Năm 'khủng khiếp' của thị trường tiền số: Còn lại gì sau dãy domino đã đổ?

Minh Ý - 22/12/2022 07:20 (GMT+7)

(VNF) - Năm 2022 với thị trường tiền số không phải là một thời kỳ đẹp với những niềm vui trọn vẹn. Các sự cố, sự lây lan, sự sụp đổ diễn ra liên tiếp nhanh chóng đến nỗi các nhà đầu tư, vào cuối năm, đã đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về ý nghĩa tồn tại của thị trường này.

VNF
Thị trường tiền số "đỏ lửa" trong năm 2022.

2022 - Năm 'tai ương' cho tiền điện tử

Bitcoin, đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới, đã giảm khoảng 3/4 giá trị kể từ mức đỉnh 69.000 USD được ghi nhận hồi tháng 11 năm ngoái. Chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay, BTC đã khởi đầu năm với ngưỡng 46.000 USD, nhưng giá giao dịch hiện tại của đồng tiền này chỉ dao động quanh ngưỡng 15.000 - 16.000 USD, tức chỉ còn hơn 30% giá trị. 

Không chỉ vậy, giá trị thị trường của 22.000 mã thông báo và tiền số hiện ở mức thấp hơn 1/3 so với ngưỡng 3.000 tỷ USD thị giá hồi tháng 11/2021. Một số mã thông báo đã rơi vào tình trạng "chết lâm sàng", hoặc thậm chí là đã sụp đổ hoàn toàn.

Còn nhớ, vào cuối năm 2021, các chuyên gia thị trường đã đưa ra những dự báo hết sức tươi sáng cho thị trường này, với những giấc mơ về việc áp dụng rộng rãi thể chế chính thống, về việc Bitcoin thay thế vàng như một công cụ phòng ngừa lạm phát của thế giới, cũng như sự chứng thực từ những người có tầm ảnh hưởng như giám đốc Tesla Elon Musk.

Nhưng sau tất cả, năm 2022 giống như một cuộc kiểm tra thực tế đầy phũ phàng với ngành công nghiệp này.

Tiền điện tử không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), mà sự sụt giảm của chúng còn gây ra sự sụp đổ của một loại tiền ổn định có tên là TerraUSD, sau đó tạo ra hàng loạt vụ phá sản trong giới, bắt đầu với các công ty như Celsius và Voyager.

Tuy nhiên, để nói về "cú hích" thực sự khiến dãy domino đổ, phải nhắc tới màn phá sản của sàn giao dịch FTX của Sam Bankman-Fried vào tháng trước.

Không còn niềm tin

Nếu như thời điểm năm 2017, khi BTC sụp đổ một cách ngoạn mục, nhiều nhà đầu tư của thị trường vẫn nuôi hi vọng và dự đoán về sự hồi phục của tiền số, thì năm nay, đến cả những kỳ vọng tươi sáng cũng không còn.

Những "tai ương" của thị trường tiền điện tử trong năm nay gần như đã trở thành bằng chứng sắc bén để các cơ quan quản lý thị trường, những người đã không thể hiện sự ủng hộ với việc hợp pháp hoá tiền số, cho rằng quyết định duy trì khoảng cách với thế giới tiền điện tử là đúng đắn.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) mới đây cho rằng mức tăng khiêm tốn của Bitcoin trong tháng này là một "cơn hấp hối" cuối cùng của thị trường tiền điện tử, trước khi lĩnh vực này "chìm sâu xuống đáy vực".

Thật vậy, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới khó khăn, hàng loạt bê bối về việc gian lận tiền, cho vay không kiểm soát trong ngành công nghiệp tiền điện tử đã khiến mặt trái của lĩnh vực này nhanh chóng bị phơi bày, gây ra những đợt bán tháo từ nhà đầu tư.

Đồng thời, những lùm xùm này cũng đập tan ý tưởng rằng tài chính phi tập trung và tiền điện tử tư nhân có thể hoạt động trong bóng tối của hệ thống ngân hàng truyền thống và phát triển mạnh mẽ.

Giờ đây, khi niềm tin nhà đầu tư dần chạm đáy, các nhà hoạch định chính sách càng ráo riết tìm kiếm một quy định chung cho nền kinh tế kỹ thuật số, một mặt để đảm bảo nền tảng vững chắc cho lĩnh vực này, đồng thời để tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, loại quy định mà các nhà đầu tư cần để cảm thấy an toàn khi giao dịch với các nhà môi giới và sàn giao dịch tiền điện tử, có thể là tính minh bạch hoặc đủ vốn, có thể mất vài tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm để thực hiện.

Lối đi nào trong năm 2023?

Chiến lược gia James Malcolm của UBS chỉ ra mối tương quan ngày càng tăng giữa tiền điện tử và chứng khoán vốn hóa siêu nhỏ của Mỹ như một minh chứng về cách BTC và các mã thông báo khác có thể tồn tại bên lề, như một tài sản thích hợp, đa dạng trong danh mục đầu tư.

“Thật sai lầm khi nói rằng thị trường này sẽ thu nhỏ lại và "chết" hoàn toàn bởi vì có những yếu tố nêu trên. Có lẽ, sẽ có một thị trường tiền điện tử khiêm tốn hơn sẽ tiếp tục phát triển bên lề thị trường tài chính”, ông James nhận định. 

Theo đó, năm 2023 có thể chứng kiến ​​thế giới tài chính truyền thống tận dụng chính sự bất ổn của tiền điện tử để phát triển các lợi ích của riêng họ, ví dụ như nắm bắt các nền tảng và tài sản trong thế giới chuỗi khối, phát hành trái phiếu và cổ phiếu được mã hóa hoặc thậm chí có thể tung ra nhiều loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương hơn.

Theo ông Malcolm của UBS, nhiều khả năng tiền điện tử trong tương lai sẽ trở thành "một sự tiến hoá, một sự phát triển mang tính cách mạng" trong thị trường tài chính. Đương nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc thị trường tiền điện tử sẽ khó mà bùng nổ một cách độc lập như trong những năm vừa qua.

Thay vào đó, nếu được tích hợp dần vào hệ thống tài chính toàn cầu và được phát triển song hành, lĩnh vực tiền số sẽ có được sự ổn định. 

Theo ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, sẽ mất từ 10 - 15 năm để tài sản kỹ thuật số trở thành một xu hướng "thân thiện" hơn với nền kinh tế toàn cầu. 

Xem thêm >> 'Tai ương' chưa kết thúc, thêm công ty khai thác tiền điện tử xin phá sản

Theo Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Làm rõ về tiền điện tử, công bố 'số phận' ngân hàng yếu kém

Làm rõ về tiền điện tử, công bố 'số phận' ngân hàng yếu kém

(VNF) - Khái niệm tiền điện tử lần đầu được định nghĩa theo Nghị định 52 có hiệu lực từ 1/7. Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Chung cư khan hiếm giá lên 200 triệu/m2, TP.HCM vẫn bỏ không 18.000 căn hộ

Chung cư khan hiếm giá lên 200 triệu/m2, TP.HCM vẫn bỏ không 18.000 căn hộ

(VNF) - Bất động sản bất ngờ sụt giảm, khách chùn tay thị trường đứt mạch đi lên; Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?; Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm; Căn hộ D’.Palais de Louis của Tân Hoàng Minh giá cao nhất 219 triệu/m2... là những thông tin được quan tâm trong tuần qua

500.000 tỷ nâng cấp cao tốc: Ngân sách NN không kham nổi, tư nhân sợ rủi ro

500.000 tỷ nâng cấp cao tốc: Ngân sách NN không kham nổi, tư nhân sợ rủi ro

(VNF) - Trong hơn 500.000 tỷ đồng đề xuất nâng cấp cao tốc, trước mắt vốn nhà nước chỉ mới cân đối được hơn 8.000 tỷ đồng, đồng thời cần huy động thêm hơn 18.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tư nhân cho các dự án cấp bách. Điều này được cho là khó “khả thi”, trước những khó khăn vẫn còn tồn tại của các dự án đầu tư theo hình thức PPP

Tổng thống Iran tử nạn, hơn 300 người bị vùi lấp do lở đất ở Papua New Guinea

Tổng thống Iran tử nạn, hơn 300 người bị vùi lấp do lở đất ở Papua New Guinea

(VNF) - Thế giới tuần qua liên tiếp ghi nhận nhiều thông tin tiêu cực liên quan tới vụ rơi máy bay khiến Tổng thống Iran thiệt mạng; nhiễu động máy bay Singapore Airlines gây chết người; lở đất Papua New Guinea chôn vùi hơn 300 người,...

Ví tiền đang cạn: Băn khoăn mua thẻ chăm sóc sức khỏe hay gói bảo hiểm nhân thọ?

Ví tiền đang cạn: Băn khoăn mua thẻ chăm sóc sức khỏe hay gói bảo hiểm nhân thọ?

(VNF) - Trước những khủng hoảng của ngành bảo hiểm nhân thọ, một bộ phận khách hàng có sự dịch chuyển nhu cầu bảo vệ tài chính, từ dài hạn sang ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ trước mắt và phù hợp với tình hình tài chính của gia đình

Trái cây xa xỉ: Dứa giá 400 USD, dâu tây 50 USD/8 quả

Trái cây xa xỉ: Dứa giá 400 USD, dâu tây 50 USD/8 quả

(VNF) - 400 USD là số tiền có thể bỏ ra để mua một hộp trứng cá muối hảo hạng, một chai rượu vang ngon hoặc một bữa ăn đầy đủ tại nhà hàng cao cấp. Thế nhưng, 400 USD cũng là mức chi phải bỏ ra nếu muốn sở hữu trái dứa Rubyglow.

Nhà sản xuất máy bay Trung Quốc Comac đe dọa thế độc quyền của Boeing-Airbus

Nhà sản xuất máy bay Trung Quốc Comac đe dọa thế độc quyền của Boeing-Airbus

(VNF) - Nhà sản xuất máy bay Comac của Trung Quốc đang tích cực làm việc với các quan chức Arab Saudi khi hãng này tìm cách mở rộng thị trường ra khỏi khu vực trong nước và Đông Nam Á, theo Reuters.

Tạm hoãn xuất cảnh Chủ tịch Trung Nam Group, công an truy tìm ông Đặng Tất Thắng

Tạm hoãn xuất cảnh Chủ tịch Trung Nam Group, công an truy tìm ông Đặng Tất Thắng

(VNF) - Chủ tịch Trung Nam Group Nguyễn Tâm Thịnh bị tạm hoãn xuất cảnh, cựu CEO Bamboo Đặng Tất Thắng bị công an truy tìm, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam bị khởi tố, Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế lãnh đạo Ninh Vân Bay… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch TP.HCM thời kỳ mới

Sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch TP.HCM thời kỳ mới

(VNF) - Với quy mô dân số dự kiến đến năm 2050 là 14,5 triệu người và đạt 16 triệu người vào năm 2060, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành đô thị toàn cầu.

Lãi thấp, phí rẻ nhưng thẻ nội địa vẫn lép vế trên 'sân nhà'

Lãi thấp, phí rẻ nhưng thẻ nội địa vẫn lép vế trên 'sân nhà'

(VNF) - Có lãi thấp và phí rẻ hơn thẻ tín dụng quốc tế rất nhiều nhưng tỷ lệ phát hành thẻ tín dụng nội địa còn rất "khiêm tốn". Có 100 triệu dân nhưng lượng phát hành thẻ tín dụng nội địa tại Việt Nam mới đạt hơn 900 nghìn thẻ, chỉ bằng 8% thẻ tín dụng quốc tế.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng của Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng của Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.