Ngân hàng có ồ ạt tăng vốn khi sắp hết năm?

Thụy Lê - 19/09/2016 13:02 (GMT+7)

Các ngân hàng đang bước vào giai đoạn nước rút tăng vốn điều lệ khi thời hạn kết thúc năm tài chính 2016 ngày càng đến gần. Trong sáu tháng đầu năm nay, tiến độ tăng vốn tại các ngân hàng khá chậm...

Sáu tháng, 13/17 ngân hàng chưa tăng được đồng vốn nào

Theo báo cáo tài chính bán niên 2016 của các ngân hàng, mới có hai trong số 17 ngân hàng có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2016 hoàn thành 100% kế hoạch tăng vốn. Đó là ngân hàng Bắc Á và VPBank.

Tuy nhiên, thực tế thì hai ngân hàng này gần như đã hoàn thành việc tăng vốn lên mức tương ứng là 5.000 tỉ đồng và 9.181 tỉ đồng từ cuối năm 2015, nhưng họ đợi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê chuẩn nên đến năm 2016 mới hạch toán.

Có hai ngân hàng đạt tiến độ tăng vốn khá thấp là Ngân hàng Phương Đông (đạt 31% kế hoạch) và Ngân hàng Quân đội (28% kế hoạch). Cụ thể Ngân hàng Phương Đông tăng thêm được 453 tỉ đồng, lên mức 4.000 tỉ đồng trong khi kế hoạch là 5.000 tỉ đồng. Ngân hàng Quân đội tăng thêm được 312 tỉ đồng, lên mức 16.312 tỉ đồng trong khi  kế hoạch là 17.100 tỉ đồng.

Như vậy còn khoảng 13/17 ngân hàng chưa tăng được đồng vốn nào trong sáu tháng qua.

Áp lực dồn vào các tháng cuối năm

Trong hai tháng gần đây, một số ngân hàng đã bắt đầu công bố những giải pháp để hoàn thành kế hoạch tăng vốn cho năm nay. Đó là thông qua việc phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn hoặc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài.

Ngày 18-8-2016, Ngân hàng An  Bình công bố thông tin phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, với mức tăng thêm là 522 tỉ đồng và chốt danh sách vào ngày 30-8-2016. Như vậy, xem như ngân hàng này đã hoàn thành  kế hoạch tăng vốn lên 5.320 tỉ đồng của năm nay.

Ngày 26-8-2016, Ngân hàng Tiên Phong cho biết sẽ bán 4,99% cổ phần ưu đãi cho đối tác nước ngoài là IFC nhằm hoàn thành kế hoạch tăng vốn lên 5.842 tỉ đồng.

Ngày 29-8-2016, Vietcombank (VCB) công bố thỏa thuận ghi nhớ bán cho nước ngoài. Cụ thể, quỹ GIC (Singapore) có thể hoàn tất thương vụ mua 7,73% cổ phần của Vietcombank vào cuối năm nay. Tiếp đó VCB sẽ phát hành cổ phiếu thưởng 35% theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông đầu năm 2016. Nếu thương vụ với GIC diễn ra suôn sẻ thì có thể nói VCB là một trong số ít ngân hàng đã tăng vốn rất thành công trong năm nay, với mức tăng vốn theo kế hoạch là lớn nhất trong số các tổ chức tín dụng có kế hoạch tăng vốn.

Thực tế việc bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài đang ngày càng khó khăn hơn rất nhiều và rất ít ngân hàng có thể thực hiện thành công. Với lộ trình mở cửa ngành tài chính theo các hiệp định thương mại, các ngân hàng nước ngoài đã được phép thành lập ngân hàng 100% vốn tại Việt Nam.

Cho nên, các tổ chức nước ngoài cũng không nhất thiết phải mua cổ phần của các ngân hàng trong nước. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) cũng có định hướng phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong năm nay nhưng cho đến giờ vẫn chưa thấy thông tin gì về đối tác chiến lược của ngân hàng này.

Trong khi đó, những ngân hàng còn lại khá im ắng về các giải pháp tăng vốn, dù chỉ còn bốn tháng nữa là kết thúc năm tài chính 2016.

Và chuyện tăng vốn cấp 2

Song song với việc tăng vốn điều lệ, các ngân hàng cũng tiến hành tăng vốn tự có cấp 2 thông qua phát hành trái phiếu dài hạn. ACB là ngân hàng đầu tiên hoàn tất phát hành 2.000 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn năm năm vào cuối tháng 6 vừa qua.

Ngoài việc tăng vốn điều lệ "khủng", VCB cũng có kế hoạch phát hành 8.000 tỉ đồng trái phiếu trong năm 2016. Ngân hàng Liên Việt đã được NHNN cho phép phát hành 4.000 tỉ đồng trái phiếu trong năm nay, trong khi Ngân hàng Quốc Dân (NCB) định phát hành 1.000 tỉ đồng trái phiếu kèm chứng quyền.

Một trường hợp đáng lưu ý khác là BIDV. Mặc dù ngân hàng này đã đụng trần giới hạn vốn cấp 2 nhưng giữa tháng 8 vừa qua vẫn phát hành thành công 2.700 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Để làm được điều này, trước đó, vào cuối tháng 4, BIDV đã công bố phương án mua lại hơn 1.711 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 15 năm phát hành vào năm 2006. Như vậy thay vì để đáo hạn vào năm 2021, ngân hàng này đã mua lại sớm trước năm năm để tạo hạn mức cho đợt phát hành trái phiếu mới vào tháng 8 vừa qua.

Phương án mua lại và sau đó phát hành trái phiếu mới của BIDV là khá khôn ngoan, vì theo quy định của NHNN, các trái phiếu được tính vào vốn tự có cấp 2 buộc phải có kỳ hạn trên năm năm tại thời điểm xác định giá trị. Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm - tại ngày đầu tiên của năm - thì giá trị trái phiếu được tính vào vốn cấp 2 theo quy định phải được khấu trừ 20% để đảm bảo đến ngày đầu tiên của năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, giá trị trái phiếu tính vào vốn cấp 2 bằng 0.

Như vậy, nếu không mua lại danh mục trái phiếu đã phát hành từ năm 2006, thì đến năm 2017 trở đi mỗi năm ngân hàng này phải khấu trừ 20% giá trị danh mục trái phiếu trên ra khỏi vốn cấp 2. Vì vậy, BIDV đã thông qua phương án mua lại thời gian đáo hạn năm năm và sau đó phát hành thêm để đảm bảo có thể tính đủ 100% danh mục trái phiếu phát hành vào vốn cấp 2 cho những năm tiếp theo.

Việc tăng vốn của các ngân hàng đang ngày càng cấp thiết hơn bao giờ hết, vừa để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế theo Basel II, vừa để tăng nội lực tài chính khi ngành ngân hàng đang mở cửa dần theo lộ trình hội nhập. Việc tăng vốn cũng giúp ngân hàng có thể đẩy mạnh phát triển kinh doanh mà vẫn đảm bảo các chỉ tiêu an toàn, các giới hạn so với vốn tự có theo quy định của NHNN.

Cụ thể theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ buộc phải giảm từ mức hiện tại 60% về còn 50% từ năm 2017 và xuống 40% vào năm 2018. Vốn tự có là một khoản mục trong nguồn vốn trung, dài hạn của ngân hàng để tính toán tỷ lệ này, do đó ngân hàng nào có vốn tự có càng cao thì sẽ càng giảm được áp lực tăng nguồn tiền gửi trung, dài hạn để đảm bảo tỷ lệ này dưới mức quy định. Thực tế thời gian qua cho thấy một số ngân hàng đã bắt đầu tăng lãi suất huy động đầu vào để tăng vốn huy động nhằm đáp ứng tỷ lệ này.

Theo Theo TBKTSG
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

(VNF) - Nợ quá hạn gần 30 tỷ đồng tiền thuế, chủ đầu tư ban đầu của tòa nhà Saigon One Tower bị cơ quan thuế cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn.

Nợ gấp 2 lần vốn, Petro Miền Trung vẫn để hàng trăm tỷ gửi ngân hàng

Nợ gấp 2 lần vốn, Petro Miền Trung vẫn để hàng trăm tỷ gửi ngân hàng

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư và sản xuất Petro Miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu đạt 500 tỷ đồng, giảm 19 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô Hyundai giảm sốc: Accent rẻ thêm 60 triệu, Custin xuống giá 80 triệu đồng

Ô tô Hyundai giảm sốc: Accent rẻ thêm 60 triệu, Custin xuống giá 80 triệu đồng

(VNF) - Mẫu sedan hạng B Hyundai Accent và MPV đa dụng Custin đang được các đại lý giảm giá bán hàng chục triệu đồng để xả hàng tồn kho.

‘Báo động’ chất lượng tài sản của Khải Hoàn Land

‘Báo động’ chất lượng tài sản của Khải Hoàn Land

(VNF) - Có tới 91,6% tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: KHG) nằm ở các khoản phải thu; 7% khác nằm ở hàng tồn kho và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Cựu Tổng giám đốc Thuduc House và loạt đồng phạm được giảm án

Cựu Tổng giám đốc Thuduc House và loạt đồng phạm được giảm án

(VNF) - Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP. HCM tuyên án đối với 24 trong tổng số 43 bị cáo có kháng cáo bản án sơ thẩm tại phiên xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) và Cục Thuế TP. HCM.

Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bất thành trong năm 2024 dù đã có các chương trình tặng quà, tri ân để thu hút cổ đông.

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HoSE: SCR) ghi nhận mức lãi trước thuế chỉ 7 tỷ đồng. Song so với cùng kỳ năm trước, mức lãi này đã tăng tới 5,3 lần và hoàn thành hơn 43% kế hoạch năm.

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

(VNF) - Theo một báo cáo gần đây trong ngành, trong quý I/2024, việc huy động vốn cho các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm, phản ánh sự suy giảm nguồn vốn kéo dài trong khu vực kể từ khi đại dịch Covid-19 kết thúc.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.

Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

(VNF) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến công du vòng quanh châu Âu trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai bên đạt đến điểm căng thẳng nhất trong nhiều thập kỷ. Được biết, những quốc gia mà ông Tập đi qua đều đang tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc, bất chấp nhiều cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.