Mỹ sắp liệt thêm hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách đen thương mại?

Chu La - 23/11/2020 15:46 (GMT+7)

(VNF) - Sau sắc lệnh hạn chế đầu tư vào 31 công ty Trung Quốc, Mỹ có thể tiếp tục liệt 89 công ty khác vào danh sách đen thương mại vì có quan hệ với quân đội, theo Reuters.

VNF
Công ty Commercial Aircraft Corp. of China Ltd. là hãng sản xuất máy bay quốc doanh của Trung Quốc.

Cụ thể, hãng tin Reuters ngày 23/11 cho biết hãng này có bản sao dự thảo của Bộ Thương mại Mỹ, xác định các công ty Trung Quốc và Nga mà Mỹ coi là "người dùng cuối thuộc quân đội". Đồng nghĩa với việc các công ty Mỹ sẽ phải xin giấy phép nếu muốn bán một số thiết bị công nghệ, linh kiện bán dẫn cho những công ty này.

Điều này nhằm ngăn việc công nghệ Mỹ được bán cho các công ty dân sự nhưng người dùng và hưởng lợi cuối lại là quân đội. Washington cũng muốn nắm rõ hơn những gì đã bán cho các nước khác và ai đang thực sự sử dụng chúng sau nhiều năm buông lỏng quản lý.

Trong dự thảo, Bộ Thương mại Mỹ cho biết việc có thể kiểm soát dòng chảy công nghệ Mỹ đến các công ty bị đưa vào danh sách là "điều quan trọng để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ".

Theo quy định của Mỹ, những công ty được xác định là "người dùng cuối thuộc quân đội" không nhất thiết phải là các đơn vị quân đội mà bao gồm cả các công ty dân sự có các hoạt động hỗ trợ quân đội.

Theo Reuters, danh sách các công ty được liệt kê lần này gồm 89 công ty Trung Quốc và 28 công ty Nga, phần nhiều liên quan tới lĩnh vực không gian.

Cụ thể, trong danh sách có Commercial Aircraft Corp. of China Ltd. (Comac) và Aviation Industry Corp. of China Ltd. (AVIC) của Trung Quốc và Công ty chế tạo Irkut của Nga. Những công ty này đang vận hành mảng kinh doanh sản xuất máy bay và máy bay tư nhân, trong đó một số linh kiện để sản xuất máy bay này đến từ mối liên doanh với công ty Mỹ. Đây cũng được xem là những công ty cạnh tranh với hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ.

Nhiều chuyên gia nhận định, nếu được công bố, danh sách này sẽ làm gia tăng căng thẳng thương mại với Trung Quốc và ảnh hưởng đến các công ty Mỹ bán các linh kiện hàng không dân dụng cho Trung Quốc cũng như các lĩnh vực khác.

Theo Reuters, dự thảo này cần phải được thông qua và gửi đến Văn phòng Đăng ký liên bang trước ngày 15/12 để ban hành.

Hiện phát ngôn viên Bộ Thương mại Mỹ, cơ quan sẽ công bố danh sách, từ chối bình luận, trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chưa có phản ứng chính thức.

Ở động thái liên quan mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/11 đã ký một sắc lệnh cấm các công ty Mỹ đầu tư vào 31 công ty Trung Quốc mà Washington cho rằng thuộc sở hữu hoặc kiểm soát bới quân đội Trung Quốc.

Theo ông Trump, Bắc Kinh đang lợi dụng nguồn vốn của Mỹ để cung cấp tài nguyên và tạo điều kiện phát triển, hiện đại hóa bộ máy quân sự, tình báo cũng như các bộ máy an ninh khác. Điều này giúp Trung Quốc trực tiếp đe dọa lãnh thổ Mỹ và lực lượng an ninh Mỹ tại nước ngoài.

Nhà sản xuất điện thoại thông minh Huawei và Hikvision, một trong những nhà sản xuất và cung cấp thiết bị video giám sát lớn nhất thế giới, đều nằm trong danh sách này.

Ngoài ra, một số tập đoàn lớn khách của Trung Quốc cũng được liệt kê, bao gồm China Telecom và China Mobile, hiện đang được niêm yết trên trên sàn chứng khoán New York.

Cụ thể, sắc lệnh mới, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11/1/2021, ngăn chặn các nhà đầu tư, quỹ lương hưu và những tổ chức khác của Mỹ mua và bán cổ phần của 31 công ty Trung Quốc, vốn bị Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đầu năm nay xác định là do quân đội Trung Quốc hậu thuẫn.

Đồng thời, các nhà đầu tư Mỹ sẽ có hạn chót tới tháng 11/2021 để thoái vốn khỏi các khoản đầu tư bao gồm cổ phiếu của các công ty này.

Đây được xem là sắc lệnh hành pháp đáng chú ý đầu tiên của Tổng thống Trump sau khi truyền thông Mỹ tuyên bố ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden là tổng thống đắc cử hôm 7/11.

Các nhà quan sát cho rằng động thái này cho thấy ông Trump đang tận dụng những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ để gây áp lực với Trung Quốc, ngay cả khi ông đang tập trung vào các vụ kiện liên quan đến gian lận phiếu bầu.

Xem thêm >> Nga cam kết giá vaccine Sputnik-V sẽ thấp hơn các đối thủ phương Tây

Theo Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

(VNF) - Ngày 4/5 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã tổ chức buổi công bố kết quả kinh doanh và đại hội cổ đông, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trên toàn thế giới.

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.