NATO: Trung Quốc không phải kẻ thù mới nhưng cần hành động cứng rắn

Thanh Tú - 10/06/2020 16:10 (GMT+7)

(VNF) - Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg khẳng định liên minh quân sự này không coi Trung Quốc là kẻ thù mới tuy nhiên ông cho rằng NATO cần hành động cứng rắn để có thể đương đầu với cách hành xử “bắt nạt và áp bức” của Bắc Kinh.

VNF
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg.

Ngày 10/6, trong bài diễn văn quan trọng đề ra “tầm nhìn 10 năm của NATO”, Tổng Thư ký Jens Stoltenberg đánh giá Trung Quốc là mối đe dọa đối với các xã hội mở và tự do cá nhân.

“Sự trỗi dậy của Trung Quốc về cơ bản đang làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu, gia tăng sức nóng của cuộc chạy đua giành ưu thế về kinh tế và công nghệ… Họ (Trung Quốc) đang ngày càng tiếp cận gần hơn trên không gian mạng. Chúng ta thấy Trung Quốc ở Bắc Cực, châu Phi, trong (các dự án) đầu tư cơ sở hạ tầng then chốt. Tất cả những điều này đang gây hậu quả an ninh cho các đồng minh NATO”, ông Stoltenberg nhấn mạnh. 

Trước đó, phát biểu trong cuộc họp trực tuyến tại Brussels (Bỉ) ngày 8/6, ông Stoltenberg đã kêu gọi 30 thành viên của NATO bảo vệ trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ và đấu tranh cho dân chủ giữa những thách thức từ Nga và Trung Quốc.

Ông Stoltenberg nói trong khi Nga tiếp tục phát triển các loại vũ khí mới, bao gồm một tên lửa tầm trung gần đây, thì "sự trỗi dậy của Trung Quốc về cơ bản đang làm thay đổi cán cân sức mạnh toàn cầu", và sự lây lan của virus corona đã làm gia tăng căng thẳng an ninh.

Người đứng đầu NATO lưu ý rằng Trung Quốc là nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới và đang đầu tư mạnh vào năng lực quân sự hiện đại, bao gồm các tên lửa có thể vươn đến toàn bộ các nước NATO.

Ông Stoltenberg kêu gọi các nhà lãnh đạo cùng xây dựng liên minh này “ngày càng mạnh mẽ hơn bằng cách đảm bảo chắc chắn rằng NATO cũng hoạt động hiệu quả về chính trị như hiệu quả về quân sự”. Ông Stoltenberg cũng cho rằng NATO không nên xem nhẹ sự phát triển của Trung Quốc.

Theo Tổng thư ký NATO, nhìn về năm 2030, các thành viên cần phối hợp sát sao hơn nữa với các nước có cùng tư tưởng như Úc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

Ông nhấn mạnh rằng sự phối hợp này nhằm bảo vệ các luật lệ, thể chế toàn cầu đã giúp các nước an toàn trong nhiều thập niên, thiết lập các quy tắc, tiêu chuẩn trong không gian và không gian mạng, về công nghệ mới và kiểm soát vũ khí toàn cầu, và sau cùng là đứng lên vì một thế giới “được xây dựng trên nền tảng tự do và dân chủ chứ không phải bắt nạt và cưỡng ép”.

Xem thêm >> Nikkei: Áp lực bởi thương chiến Mỹ-Trung, 23 công ty rời Trung Quốc tới Việt Nam

Theo Sputnik
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.