'Nên bỏ trần lãi suất khi đã kiểm soát được lạm phát'

Bình Anh (tổng hợp) - 06/10/2016 23:46 (GMT+7)

(VNF) - Chuyên gia ngân hàng nói lạm phát ở mức thấp là điều kiện thuận lợi để bỏ trần lãi suất mặc dù tại thời điểm nào đó có thể dùng biện pháp, mệnh lệnh hành chính.

Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia vừa có lưu ý các bộ ngành nghiên cứu bỏ trần lãi suất huy động 6 tháng. Xung quanh vấn đề này, chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu đã bày tỏ quan điểm ủng hộ. Ông nói:

"Tôi rất ủng hộ đề xuất này. Thực tế, cách đây rất nhiều năm, tôi đã khuyến nghị về việc cần phải thả nổi lãi suất, đặc biệt khi lạm phát năm ngoái ở mức thấp, là điều kiện thuận lợi để bỏ trần lãi suất nhưng chúng ta vẫn chưa tiến hành. Tại một thời điểm nào đó có thể dùng biện pháp, mệnh lệnh hành chính nhưng khi lạm phát đã được kiểm soát thì nên bỏ trần.

Nếu đến bây giờ mới tính toán đến việc bỏ trần lãi suất là hơi muộn. Bởi trong vài năm qua, việc áp dụng trần lãi suất khiến một vài ngân hàng tìm cách lách trần, chi ngoài vượt quy định nhằm "chăm sóc khách hàng", dẫn tới những vụ kiện đình đám vừa qua trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên, muộn còn hơn không. Đây là thời điểm thuận lợi để chúng ta xem xét nghiêm túc hơn để thực hiện sớm.

Vậy đâu là lý do nên bỏ trần lãi suất? Thứ nhất, lạm phát đã được kiểm soát tốt. Trong thời kỳ lạm phát cao, ngân hàng trung ương thường bị đẩy vào tình thế phải sử dụng triệt để lãi suất - một trong những công cụ trọng yếu của chính sách tiền tệ để kềm chế lạm phát. Lãi suất cao sẽ hạn chế tín dụng và giới hạn cung tiền chảy vào lưu thông. Ngược lại, lạm phát thấp sẽ tạo điều kiện cơ bản cho lãi suất huy động giảm.

Trên cơ sở lãi suất huy động thường cao hơn tỷ lệ lạm phát khoảng 2% và lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động khoảng 2-3%, tỷ lệ lạm phát là điều kiện cần thiết để giảm lãi suất huy động và cho vay. Nhưng để thị trường tài chính ổn định, lãi suất không những phải thấp mà phải là lãi suất do cung cầu ấn định, không thể do ý chí và mệnh lệnh hành chính của cơ quan quản lý chính sách tiền tệ. Đồng nghĩa là lãi suất phải được thả nổi, cả huy động và cho vay.

Trường hợp điển hình trên thế giới về việc điều hành chính sách lãi suất theo kiểu này là Hoa Kỳ. Cục Dự Trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều hành lãi suất thị trường một cách gián tiếp: Hội đồng thị trường mở (FOMC) mỗi năm họp tám lần và tại mỗi phiên họp, Hội đồng định lãi suất mục tiêu cho vốn tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, gọi là Fed Funds Overnight.

Sau đó Fed thông qua những hoạt động mua bán trên thị trường mở (Open Market) và những công cụ khác của chính sách tiền tệ như lãi suất chiết khấu (discount rates) và dự trữ bắt buộc để hướng lãi suất Fed Funds Overnight xoay quanh lãi suất mục tiêu.

Trên thị trường tài chính, các định chế tài chính sẽ đưa ra những mức lãi suất huy động và cho vay cạnh tranh nhưng dựa trên cơ sở của Fed Funds Interest Rates. Với cách thức này, Fed tìm cách điều chỉnh lãi suất trên thị trường một cách gián tiếp qua những công cụ của chính sách tiền tệ chứ không can thiệp vào thị trường lãi suất qua mệnh lệnh hành chính như áp đặt trần lãi suất.

Tại Việt Nam, với lạm phát trong vòng kiểm soát và NHNN có đủ công cụ để điều chỉnh lãi suất mục tiêu một cách gián tiếp, đây là thời điểm thuận lợi để áp dụng lãi suất thả nổi.

Thứ hai, từ nhiều năm nay, chúng ta áp dụng lãi suất trần cho huy động vốn, với mục đích khống chế các ngân hàng huy động vốn với lãi suất cao và từ đó đẩy lãi suất cho vay lên cao, ảnh hưởng tới việc hấp thụ vốn vay của các thành phần kinh tế và cuối cùng gây bất ổn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế là nhiều ngân hàng đã tìm cách vượt trần bằng nhiều cách, bao gồm cả việc chi cho khách hàng gửi tiền ngoài sổ sách và những chương trình khuyến mại tốn phí.

Trong tình huống này, các ngân hàng tạo ra lợi thế cạnh tranh không phải bằng lãi suất được niêm yết chính thức và chất lượng phục vụ khách hàng, mà một số đã tạo ra lợi thế cạnh tranh từ việc "đi đêm" với khách hàng, triệt tiêu cạnh tranh lành mạnh và minh bạch.

Cho đến khi nào thị trường còn phải đối diện với sự bất bình đẳng và cạnh tranh không lành mạnh, chừng đó ngành ngân hàng Việt Nam chưa thực sự đi vào một nền kinh tế thị trường trong suốt và lành mạnh, với những thông tin minh bạch về giá cả (lãi suất). Có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, mệnh lệnh hành chính thay vì ổn định thị trường, đã làm méo mó thị trường và cần phải gỡ bỏ".

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

(VNF) - Nội dung này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh trong thông báo kết luận về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.