Năm 2019 chẳng 'dễ dàng' của các ứng dụng gọi xe: CEO rời 'ghế nóng', đối mặt với những cuộc đình công của tài xế

Duy Vũ - 30/12/2019 08:13 (GMT+7)

Các ứng dụng gọi xe tại thị trường Việt Nam đều tăng trưởng trong năm 2019 nhưng mỗi ứng dụng cũng phải đối mặt với nhiều biến động trong suốt 1 năm qua, trong đó đáng kể rất là sự thay đổi ở các vị trí lãnh đạo.

VNF
Năm 2019 chẳng 'dễ dàng' của các ứng dụng gọi xe: CEO rời "ghế nóng", đối mặt với những cuộc đình công của tài xế

Chỉ trong vòng 1 năm, các ứng dụng gọi xe tại thị trường Việt Nam có hàng loạt biến động nhân sự cấp cao khi hàng loạt CEO rời “ghế nóng”.

Các CEO ứng dụng gọi xe rời "ghế nóng"

Ngày 24/12, ông Trần Thanh Hải rời khỏi vị trí CEO của beGroup – đơn vị sở hữu và phát triển ứng dụng gọi xe "be". CEO sáng lập be rời vị trí ghế nóng này vì lý do cá nhân. Người kế nhiệm ông Hải là bà Nguyễn Hoàng Phương, hiện là Giám đốc vận hành. Dù không còn là CEO nhưng ông Trần Thanh Hải vẫn giữ vai trò là cố vấn chiến lược cho Hội đồng quản trị.

Năm 2019 cũng đánh dấu sự biến động nhân sự lớn đối với ứng dụng Go-Viet. Từ cuối tháng 3/2019, ông Nguyễn Vũ Đức, CEO đầu tiên của GoViet chính thức rời ghế sau gần 1 năm ứng dụng gọi xe này chính thức ra mắt thị trường Việt Nam. Ngoài CEO Nguyễn Vũ Đức, một vài vị trí nhân sự cấp cao khác của GoViet cũng có biến động.

Đến tháng 4/2019, một gương mặt quen thuộc là bà Lê Diệp Kiều Trang được bổ nhiệm vào vị trí CEO Go-Viet. Tuy nhiên, nữ CEO kế nhiệm này cũng rời GoViet chỉ sau hơn 5 tháng tại vị. Hiện, ông Phùng Tuấn Đức, người được biết đến với vai trò là Giám đốc vận hành của GoViet đang giữ vị trí CEO. Ông Đức cũng là một trong những thành viên sáng lập của ứng dụng này.

Ngoài biến động nhân sự tại GoViet và be, năm 2019 cũng chứng kiến một loạt CEO rời vị trí trong đó phải kể đến CEO Nguyễn Xuân Trường của AhaMove sau hơn 3 năm đảm nhận vai trò lãnh đạo hay CEO Nguyễn Trần Thi đồng sáng lập ra Giao Hàng Nhanh cũng rời vị trí.

Cuộc đua trở thành siêu ứng dụng

Không chỉ là các ứng dụng gọi xe thuần túy, đáp ứng nhu cầu di chuyển thường ngày của khách hàng, các ứng dụng gọi xe hiện nay đều đang theo con đường trở thành các “siêu ứng dụng”, từ Grab đến GoViet hay be.

Thực tế thì siêu ứng dụng không chỉ là hướng đi của các ứng dụng tại thị trường Việt Nam mà còn đang là xu hướng trên thế giới. Grab đã sớm tham gia vào hầu hết các lĩnh vực hiện nay và dường như đang thành công nhất.

Grab hiện đang cung cấp dịch vụ di chuyển, giao hàng, giao nhận đồ ăn, thanh toán, đặt khách sạn, tài chính… Trong khi đó, ứng dụng be hiện đã thành công khi triển khai beBike, beCar và beBike, beCar, beRental, dịch vụ tài chính beFinancial và mới nhất là các dịch vụ giao hàng nhanh, chuyển phát. Go-Viet cũng đang đi từng bước thận trọng hơn khi vẫn chưa triển khai các dịch vụ khác ngoài xe hai bánh, giao hàng và giao đồ ăn.
 
Nhưng con đường phát triển thành một siêu ứng dụng rõ ràng đang có những khó khăn và tiềm ẩn những “mối nguy” khi cuộc chạy đua trong thị trường gọi xe cũng như giao đồ ăn, tài chính vốn là những cuộc chiến vô cùng khốc liệt.

be mới đây phải tuyên bố tập trung nguồn lực để củng cố vào mảng vận tải, không chỉ bảo vệ thị phần đã có và đẩy mạnh tăng trưởng trong năm 2020 thay vì đầu tư dàn trải vào các mảng dịch như khác nhau như giao đồ ăn. Trong khi đó, GoViet cũng chưa thể triển khai các dịch vụ xe bốn bánh và tài chính sau hơn 1 năm góp mặt tại thị trường Việt Nam.

Cuộc đình công của các tài xế

Tài xế GoViet đình công

Để thu hút và giữ chân tài xế, khách hàng, các ứng dụng gọi xe đổ tiền vào những chiến dịch khuyến mãi cho khách và tiền thưởng cho tài xế. Các tài xế công nghệ không chỉ “kiếm tiền” từ các cuốc xe, rất nhiều tài xế cày tiền thưởng từ các ứng dụng và coi đây là một trong những nguồn thu chính.

Sau thời gian “đổ tiền” nuôi ứng dụng, các ứng dụng gọi xe liên tục thay đổi chính sách chiết khấu, giá cả cũng như tiền thưởng đối với tài xế. Đây cũng là nguồn cơn dẫn đến những cuộc đình công của tài xế công nghệ khi tiền thưởng "nuôi" các chuyến xe không còn.

Trong năm 2019, cả 3 ứng dụng gọi xe lớn nhất thị trường hiện nay là Grab, GoViet, be đều phải đối mặt với những cuộc đình công từ các đối tác tài xế do sự thay đổi chính sách.

Be cũng đối diện với cuộc đình công đầu tiên từ các đối tác của mình

Giữa năm 2019, nhiều tài xế GrabBike lại tụ tập tại văn phòng Grab (TP.HCM) để phản đối việc Grab tăng mức phí sử dụng ứng dụng (thực chất là thu hộ thuế). Ngay sau đó, Grab đã ngừng thu hộ thuế thu nhập cá nhân đối với các tài xế chạy ứng dụng.

Giữa tháng 7/2019, hàng trăm tài xế GoViet kêu gọi tắt ứng dụng và kéo đến trụ sở công ty tại TP.HCM đình công để phản đối chính sách thưởng mới của GoViet khi cho rằng chính sách này quá khắt khe.

Trong cách tính điểm thưởng mới, thu nhập của tài xế tăng lên nhưng họ phải chạy nhiều cuốc hơn so với trước. Nhiều tài xế cho rằng không thể nào chạy được mức như GoViet mới đề ra.

Ứng dụng gọi xe be cũng đối diện với cuộc đình công của nhiều đối tác tài xế phía Bắc với nguyên nhân cũng xuất phát từ việc thay đổi chính sách điểm thưởng, thuế VAT và thu hộ thuế TNCN. Cũng như Grab, GoViet, thu nhập của tài xế be dựa vào doanh thu thuần và tiền từ điểm thưởng. Gia nhập thị trường sau, chính sách điểm thưởng của be được coi là "rộng rãi" hơn so với hai đối thủ nói trên để thu hút tài xế. Việc điều chỉnh chính sách thưởng của be khiến nhiều tài xế tỏ ra bức xúc. Nhiều tài xế beBike đã kêu gọi đồng nghiệp tắt ứng dụng và tập trung tại trụ sở tiếp đối tác của be để phản đối và yêu cầu lãnh đạo công ty xem xét lại các chính sách mới.

Theo ICTnews
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất hủy thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% vì mới giải ngân được 3%

Đề xuất hủy thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% vì mới giải ngân được 3%

(VNF) - Gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng mới giải ngân được 3,05% (tương đương khoảng 1.218 tỷ đồng) sau gần hai năm. Số vốn không giải ngân hết, Chính phủ trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn.

VinFast chính thức gia nhập thị trường Philippines

VinFast chính thức gia nhập thị trường Philippines

(VNF) - VinFast Auto công bố sẽ chính thức gia nhập thị trường ô tô điện Philippines từ cuối tháng 5/2024 với các giải pháp di chuyển xanh đa dạng và thông minh.

Thương hiệu điện thoại xa xỉ XOR mở cửa hàng tại Việt Nam

Thương hiệu điện thoại xa xỉ XOR mở cửa hàng tại Việt Nam

(VNF) - Ngày 8/5, thương hiệu điện thoại cao cấp XOR đến từ Anh Quốc chính thức khai trương cửa hàng tại Hà Nội, đánh dấu sự hiện diện tại thị trường ngành hàng xa xỉ Việt Nam.

Cựu Bí thư TP. HCM Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật

Cựu Bí thư TP. HCM Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật

(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành uỷ TP. HCM nhiệm kỳ 2010-2015, trong đó có ông Lê Thanh Hải.

Đề nghị kỷ luật cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Đề nghị kỷ luật cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

(VNF) - Nội dung này được nêu trong thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 41, diễn ra trong các ngày 6-7/5.

HQC: 3 thành viên HĐQT từ nhiệm, có cả vợ và em trai chủ tịch Trương Anh Tuấn

HQC: 3 thành viên HĐQT từ nhiệm, có cả vợ và em trai chủ tịch Trương Anh Tuấn

(VNF) - Bà Nguyễn Thị Diệu Phương vợ của Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân Trương Anh Tuấn và ông Trương Thái Sơn, em trai ông Tuấn bất ngờ muốn rút khỏi HĐQT doanh nghiệp này.

SCG báo lãi quý I tăng 2,5 lần

SCG báo lãi quý I tăng 2,5 lần

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng SCG (HNX: SCG) ghi nhận kết quả kinh doanh quý I/2024 khá tích cực với doanh thu và lợi nhuận cùng tăng trưởng đáng kể.

TikTok thiết lập cuộc chiến pháp lý 'lịch sử' với chính phủ Mỹ

TikTok thiết lập cuộc chiến pháp lý 'lịch sử' với chính phủ Mỹ

(VNF) - TikTok và công ty mẹ Trung Quốc ByteDance mới đây đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ, trong nỗ lực ngăn chặn việc thực thi một dự luật được Washington thông qua vào tháng trước nhằm buộc chủ sở hữu ứng dụng này phải thoái vốn hoặc phải đối mặt với việc bị cấm.

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'

(VNF) - Hôm nay (8/5 theo giờ Mỹ), Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận “nền kinh tế thị trường" cho Việt Nam hay không, theo Reuters.

Toàn tuyến đường Láng - Hà Nội sắp được đầu tư 17.000 tỷ để mở rộng

Toàn tuyến đường Láng - Hà Nội sắp được đầu tư 17.000 tỷ để mở rộng

(VNF) - Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, chi phí GPMB của dự án mở rộng đường Láng lên tới 16.700 tỷ đồng, chiếm gần 97% tổng mức đầu tư.