Muốn nhà đầu tư ngoại mở hầu bao, cần gỡ từ 'nút thắt' hạ tầng

Nhật Bình - 09/09/2017 22:30 (GMT+7)

TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, muốn nhà đầu tư ngoại "mở hầu bao" vào các đặc khu kinh tế thì Chính phủ phải hỗ trợ, đầu tư ban đầu về hạ tầng, đây là vấn đề rất đau đầu, nếu không có quyết tâm, đưa ra đường hướng cụ thế thì chính chúng ta tự đẩy mình vào những vòng luẩn quẩn.

VNF
TS. Phan Hữu Thắng.

Trao đổi về những vấn đề liên quan đến việc xây dựng cơ chế vượt trội nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào các đặc khu kinh tế tại Việt Nam, TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam đã phân tích những rào cản trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, từ đó, cần phải gỡ các nút thắt để tạo một cơ chế thông thoáng, làm bước đệm vững chắc xây dựng đặc khu kinh tế ở Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong.

Ông nói:

"Công thức cho một mô hình đặc khu kinh tế thành công, đó là chính sách phải đặc biệt, hơn hẳn cái hiện có. Vị trí địa lý của một khu kinh tế mở cực kỳ quan trọng, phải thuận lợi trong việc kết nối bằng tất cả các phương tiện. Khu kinh tế đó phải có đủ các tiềm năng bao gồm tiềm năng về tài nguyên, đất đai, nguyên liệu đầu vào, du lịch...

Nguồn nhân lực có bảo đảm nhanh, mạnh, đủ hay không (cả lao động giản đơn và lao động có tay nghề); Các khu vực xung quanh có liên kết được không; Thể chế quản lý nhà nước phải thuận lợi nhất, năng động nhất, công tâm nhất, hiệu quả nhất. Thể chế đó phải khác với tất cả các tỉnh thành phố khác của Việt Nam và nhiều đặc khu kinh tế trên thế giới.

Có đủ cơ sở hạ tầng cứng: điện, nước (phục vụ sản xuất kinh doanh) và cơ sở hạ tầng mềm (dịch vụ); Có chiến lược và mục tiêu rõ ràng của từng khu; Môi trường đầu tư kinh doanh và chính sách ưu đãi có tính cạnh tranh quốc tế.

Quan trọng hơn nữa, muốn nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng thị trường từ đó "mở hầu bao" thì phải đầu tư từ hạ tầng giao thông (sân bay, đường xá,..). Điều này có nghĩa là Chính phủ phải có sự hỗ trợ về đầu tư ban đầu... Đó là những yếu tố tạo nên thành công cho sự phát triển, thu hút của một đặc khu kinh tế. Ngược lại, mô hình thất bại là mô hình không đáp ứng được những nhân tố nêu trên".

- Đâu là những "rào cản" trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các đặc khu kinh tế tại Việt Nam?

Thứ nhất về vị trí: Vân Đồn chưa đáp ứng được; Bắc Vân Phong tạm ổn (gần nhiều thành phố lớn, nhiều cảng); Phú Quốc độc lập, về cơ bản tạm được nhưng lại xa các trung tâm kinh tế phát triển, sân bay có nhưng chưa phát triển hiện đại, các chuyến bay quốc tế ít, chủ yếu là các chuyến bay nội địa, bến cảng lớn chưa có.

Thứ hai, các chính sách cho đặc khu kinh tế tại Việt Nam chưa cạnh tranh và chưa có sự khác biệt so với thế giới. Bởi về nguyên tắc, Việt Nam áp dụng các luật liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong khi các quốc gia khác trên thế giới cũng đã áp dụng giống Việt Nam. Có chăng, những chính sách áp dụng đối với các đặc khu kinh tế của Việt Nam có tiến bộ hơn so với những chính sách đầu tư trong nước như Luật Đầu tư.

Vấn đề giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh, Dự thảo luật cho phép Nhà đầu tư được lựa chọn luật nước ngoài, trong khi các khu kinh tế mở ở nước ngoài đã được lựa chọn luật nước ngoài từ lâu.

Thứ ba, ngành nghề kinh doanh cũng không có gì mới so với ngành nghề các khu kinh tế khác.

Thứ tư, thủ tục đầu tư kinh doanh, UBND của địa phương có đặc khu kinh tế phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt dự án của Thủ tướng Chính phủ. Trong khi Hàn Quốc, Singapore... thực hiện phân cấp toàn diện luôn.

Đối với chính sách sở hữu nhà ở, sử dụng đất đai, Dự thảo Luật mới cho phép thời hạn sử dụng đất tối đa là 99 năm đối với đối với một số ngành, nghề ưu tiên phát triển. Cho phép tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thế chấp tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng nước ngoài.

Tuy nhiên, đây vẫn được coi là một bất cập trong dự thảo do tồn tại nhiều rủi ro khi doanh nghiệp bị phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn mà tài sản đang được tổ chức nước ngoài trưng dụng và sở hữu. Hơn nữa, chính sách này cũng không có gì khác biệt vì nước ngoài cũng làm rồi.

Vân Đồn nhìn từ trên cao.

Về mô hình tổ chức hành chính, có một số ý kiến cho rằng nên phân cấp đặc khu thành một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, tuy nhiên nếu trực thuộc tỉnh quá thì không thể tạo ra sự đột phá, vẫn phải qua một cấp quản lý nữa và đồng nghĩa với việc phải nằm dưới sự quản lý của quy định chung hiện hành, tạo nhiều ràng buộc chứ không còn là yếu tố mở mà các đặc khu kinh tế cần có.

Vì vậy Chính phủ đang xem xét bổ nhiệm trưởng đặc khu riêng, không chịu sự quản lý của cấp tỉnh nữa. Tuy nhiên còn phải thảo luận và trình Quốc hội.

- Vậy chúng ta cần có những đột phá nào về thể chế để thu hút FDI cho phát triển đặc khu kinh tế, thưa ông?

Để cạnh tranh hay hợp tác phát triển, Việt Nam cũng phải bắt kịp xu thế của thế giới, chủ động xây dựng, kiến tạo một mô hình đặc khu kinh tế mới với những thể chế, chính sách vượt trội, môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng, minh bạch. Trong đó, việc xây dựng Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập, phát triển, quản lý và hoạt động của các đặc khu.

Về cơ bản, ý chí chính trị chúng ta đã có, mục tiêu đã xác định đúng hướng, quyết tâm tạo ra sự đột phá của Chính phủ là rất mạnh mẽ. Việc bây giờ cần làm là đưa ra khung chính sách ưu đãi cụ thể dựa trên việc so sánh những gì chúng ta đã có và chưa có so với quốc tế, rút ra kinh nghiệm từ những bài học, thất bại của chính chúng ta và thế giới.

Để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài vào các đặc khu kinh tế của Việt Nam, cần phải xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng như sân bay, đường xá,…hiện đại, đào tạo lực lượng lao động tại các vùng, tỉnh lân cận các đặc khu để chuẩn bị nguồn nhân lực dồi dào cho nhu cầu về nhân công của các doanh nghiệp trong đặc khu kinh tế.

Phú Quốc theo mô hình đặc khu kinh tế là 1 trong 3 khâu đột phá của Kiên Giang trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2016 – 2020.

Đây là một vấn đề rất đau đầu, nếu không có quyết tâm, đưa ra đường hướng cụ thế cũng như lường trước những vấn đề có thể xảy ra thì chính chúng ta tự đưa chúng ta vào những vòng luẩn quẩn.

Ví dụ nếu không quy định tỷ lệ phần trăm số nhà đầu tư được đầu tư vào đặc khu sẽ dẫn đến chênh lệch rất lớn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài; Không quy định bao nhiêu phần trăm nhà đầu tư Trung Quốc, bao nhiêu phần trăm nhà đầu tư Nhật Bản hay Hàn Quốc sẽ dẫn đến mất cân bằng về tỷ lệ các nhà đầu tư nước ngoài tại các đặc khu kinh tế.

Chúng ta cũng phải tính đến việc đưa ra ưu đãi quá hấp dẫn cho các đặc khu so với ưu đãi của các khu vực khác sẽ dẫn đến hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hiện nay sẽ bỏ chỗ cũ để đầu tư vào chỗ mới nhằm hưởng ưu đãi lớn hơn.

- Theo ông, những điều kiện thông thoáng nhằm thu hút đầu tư của các đặc khu kinh tế nước ngoài đặt ra những thách thức nào đối với các quốc gia đi sau như Việt Nam?

Áp lực cho Việt Nam hiện nay là phải làm sao để những cơ chế phát triển đặc khu kinh tế phải vượt trội hơn, phải đặc biệt hơn mới có thể thu hút được dòng vốn nước ngoài. Trong khi đó, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có gì gọi là đột phá khác biệt so với các nước trên thế giới.

Mặc dù vậy, lợi thế mà Việt Nam đang có là thị trường mới nổi, có nhiều tiềm năng về công nghiệp công nghệ cao, du lịch nghỉ dưỡng, có cơ chế chính sách mở đối với sở hữu nhà ở và BĐS đối với người nước ngoài.

Chúng ta là nước đi sau, đó cũng là cơ hội để chúng ta rút ra được nhiều bài học từ các mô hình thất bại và thành công trên thế giới.

- Việc thực hiện miễn thuế tại các đặc khu kinh tế, liệu Việt Nam có thể thực hiện được không, thưa ông?

Thực hiện ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư khi đầu tư vào đặc khu kinh tế là có thể thực hiện được nếu Việt Nam thực sự muốn đột phá.

Tuy nhiên, theo tôi nên ưu đãi nhưng ở một mức nhất định vì mình không phải nhà giàu. Cái quan trọng là phải "cởi trói" mọi thủ tục hành chính, tạo môi trường sống và kinh doanh tốt, chính sách thông thoáng, ổn định và có thể tiên liệu được, chuẩn bị mọi bước đệm cho việc xây dựng đặc khu kinh tế.

Theo Reatimes
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Theo Công ty cổ phần Lê Phan Resort chủ đầu tư dự án Khu du lịch biển Lê Phan đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc quyết toán và hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án trên.

Doanh thu cả năm 2023 tại Mỹ của VinFast đạt 159 tỷ đồng

Doanh thu cả năm 2023 tại Mỹ của VinFast đạt 159 tỷ đồng

Trong khi đó, doanh thu tại thị trường Việt Nam đạt gần 28.000 tỷ đồng.

GP.Invest 'bắt tay' Đầu tư Nam Sơn làm khu đô thị 1.240 tỷ tại Lạng Sơn

GP.Invest 'bắt tay' Đầu tư Nam Sơn làm khu đô thị 1.240 tỷ tại Lạng Sơn

Dự án Khu đô thị Green Garden tại Lạng Sơn sẽ được thực hiện bởi Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Toàn Cầu - Công ty cổ Tư vấn và Đầu tư Nam Sơn.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Những ngày qua, 'Lật mặt 7' tạo nên 'cơn sốt' phòng vé Việt đã giúp Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, sau Trấn Thành.

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đồng ý dừng đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng tại số 8 đường Võ Văn Tần, quận 3 theo hình thức đối tác công - tư (hợp đồng BT); chuyển thành phương thức đầu tư công.

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

(VNF) - Theo chuyên gia, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3 giảm về 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2 cho thấy, mức phục hồi tăng trưởng trong nền kinh tế vẫn chưa thật vững chắc.

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

(VNF) - Chery Malaysia vừa ban hành thông báo triệu hồi đối với 600 chiếc Omoda 5 do liên quan tới vấn đề trục của xe. Được biết, mẫu xe này cũng được lên kế hoạch mở bán tại thị trường Việt Nam, dưới tên gọi Omoda C5.

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

(VNF) - Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.