Năng lượng: 'Bài toán khó' của Nhật Bản khi Trung Đông bất ổn

Thuỷ Bình - 28/10/2023 16:36 (GMT+7)

(VNF) - Cuộc xung đột giữa Israel và nhóm Hồi giáo Palestine Hamas đã làm dấy lên mối lo ngại mới ở Nhật Bản, quốc gia phụ thuộc nặng nề vào dầu khí ở Trung Đông.

VNF
Ảnh minh hoạ.

95% dầu thô từ Trung Đông

Nhật Bản, nước mua dầu lớn thứ 4 thế giới, nhập khẩu 95% dầu thô từ Trung Đông.

Trong số 2,75 triệu thùng dầu mỗi ngày (bpd) Nhật Bản nhập khẩu trong tháng 8, Arab Saudi (1,14 triệu thùng/ngày) và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất UAE (1,12 triệu thùng/ngày) là những nhà cung cấp lớn nhất, trong đó Kuwait chiếm 200.000 thùng/ngày.

Mỹ là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhưng chỉ là nhà cung cấp nhỏ cho Nhật Bản, giao 42.000 thùng/ngày trong tháng 8.

Vào thời điểm lệnh cấm vận dầu mỏ của Arab năm 1973, Nhật Bản nhập khẩu 77% lượng dầu từ các nước vùng Vịnh. Sự kiện đó đã gây ra lạm phát trong nước và sụt giảm sản xuất hàng hóa.

Sự phụ thuộc vào dầu thô Trung Đông tăng lên đột biến sau khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, khiến Tokyo quyết định ngừng nhập khẩu dầu của Nga ngay sau tháng 2/2022. Trước đó, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 100.000 thùng/ngày từ Nga - tương đương 4% nhu cầu của nước này.

Nhật Bản cũng là nước nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, được sử dụng để sản xuất điện và cung cấp khí đốt cho thành phố, đồng thời danh mục cung ứng của nước này cân bằng hơn.

Khoảng 40% trong số 5,7 triệu tấn LNG được Nhật Bản nhập khẩu trong tháng 8 đến từ Australia, trong khi 12% đến từ 3 quốc gia Qatar, Oman và UAE.

Nguồn thay thế hạn chế

Do phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung từ Trung Đông, nên khi chiến tranh Israel - Palestine nổ ra tại Dải Gaza, Nhật Bản tỏ ra vô cùng thận trọng, đồng thời phải đối mặt với bài toán khó về việc tìm nguồn cung năng lượng thay thế các nhà cung cấp Trung Đông, đặc biệt là với mặt hàng dầu thô.

Nhìn chung, Tokyo có thể tìm kiếm thêm nguồn cung từ Mỹ hoặc xin phép các quốc gia G7 mà họ là thành viên, để mua dầu thô của Nga trên mức giá trần 60 USD do nhóm đặt ra.

Nhật Bản cũng có thể tìm cách mua dầu trên thị trường giao ngay, mặc dù nguồn cung sẵn có sẽ thắt chặt mạnh đối với tất cả những người mua như vậy nếu các chuyến hàng từ Trung Đông bị gián đoạn.

Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), trong trường hợp nguồn cung bị gián đoạn trong thời gian ngắn, Nhật Bản có thể khai thác nguồn dự trữ khổng lồ của mình, đạt tổng cộng 480 triệu thùng vào cuối tháng 8, tương đương 236 ngày.

Dữ liệu METI cho thấy tồn kho LNG do các công ty điện lực lớn của Nhật Bản nắm giữ, một chỉ số chính về mức tồn kho, ở mức 2,23 triệu tấn tính đến ngày 22/10, cao hơn mức trung bình 5 năm là 2,01 triệu tấn vào cuối tháng 10.

Giảm nhu cầu

Đối với khí đốt tự nhiên, Nhật Bản đã giảm nhập khẩu khi khởi động lại các nhà máy hạt nhân đã đóng cửa sau thảm họa Fukushima năm 2011.

Nhật Bản đã khởi động lại 12 lò phản ứng hạt nhân - một số trong số đó đang được bảo trì theo kế hoạch - với tổng công suất gần 12 gigawatt (GW), trong số 33 lò phản ứng mà Nhật Bản đang xem xét khởi động lại. Mỗi gigawatt điện hạt nhân tương đương với một triệu tấn LNG mỗi năm.

Nhật Bản gần đây cũng đã giảm nhập khẩu LNG bằng cách bổ sung các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió.

Nhìn chung việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba, đang giảm dần.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu xăng dầu của Nhật Bản giảm xuống 3,3 triệu thùng/ngày vào năm 2021 từ mức 4,2 triệu thùng/ngày trong năm 2010, và dự kiến ​​sẽ giảm thêm xuống 2,7 triệu thùng/ngày vào năm 2030, do dân số nước này giảm và nền kinh tế chuyển sang phát thải thấp hơn. 

Nhật Bản cũng có kế hoạch cắt giảm mức sử dụng LNG trong ngành điện xuống 20% ​​vào năm 2030 từ mức 37% vào năm 2019 nhưng đặt mục tiêu tiếp tục nhập khẩu nhiên liệu mà nước này coi là nguồn năng lượng chuyển tiếp.

Xem thêm >> Đồng Yên tụt dốc, Nhật Bản nguy cơ mất vị trí nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào tay Đức

Theo Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: "Sau thời gian khó khăn, đến nay các dự án thuộc chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn với tổng số vốn lên đến 12 tỷ USD như các nhà máy I, II, III, IV,… đang được khởi động trở lại, nhiều dự án sẽ sớm đi vào hoạt động trong thời gian tới".

Bất động sản châu Á hưởng lợi, EU ra phán quyết về tài sản của Nga

Bất động sản châu Á hưởng lợi, EU ra phán quyết về tài sản của Nga

(VNF) - Bất động sản Trung Quốc "đóng băng" đã tạo cơ hội cho nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam và Hàn Quốc; Số phận tài sản của Nga đã được EU định đoạt;... là những tin tức đáng chú ý của thế giới tuần qua.

NHNN yêu cầu SJC thực hiện nghiêm chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử

NHNN yêu cầu SJC thực hiện nghiêm chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử

(VNF) - NHNN yêu cầu SJC thực hiện nghiêm quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử, báo cáo phòng chống rửa tiền, thống kê các giao dịch mua, bán vàng.

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

(VNF) - Tổng cộng có 1.776 xe Mercedes-Benz phải triệu hồi gấp để khắc phục lỗi cầu chì tiềm ẩn gây nguy cơ cháy nổ trên xe. Trong đó có dòng xe ăn khách GLC và C-Class.

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

(VNF) - Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành địa ốc trong năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam vẫn có lãi 45 tỷ đồng, tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ.

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

(VNF) - Theo tờ The Guardian, "đế chế" nhà hàng của Gordon Ramsay lỗ 3,4 triệu bảng Anh (4,2 triệu USD) vào năm 2023, tăng gấp 3 lần so với năm trước đó. Đầu bếp nổi tiếng cho biết các doanh nghiệp đang "đấu tranh để tồn tại" do giá thuê nhà và chi phí thực phẩm tăng cao.

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

(VNF) - Trên thị trường tài chính Việt Nam, dòng vốn phát triển bền vững (ESG) vẫn đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, những hạn chế về nhận thức và thực hành ESG trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang là “nút thắt” chủ yếu khiến dòng chảy này chưa được mạnh mẽ.

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

(VNF) - Chính phủ yêu cầu NHNN xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá vàng. Còn NHNN Chi nhánh TP.HCM yêu cầu chấp hành nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ trong mua, bán vàng miếng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

(VNF) - Nhà toán học lừng lẫy kiêm người sáng lập quỹ đầu cơ định lượng Renaissance Technologies, tỷ phú Jim Simons vừa được xác nhận đã qua đời ở tuổi 86.

Ngân hàng rao bán loạt bất động sản hàng trăm tỷ ở Đà Nẵng

Ngân hàng rao bán loạt bất động sản hàng trăm tỷ ở Đà Nẵng

(VNF) - Nhiều bất động sản có diện tích lớn ở Đà Nẵng đang được ngân hàng rao bán với giá hàng trăm tỷ đồng.