã phát hành được 74,5 triệu cổ phần ưu đãi cổ tức trong tổng số 112 triệu cổ phần chào bán, nâng vốn điều lệ lên 8.056 tỷ đồng. Mốc vốn mới 9.181 tỷ đồng dự kiến sẽ đạt được vào tháng 1/2016.

Tiếp sau đợt tăng vốn lên 9.181 tỷ đồng, Hội đồng quản trị VPBank vừa có văn bản xin ý kiến cổ đông (sẽ trình ĐHCĐ ngày 28/3/2016) về việc tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng. Theo đó, ngay trong năm 2016, ngân hàng sẽ phát hành thêm 100 triệu cổ phần ưu đãi cổ tức với giá khoảng 27.584 đồng/CP.

Theo giải thích của VPBank, nguồn vốn tăng thêm sẽ dùng để bổ sung cho vốn trung, dài hạn cho các hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, cạnh tranh, an toàn vốn trong giai đoạn 2012-2017.

Đáng chú ý, năm 2015, VPBank có mức tăng trưởng tín dụng cao nhất hệ thống, lên tới 49%, giúp cho lợi nhuận trước thuế đạt 3.096 tỷ đồng và lãi sau thuế 2.395 tỷ đồng (tăng 92% so với năm 2014).

Thời gian qua, VPBank đẩy mạnh cho vay, bảo lãnh vốn cho nhiều dự án có mức đầu tư nghìn tỷ của Vingroup, HBI… Cùng với tín dụng tăng cao, nợ nhóm 3 đến 5 của VPBank cũng "phình" to hơn với dư nợ 3.145 tỷ đồng, chiếm 2,69% dư nợ.

Còn tại SaigonBank, dư nợ cho vay lại giảm 3,19% (giảm 355 tỷ đồng), xuống mức 10.784 tỷ đồng. Song, chứng khoán đầu tư lại tăng thêm 589 tỷ đồng (tăng 27,7%) lên mức 2.717 tỷ đồng… Áp lực tăng vốn xuất phát từ các yêu cầu cải thiện các chỉ số an toàn tài chính, hướng tới tiêu chuẩn quản trị Basel II. Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp mở rộng giới hạn tín dụng cho khách hàng, đầu tư tài sản cố định, góp vốn mua cổ phần, thành lập công ty con, bổ sung vốn cho vay trung dài hạn…

Tuy nhiên, các đợt phát hành tăng vốn ồ ạt, khối lượng lớn sẽ làm pha loãng cổ phiếu đáng kể, giảm giá trị cổ tức thực chất, ảnh hưởng tới quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư. Các kỳ ĐHCĐ gần đây, nhiều cổ đông ngân hàng bày tỏ bức xúc khi ngân hàng báo lãi lớn, nhưng không chia cổ tức cao, hạn chế trả bằng tiền mặt, mà chia bằng cổ phiếu như cách "mượn vốn" một cách dễ dàng.

Theo Thời Báo Kinh doanh
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II đạt 318,8 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Sau 6 tháng, Hoa Sen thực hiện 84% kế hoạch lợi nhuận.

Tỷ phú Trần Bá Dương: Đánh cược vào HNG, cố gắng tránh việc huỷ niêm yết

Tỷ phú Trần Bá Dương: Đánh cược vào HNG, cố gắng tránh việc huỷ niêm yết

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương cho biết ông và Thaco chỉ nắm giữ vài chục phần trăm cổ phần tại HNG nhưng đang đánh cược rất nhiều vào doanh nghiệp này. Ban lãnh đạo HNG sẽ cố gắng tránh việc huỷ niêm yết cổ phiếu, tuy nhiên nếu phải huỷ niêm yết, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố thông tin minh bạch và trở lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện.

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) đã kết lại năm tài chính 2023 với kết quả kinh doanh vượt trội, vượt xa kế hoạch năm đề ra.

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (HoSE: LDG) đã có thêm 1 quý kinh doanh bết bát, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang trong trạng thái lao dốc không phanh.

Đại hội Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa đế chế của Warren Buffett

Đại hội Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa đế chế của Warren Buffett

(VNF) - Ngày 5/4 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway sẽ công bố báo cáo hoạt động quý I/2024 và tổ chức đại hội cổ đông. Đây là cơ hội duy nhất mỗi năm để các cổ đông đặt câu hỏi cho "nhà tiên tri xứ Omaha" Warren Buffett và các cấp phó của ông về hoạt động kinh doanh của công ty.

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

(VNF) - Đây là mức lãi suất người tham gia bảo hiểm được nhận tuỳ thuộc vào kết qủa kinh doanh của các quỹ liên kết chung của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Mức ghi nhận chi trả trong những năm gần đây thường từ 5 - 6%, nhiều thời điểm “cao hơn” mức lãi suất ngân hàng hiện hành.

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

(VNF) - Cuối quý I/2024, Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) đã hợp nhất thành công Công ty Cổ phần Đầu tư Thành phố Vàng. Sự kiện này đã làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc tài sản của HQC.

Gọi vốn 10.000 tỷ đồng, dòng tiền lớn đổ vào bất động sản Thái Nguyên

Gọi vốn 10.000 tỷ đồng, dòng tiền lớn đổ vào bất động sản Thái Nguyên

(VNF) - Trong Quý I/2024, đã có 14 dự án với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có 4 dự án lớn trên 1.000 tỷ đồng. Phần lớn tập trun vào bất động sản đô thị.

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, tác dụng tới đâu?

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, tác dụng tới đâu?

(VNF) - Bất chấp những rủi ro với an ninh năng lượng, Liên minh châu Âu (EU) dự định cấm nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga như biện pháp trừng phạt vì xung đột Ukraine. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng lệnh cấm này sẽ chỉ ảnh hưởng tới ¼ lợi nhuận mà Moscow thu được.

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

(VNF) - Nợ quá hạn gần 30 tỷ đồng tiền thuế, chủ đầu tư ban đầu của tòa nhà Saigon One Tower bị cơ quan thuế cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.