'Ngấm đòn' trực diện từ Covid-19, Masco dự tính phải giảm hơn 25% lao động năm 2020

Thanh Thủy - 16/04/2020 07:42 (GMT+7)

Chi phí lương của CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng (Masco) đã giảm 45% hồi tháng 2 vừa qua. Nhưng tương lai, hãng dịch vụ hàng không hoạt động tại ba sân bay lớn ở miền Trung có thể sẽ phải thực hiện đợt cắt giảm nhân sự lớn nhất trong gần 30 năm hoạt động. Bản kế hoạch kinh doanh năm 2020 dự tính số người lao động bình quân giảm gần 170 người.

VNF
Quy mô nhân sự của Masco dự kiến sẽ giảm 26% trong năm 2020

“Thiên nga đen” phá vỡ các kế hoạch

Những ngày cận Tết nguyên đán, CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng (Masco) nhập bổ sung thêm nguyên liệu, hàng hóa... sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh hàng bách hóa, cung ứng suất ăn hàng không. Những kế hoạch vốn được thực hiện hàng năm, không còn phù hợp trong một bối cảnh bất bình thường. Dịch bệnh do chủng mới của virus Corona tấn công đầu tiên vào Trung Quốc, ổ dịch lớn thứ hai được biết đến sau đó là Hàn Quốc. Masco cung cấp suất ăn hàng không chủ yếu trên các chuyến bay tới Trung Quốc (chiếm 60% thị phần), Hàn Quốc, Đài Loan…, nên đã sớm “ngấm” ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ ngày 28/1.

Số nguyên liệu dự trữ sẵn sau đó phải thuyết phục các nhà cung cấp để nhận lại hàng, kèm thêm phần chiết khấu. Một phần nguyên liệu không đàm phán trả lại được Masco dồn về sân bay còn chuyến hoạt động, khoảng 90% lượng nguyên liệu tồn tiêu thụ được.

Kế hoạch đổ bể là câu chuyện của hầu hết các đơn vị kinh doanh khi đối mặt với một biến cố vượt quá dự đoán bình thường, hiếm có nhưng ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế toàn cầu như dịch bệnh lần này. Không chỉ ngắn hạn, mà còn về dài hạn ít nhất năm 2020.

Trong các nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không và dịch vụ liên quan, Masco là doanh nghiệp đầu tiên công bố kế hoạch kinh doanh trình cổ đông thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên dự kiến tổ chức vào cuối tháng 4 tới.

Theo kế hoạch, doanh thu năm 2020 của Masco giảm 47% so với năm 2019 còn 134,5 tỷ đồng. Dù tổng chi phí cũng giảm hơn 80 tỷ đồng nhưng do tốc độ giảm chậm hơn, Masco dự kiến lỗ sau thuế 13,7 tỷ đồng. Trước đó, vào tháng 11/2019, công ty này vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng hơn 7%. Đây cũng là lần đầu tiên Masco phải lên kế hoạch lỗ kể từ khi cổ phần hóa năm 2006.

Trước đó, vào năm 2019, doanh nghiệp dịch vụ hàng không này thu về khoản lãi ròng 15,5 tỷ đồng, tương ứng mức thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu (EPS) 3.197 đồng. Kết quả kinh doanh năm vừa qua tăng nhẹ so với năm 2018. Nhìn lại hoạt động kinh doanh giai đoạn các năm 2014-2017, Masco từng có thời điểm ghi nhận mức EPS vượt mệnh giá cổ phần (10.000 đồng/cp).

Quy mô nhân sự giảm 25% và bài toán cân đối dòng tiền

Cũng theo bản kế hoạch kinh doanh trình cổ đông, Masco dự kiến số lượng lao động bình quân năm 2020 sẽ chỉ còn 467 người, ngang ngửa quy mô nhân sự hồi năm 2013. Với sự thu hẹp lên tới 26,5%, tương đương gần 170 lao động bị cắt giảm, công ty này có thể sẽ phải ghi nhận đợt cắt giảm nhân sự lớn nhất trong gần 30 năm hoạt động.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online,  đại diện Masco cho biết nhu cầu công việc sụt giảm mạnh hai tháng qua buộc công ty phân chia nhân sự làm việc quay vòng, vận động người lao động nghỉ phép, nghỉ không lương. Chi phí tiền lương tháng 2 đã giảm khoảng 45%. Chủ trương của công ty vẫn là giữ nhân sự để sẵn sàng nguồn lực khi bay lại, đặc biệt ở các vị trí đòi hỏi chứng chỉ hành nghề, nhân sự tại các bếp ăn... Ngoài ra, công ty cũng đang tiến hành cơ cấu lại các khoản đầu tư và cắt giảm triệt để các khoản chi phí không cần thiết.

Việc cắt giảm là khó tránh và là tình hình chung của các hãng hàng không và doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ ngành hàng này trên toàn thế giới. Dù hoạt động ở ba mảng kinh doanh, có thêm lĩnh vực vận tải taxi, đây cũng đều là các ngành “ngấm đòn” trực diện từ dịch.

Không chỉ bài toán sao cho bớt lỗ khi gặp cú sốc cầu, cân đối dòng tiền là vấn đề sống còn. Hiện tại, phía Masco cũng đã làm việc với các tổ chức tín dụng để tiếp cận các khoản hỗ trợ tín dụng. Đại diện công ty cho biết các ngân hàng trước mắt đã đồng ý giãn nợ gốc 3 tháng và hạ lãi suất ở các khoản vay cũ 0,5-0,75%/năm. Đồng thời, Masco cũng đã được nâng hạn mức tín dụng nhưng cũng chủ yếu vay thêm để trả lương người lao động.

Công ty cũng dự tính trả chậm cổ tức cho các cổ đông. Theo tờ trình phân phối lợi nhuận dự kiến, Masco vẫn trả cổ tức với tỷ lệ khá cao (25,5%) và toàn bộ bằng tiền mặt, tương đương gần 11 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty  kiến nghị tạm hoãn chi trả trong năm 2020 và ủy quyền cho HĐQT quyết định thời gian thích hợp khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát và hoạt động sản xuất của ngành hàng không được phục hồi.

Vietnam Airlines là cổ đông lớn nhất đang sở hữu hơn 36% vốn , ngoài ra, CTCP Xây dựng điện VNECO 1 cũng đang nắm giữ trên 6% vốn điều lệ.

Giải thích thêm, Chủ tịch HĐQT Hồ Quang Tuấn cho biết một số khoản công nợ phải thu chưa thu hồi ngay được. “Các khách hàng là các hãng hàng không nước ngoài khó khăn và xin hoãn thanh toán các khoản nợ đến khi hết dịch. Các hãng hàng không trong nước cũng gián đoạn các khoản thanh toán công nợ mà Masco đã cung ứng”, báo cáo của công ty cũng nêu. Ngoài ra, một phần nguồn vốn ngắn hạn của công ty cũng đã được sử dụng để đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị khi công ty không vay được vốn dài hạn từ ngân hàng.

Chờ ngày nối lại những tuyến bay

Hoạt động cung cấp suất ăn của Masco phụ thuộc chính vào các chuyến bay quốc tế  do phần lớn các chuyến nội địa từ khu vực miền Trung có thời gian bay khá ngắn. Tự nhìn nhận năm 2020  là giai đoạn “sẽ gặp nhiều khó khăn”, nhưng HĐQT đánh giá công ty “có khả năng phục hồi” và “phát triển mạnh mẽ” từ năm 2021. Còn quá sớm để nói về thời điểm những tuyến bay quốc tế được nối lại, nhưng các quốc gia kiểm soát sớm được dịch bệnh sẽ có lợi thế ở giai đoạn hồi phục. Trung Quốc  và Hàn Quốc là những quốc gia bị ảnh hưởng đầu tiên nhưng đến nay đều đã khống chế được dịch ở mức độ nhất định, cũng như dần chạy lại guồng quay kinh tế. 

Một trong các nhiệm vụ mà Masco đề ra cho năm 2020 là tập trung cho nội bộ, từ rà soát cơ cấu tổ chức đến cải cách chế độ tiền lương, hệ thống quản lý. Kế hoạch đầu tư của Masco trong năm 2020 vẫn đang dự trù việc thực hiện dự án nhà chế biến suất ăn Đà Nẵng, tổng mức đầu tư 93,88 tỷ đồng. Đây là dự án mà công ty đã trình cổ đông thông qua phương từ Đại hội năm 2017, 2018 nhưng chưa thực hiện được do đang phải chờ Bộ giao thông vận tải phê duyệt và ban hành quy chế liên quan đến việc quản lý đầu tư xây dựng công trình tại các cảng hàng không. Phía công ty cho biết trong trường hợp chủ trương phê duyệt cấp đất của cơ quan quản lý, Masco sẽ triển khai phát hành cổ phiếu tăng vốn ngay như phương án từng trình từ các năm trước.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Để có đủ vốn xây dựng Vành đai 4 - TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi ý, chúng ta có khả năng tách dự án này riêng ra không, đừng đặt vào trong ngân sách chung quốc gia. Ví dụ như cho phát hành trái phiếu riêng của dự án này. Các tỉnh đi vay, sau này các tỉnh tự trả lại.

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với  chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

(VNF) - Do lỗi đánh máy trên trang web của Cartier, đôi bông tai bằng vàng nạm kim cương trị giá 13.600 USD đã được một vị khách hàng may mắn mua lại với giá chỉ 13 USD.

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

(VNF) - Thế giới tuần qua ghi nhận những thông tin đáng chú ý về thiên tai tại Trung Quốc và Brazil. Bên cạnh đó là những tin tức kinh tế "nóng" từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

(VNF) - Ngày 4/5 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã tổ chức buổi công bố kết quả kinh doanh và đại hội cổ đông, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trên toàn thế giới.

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.