Mỹ tung đòn vào ngành chip, cổ phiếu công nghệ Trung Quốc ‘tụt dốc’

Thuỷ Bình - 10/10/2022 16:53 (GMT+7)

(VNF) - Cổ phiếu của các “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc Alibaba và Tencent cũng như các nhà sản xuất chip đã sụt giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần do các nhà đầu tư lo sợ trước các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới của Mỹ nhằm làm chậm tốc độ tiến bộ công nghệ và quân sự của Bắc Kinh.

VNF
Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc "nếm đòn" ngay sau khi Mỹ công bố các hạn chế xuất khẩu mới.

Trong phiên giao dịch đầu tuần sáng 10/10, cổ phiếu nhóm ngành công nghệ tại Trung Quốc đã chứng kiến những mức giảm mạnh khi tâm lý nhà đầu tư trở nên bất ổn do những hạn chế mới phía Mỹ đặt ra.

Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, cổ phiếu Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế (SMIC) giảm tới 5,23%, trong khi Hua Hong Semiconductor giảm hơn 10% và Công ty vi điện tử Fudan Thượng Hải giảm sâu tới 24,6% chỉ trong phiên giao dịch buổi sáng. Cổ phiếu của công ty nghiên cứu AI Sensetime  và nhà sản xuất thiết bị giám sát Dahua Technology giảm lần lượt 4,4% và 10%.

Cổ phiếu của công ty thương mại điện tử Alibaba và công ty truyền thông xã hội và trò chơi Tencent lần lượt giảm 3,3% và 1,7% trong cùng phiên.

Chỉ số Hang Seng mở rộng giảm 2,49%, trong khi chỉ số Hang Seng công nghệ giảm 3,46%.

Cổ phiếu công nghệ sụt giảm mạnh đã khiến thị trường Trung Quốc đi xuống trong phiên giao dịch đầu tiên sau Tuần lễ Vàng. Shanghai Composite mất 0,39% và Thành phần Thâm Quyến giảm khoảng 1%. Chỉ số CSI 300, theo dõi các cổ phiếu niêm yết lớn nhất ở đại lục, giảm 0,9%. Một chỉ số đo lường các công ty bán dẫn của Trung Quốc (.CSIH30184) giảm gần 6%.

Theo các chuyên gia, các tác động này được coi là hạn chế do thị trường tài chính ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đóng cửa nghỉ lễ.

Hồi cuối tuần trước, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một loạt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip và thiết bị bán dẫn nhằm hạn chế khả năng mua và sản xuất chip cao cấp của Trung Quốc.

Trong số các biện pháp được công bố, có một số biện pháp có hiệu lực ngay lập tức, có thể dẫn đến sự thay đổi lớn nhất trong chính sách của Mỹ đối với công nghệ vận chuyển hàng hóa sang Trung Quốc kể từ những năm 1990.

Theo quy định mới, các công ty Mỹ phải ngừng cung cấp cho các nhà sản xuất chip Trung Quốc thiết bị có thể sản xuất chip tương đối tiên tiến, bao gồm loại chip logic dưới 16 nanomet (nm), chip DRAM dưới 18 nm và chip NAND có 28 lớp trở lên, trừ khi có giấy phép.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà sản xuất chip theo hợp đồng hàng đầu của Trung Quốc là Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) và Hua Hong Semiconductor Ltd, cũng như các nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu được nhà nước hậu thuẫn Yangtze Memory Technologies Co Ltd (YMTC) và Công nghệ bộ nhớ Changxin (CXMT).

Trước khi Washington công bố những hạn chế mới, YMTC và CXMT được coi là những tia hi vọng hàng đầu của Bắc Kinh trong việc thâm nhập thị trường chip nhớ toàn cầu, đối đầu với những gã khổng lồ chip nhớ như Samsung Electronics và Micron Technology.

Các quy tắc cũng bao gồm việc ngăn chặn các lô hàng nhiều loại chip để sử dụng trong các hệ thống siêu máy tính của Trung Quốc, vốn có thể được sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân và các công nghệ quân sự khác.

Một số chuyên gia trong ngành cho rằng lệnh cấm này cũng có thể ảnh hưởng đến các trung tâm dữ liệu thương mại của những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.

Các chuyên gia kỳ vọng các quy định mới sẽ có tác động rộng rãi, “cầm chân” Trung Quốc trong việc phát triển ngành công nghiệp chip và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sản xuất trong nước liên quan tới vũ khí quân sự, trí tuệ nhân tạo, trung tâm dữ liệu và nhiều lĩnh vực khác được cung cấp bởi siêu máy tính và chip cao cấp.

Các nhà phân tích của Citi cho biết: “Các hạn chế của Mỹ có thể khiến việc phát triển các công nghệ chip tiên tiến của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn”.

Các biện pháp kiểm soát mới cũng được công bố vào thời điểm ngành bán dẫn toàn cầu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn do nhu cầu giảm sau những đợt bùng dịch Covid-19 và nhiều nhà sản xuất thiết bị điện tử đều cảnh báo doanh thu thấp hơn kỳ vọng.

Các nhà sản xuất chip Bắc Kinh được kỳ vọng sẽ sớm “nếm mùi” từ những biện pháp mới của Mỹ.

Xem thêm >> Mỹ 'siết' cơ chế xuất khẩu công nghệ chip sang Trung Quốc

Theo CNBC, Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.