Mỹ ra tay 'cứng rắn', Trung Quốc vội vã giải cứu công nghiệp bán dẫn

Hải Đăng - 15/11/2023 02:28 (GMT+7)

(VNF) - Kim ngạch nhập khẩu thiết bị sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc trong quý III đã tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh các nhà sản xuất của nước này đứng trước nguy cơ mất khả năng tiếp cận thiết bị bán dẫn tiên tiến.

VNF
Số liệu thống kê của tập đoàn thương mại SEMI cho thấy Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới về thiết bị sản xuất chất bán dẫn trong quý II, chiếm 29% doanh số toàn cầu.

Vội vã đặt hàng

Một phân tích của Nikkei về dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy kim ngạch nhập khẩu máy móc và thiết bị sản xuất chất bán dẫn hoặc mạch tích hợp của nước này đã tăng 93% trong quý III vừa qua lên 63,4 tỷ nhân dân tệ (8,7 tỷ USD).

Nhập khẩu thiết bị in thạch bản, một phần quan trọng của quy trình liên quan đến việc hình thành các mẫu mạch ở quy mô nanomet, đã tăng gần gấp bốn lần. Nhập khẩu thiết bị này của Trung Quốc từ Hà Lan đã tăng hơn sáu lần, với phần lớn trong số này có thể đến từ ASML, nơi cung cấp một số thiết bị sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới.

Sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp hạn chế cứng rắn hơn đối với việc xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc vào tháng 10 năm ngoái, Nhật Bản và Hà Lan đã hưởng ứng các biện pháp này.

Tháng 9 vừa qua, chính phủ hai nước này bắt đầu yêu cầu các công ty nộp đơn xin giấy phép xuất khẩu một số thiết bị in thạch bản dùng để sản xuất chip tiên tiến. Có thể mất sáu tháng đến một năm để thiết bị in thạch bản được giao sau khi đặt hàng.

Nhật Bản và Hà Lan thắt chặt các quy định kiểm soát xuất khẩu trong năm nay nhưng Trung Quốc đã tăng cường mua thêm thiết bị chip từ vài năm trước. Nhật Bản là nguồn cung cấp thiết bị chip hàng đầu của Trung Quốc kể từ năm 2019, trong khi nhập khẩu từ Hà Lan đã tăng mạnh kể từ năm 2020.

Ông Masahiko Ishino, nhà phân tích cấp cao tại Viện nghiên cứu Tokai Tokyo, cho rằng “các nhà sản xuất Trung Quốc nhận thấy nguy cơ bị mất khả năng tiếp cận thiết bị bán dẫn tiên tiến, do đó họ đã vội vàng đặt hàng bất kể nhu cầu thực tế ra sao”.

Trung Quốc chiếm 46% doanh số bán hàng của ASML trong quý III, một tỷ trọng lớn hơn nhiều so với mức 14% vào năm 2022. Theo đại diện hãng, họ chỉ bán các máy phù hợp với quy định kiểm soát xuất khẩu dành cho những tiến trình đã trưởng thành. 

Nhập khẩu thiết bị từ Nhật cũng tăng 40% trong quý III với sự gia tăng về thiết bị in thạch bản cũng như thiết bị khắc chip, một sản phẩm đặc biệt của hãng sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất nước Nhật Tokyo Electron.

Nhập khẩu từ Mỹ, nước đầu tiên áp đặt hạn chế xuất khẩu, chỉ tăng khoảng 20%. Thị phần của Mỹ trong nhập khẩu thiết bị sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc đã giảm xuống 9% trong quý III, từ mức 17% vào năm 2021.

Trong khi thị phần của Hà Lan tăng từ khoảng 15% lên 30%, thị phần của Nhật Bản thì giảm từ 32% xuống 25%. Theo các nhà quan sát, việc Nhật Bản và Hà Lan hoán đổi vị trí cho nhau phản ánh nhu cầu đối với máy khắc chip ASML của Trung Quốc tăng vọt.

Nỗ lực tự chủ ngành chip

Khoảng 8 năm trước, Bắc Kinh đã công bố chính sách "Made in China 2025" nhằm tập trung vào các ngành công nghệ cao, coi chất bán dẫn là ưu tiên hàng đầu. Big Fund được ra mắt vào năm 2014 như một phương tiện để đẩy nhanh ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vốn được coi là tụt hậu so với Mỹ, Đài Loan và Hàn Quốc.

Big Fund đã trở thành đơn vị tiên phong trong việc phát triển chất bán dẫn trong nước, đầu tư khoảng 140 tỷ nhân dân tệ (19,2 tỷ USD) vào giai đoạn tài trợ đầu tiên và khoảng 200 tỷ nhân dân (27,5 tỷ USD) tệ trong giai đoạn thứ hai

Dữ liệu của Tianyancha cho thấy tính đến thời điểm hiện tại của năm 2023, Big Fund đã thực hiện ít nhất 10 khoản đầu tư. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của Mỹ đã gây khó khăn cho việc nhập khẩu các loại thiết bị sản xuất chất bán dẫn mới.

Theo các nguồn tin trong ngành, Bắc Kinh đang xem xét giai đoạn đầu tư thứ ba của Big Fund sau khi giai đoạn thứ hai hoàn thành. Nguồn tài trợ trong giai đoạn này có thể đạt 300 tỷ nhân dân tệ (41,2 tỷ USD), vượt qua các mức trước đó.

Xem thêm >> Thừa nhận trần giá dầu ‘vô dụng’ với Nga, phương Tây không thể ngồi yên

Theo Nikkei Asia
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Điểm những dự án ở TP.HCM mở bán hàng nghìn căn hộ, giá 50 - 200 triệu/m2

Điểm những dự án ở TP.HCM mở bán hàng nghìn căn hộ, giá 50 - 200 triệu/m2

(VNF) - Dù thị trường được đánh giá là chững lại, tuy nhiên các chủ đầu tư vẫn chào giá căn hộ dự án mới tại TP.HCM với mức giá từ 50.000.000 đồng/m2 trở lên.

Loạt dự án BĐS ở Quảng Nam được gia hạn tiến độ

Loạt dự án BĐS ở Quảng Nam được gia hạn tiến độ

(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đã ban hàng loạt văn bản điều chỉnh tiến độ thực các dự án bất động sản trên địa bàn địa phương này.

Hình dáng Sân bay Long Thành hiện dần trên công trường bụi đỏ

Hình dáng Sân bay Long Thành hiện dần trên công trường bụi đỏ

(VNF) - Đồng Nai đang chuẩn bị bước vào mùa mưa. Do đó, ở thời điểm cuối mùa khô, với điều kiện thời tiết thuận lợi, các nhà thầu thi công các gói thầu Dự án Cảng hàng không quốc tế (Sân bay) Long Thành đang tăng tốc thi công.

Đấu giá trúng rồi bỏ cọc, có thể bị cấm đấu giá đến 5 năm

Đấu giá trúng rồi bỏ cọc, có thể bị cấm đấu giá đến 5 năm

(VNF) - Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc nâng mức tiền đặt trước chưa xử lý triệt để được tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản mà còn hạn chế số lượng người đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản, nhất là những nhà đầu tư quy mô nhỏ nhưng có tiềm năng.

Bất chấp lệnh cấm, BMW vẫn nhập 8.000 chiếc Mini Cooper có phụ tùng Trung Quốc

Bất chấp lệnh cấm, BMW vẫn nhập 8.000 chiếc Mini Cooper có phụ tùng Trung Quốc

(VNF) - Theo một báo cáo của Thượng viện Mỹ, hãng xe Đức BMW đã nhập khẩu ít nhất 8.000 xe Mini Cooper vào Mỹ với linh kiện điện tử từ một nhà cung cấp bị cấm của Trung Quốc .

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 'Có lúc, chúng tôi đi vay đến 70.000 tỷ'

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 'Có lúc, chúng tôi đi vay đến 70.000 tỷ'

(VNF) - CEO Vinfast, tỷ phú Phạm Nhật Vượng chia sẻ: "Chúng tôi có lúc đi vay đến 70.000 tỷ, không dám chấp nhận thì làm sao có được như bây giờ".

Liên tiếp gặp sự cố, Boeing để lọt hợp đồng lịch sử của Arab Saudi vào tay đối thủ

Liên tiếp gặp sự cố, Boeing để lọt hợp đồng lịch sử của Arab Saudi vào tay đối thủ

(VNF) - Hãng hàng không quốc gia Arab Saudi vừa đặt hàng 105 máy bay của Airbus, ghi dấu hợp đồng lớn nhất từ ​​trước đến nay trong lịch sử hàng không nước này và mang tới một chiến thắng nữa cho đối thủ "sống còn" của hãng hàng không Mỹ Boeing.

Sức khỏe tài chính tốt và động lực để cổ phiếu BSR tăng trưởng

Sức khỏe tài chính tốt và động lực để cổ phiếu BSR tăng trưởng

(VNF) - Năm 2023 được đánh giá tiếp tục là một năm khá thuận lợi cho Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR, sàn UPCOM) trong sản xuất kinh doanh. BSR tiếp tục củng cố động lực cũ, tìm kiếm động lực mới, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và kỳ vọng mã cổ phiếu BSR sẽ tăng trưởng mạnh trên thị trường chứng khoán.

Kinh doanh lao dốc, Siba Group giải thể công ty con làm điện mặt trời

Kinh doanh lao dốc, Siba Group giải thể công ty con làm điện mặt trời

(VNF) - Phương án giải thể Vmeco Đồng Tháp đã được Siba Group đưa ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa qua. Theo đó, doanh nghiệp này sẽ chỉ tập trung phát triển mảng năng lượng thông qua một công ty con duy nhất là Vmeco Bạc Liêu.

BAC A BANK được vinh danh top 10 doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN 2024

BAC A BANK được vinh danh top 10 doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN 2024

(VNF) - Tại sự kiện Diễn đàn Kinh tế Asean vừa diễn ra ở Singapore, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) được vinh danh là Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Asean trực thuộc khuôn khổ giải thưởng ASEAN Award 2024 do các đơn vị, tổ chức thương mại uy tín trong khu vực đăng cai tổ chức.