'Muốn minh bạch phải quản lý được dòng tài sản'

Trần Hà - 01/03/2020 08:03 (GMT+7)

Tham nhũng thường xảy ra trong môi trường không minh bạch về tài sản, thu nhập. Do đó, kê khai phải đi đôi với công khai và minh bạch, để quản lý được dòng tài sản chuyển dịch như thế nào của mỗi cán bộ, công chức.

VNF
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội Lê Như Tiến.

Đó là nhận định của nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội Lê Như Tiến xung quanh Dự thảo Nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Phụ thuộc nhiều vào “tính tự giác”

- Một nhận xét đã được nhắc đến nhiều trong thời gian qua, đó là việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức vẫn nặng tính hình thức. Năm nào cũng có tới hơn 99,9% người kê khai đúng thời hạn, đúng yêu cầu, đúng mẫu, nộp đúng thời hạn… nhưng dường như không tìm ra điều bất thường, phát hiện ra tham nhũng, hoặc xử lý trường hợp kê khai không trung thực. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Ông Lê Như Tiến: Tôi thấy trong thời gian vừa qua, một trong những cách để phòng, chống tham nhũng đó là giải pháp về minh bạch tài sản, cao hơn là kiểm soát tài sản của cán bộ, công chức. Chúng ta cũng đã có trong các văn bản của Luật, các quy định dưới Luật, nhưng đúng là vẫn cảm giác hình thức.

Đến hơn 99% kê khai tài sản đúng đối tượng, thời gian, nộp đúng quy định, đúng văn bản mẫu, nhưng xong rồi thì hầu như các bản kê khai đó đều cất vào tủ của những người quản lý nhân sự hoặc để ở một nơi nào rất khó kiểm soát, kiểm tra.

Trong khi việc kê khai còn phụ thuộc quá nhiều vào tinh thần tự giác, tự chịu trách nhiệm của người kê khai, chỉ phát hiện ra một vài phần trăm kê khai có vấn đề, nhưng khi xác minh lại thấy không có vấn đề gì cả, nên hầu hết không có ai bị phát hiện ra là có tài sản bất minh và tài sản nghi ngờ cả. Trong khi đó, trong cử tri, dư luận xã hội vẫn cho rằng, có rất nhiều quan chức có tài sản bất minh, nhưng kê khai tài sản lại hoàn toàn trong sạch. Dường như có sự kê khai không trung thực, minh bạch ở đây.

Trên diễn đàn Quốc hội, tôi cũng như các đại biểu cũng đã từng nhiều lần kiến nghị, kê khai tài sản thu nhập phải kê khai một cách trung thực, phản ánh trung thực cái diễn biến tài sản của người phải kê khai. Sau nữa là kê khai xong phải công khai, chứ đừng cất vào tủ của cơ quan quản lý cán bộ. Kê khai xong phải niêm yết công khai, sau đó phải có cơ quan thẩm tra, thẩm định lại xem kê khai đó có trung thực, chính xác không. Nhiều khi cứ kê khai rồi là coi như xong, nên không có mấy tác dụng, mấy hiệu quả.

- Với Dự thảo Nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, để cụ thể hóa Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 lần này, nhiều quy định mới đã được đưa ra, ông đánh giá thế nào về các quy định này?

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, rồi Luật sửa đổi năm 2012 có các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập, đến Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 được nâng lên thành các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập. Chúng ta đã tiến một bước từ minh bạch tới kiểm soát và đề ra được một số cơ chế để kiểm soát tài sản.

Đồng thời, để phòng khả năng nữa là tài sản của người tham nhũng chuyển dịch cho người thân trong gia đình, Luật mới cũng đã thay đổi quan niệm về tài sản tham nhũng. Trước đây nhận định tài sản tham nhũng là tài sản của người có hành vi tham nhũng, nhưng nay tài sản tham nhũng là tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng. Nên có thể tài sản không mang tên quan chức, mà mang tên người thân của quan chức nhưng có nguồn gốc từ tham nhũng vẫn bị thu hồi.

Các quy định này triệt để hơn. Nhưng theo tôi, khi kiểm soát tài sản thấy rằng tài sản thực và tài sản kê khai không minh bạch với nhau, phải có giải pháp, chế tài mạnh như cảnh cáo, thu hồi phần tài sản không trung thực, miễn nhiệm công chức, nặng nữa là phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Với các bản kê khai, phải được niêm yết công khai, được một cơ quan có thẩm quyền xác minh xem bản kê khai đấy có chuẩn mực không, có bảo đảm tính xác thực không...

Với Dự thảo cụ thể hóa Luật đang được hoàn thiện lần này tôi thấy có một số quy định rất đáng chú ý, đó là việc lập các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập tại tất cả các bộ, ngành, địa phương có đặc quyền trong việc xác minh ngẫu nhiên khi nghi ngờ về tính trung thực của bản kê khai; công khai, minh bạch bản kê khai…

Về nguyên tắc, việc kê khai đề cao tính tự giác nhưng cũng cần những cơ chế để tố cáo việc kê khai không trung thực, hoặc cơ quan chuyên trách thấy việc kê khai không hợp lý có quyền yêu cầu giải trình. Trường hợp có dấu hiệu cố tình che giấu tài sản, không trung thực, việc lập các tổ công tác tiến hành điều tra, xác minh là rất cần thiết.

Dự thảo Nghị định cũng có các biện pháp chế tài đối với những người kê khai chậm, kê khai không trung thực, không kê khai, cố tình che giấu tài sản sẽ bị chế tài tới mức cao nhất là miễn nhiệm chức vụ đang giữ..., đó là những quy định rất tốt. Tuy nhiên, có một vấn đề tôi vẫn băn khoăn là nếu Thanh tra Chính phủ sẽ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ từ giám đốc Sở trở lên, đây là con số khá lớn, sẽ dẫn đến quá tải, mà nên tính toán để có sự phân cấp phù hợp.

Gắn liền với kiểm soát quyền lực

- Vậy theo ông, với những quy định chi tiết hóa, cần những giải pháp cụ thể nào để việc kê khai tài sản thực chất, qua đó nâng cao hiệu quả công tác chống tham nhũng trong thời gian tới?

Luật có rồi, các quy định dưới luật cũng đang cụ thể hơn bằng các nghị định, thông tư. Nhưng khâu thực hiện, biến các giải pháp, quy định đó thành hiện thực cũng rất quan trọng. Như ai kiểm soát các bản kê khai, phát hiện tài sản tham nhũng phải rõ. Đồng thời, cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan thanh tra, điều tra, tư pháp… để xác minh khi phát hiện sự không trung thực trong kê khai; thu hồi tài sản nếu không chứng minh được nguồn gốc một cách hợp lý, nhanh chóng, tránh tẩu tán.

Cùng với đó, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức cũng rất quan trọng, bởi không ai hiểu cán bộ của mình bằng người đứng đầu. Chính người đứng đầu phải tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát, nắm tình hình về dịch chuyển tài sản của cán bộ dưới quyền mình. Quan trọng hơn nữa là phát huy vai trò tai mắt của Nhân dân, cử tri nơi công tác và nơi cư trú của người có chức vụ, quyền hạn.

Thực tế, tài sản không phải “cây kim sợi chỉ”, khi cán bộ đầu năm có ô tô này, cuối năm lại có thêm ô tô khác; nay có nhà khủng này, mai có biệt thự kia, người dân đều biết hết vì hàng ngày đi về, làm sao có chuyện dân không biết được, có gì họ biết ngay, sinh sống quan hệ thế nào họ biết cả. Chỉ có điều là cần cơ chế tạo điều kiện để những người là tai mắt của phòng, chống tham nhũng thông báo, thông tin lại cho các cơ quan chức năng, để cơ quan chức năng kiểm soát tài sản.

- Nếu làm tốt các quy định này, bắt đầu từ minh bạch trong kê khai, sẽ không còn những câu chuyện bi hài như buôn chổi đót, nuôi heo xây biệt phủ, chạy xe ôm tiết kiệm tiền mua ô tô... trong các bản kê khai tài sản của một số quan chức như trước đây nữa, thưa ông?

Đúng vậy. Theo tôi, Đảng đã khẳng định “không có vùng cấm” trong phòng chống tham nhũng thì tài sản của cán bộ, công chức cũng không phải là ngoại lệ, nó càng phải là những thông tin hàng đầu cần được công khai, minh bạch. Hơn nữa, khi kiểm soát tài sản tốt cũng góp phần vào kiểm soát quyền lực. Bởi quyền lực thường đi đôi với lạm quyền, lộng quyền và chuyên quyền, dễ dẫn đến tham nhũng.

Tham nhũng là có tài sản. Hay nói cách khác, kiểm soát tài sản phải gắn với kiểm soát quyền lực của người có chức, có quyền sẽ phát huy hiệu quả, góp phần lớn vào phòng, chống tham nhũng và tránh được cả những câu chuyện rất khôi hài khi giải trình về nguồn gốc tài sản của một số quan chức như đã từng được đề cập đến.

Theo KTĐT
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons ghi nhận kết quả kinh doanh có phần kém tích cực trong quý I/2024 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều suy giảm so với cùng kỳ năm trước.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

(VNF) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình gói tín dụng “Kết nối nhu cầu – Mở rộng giải pháp” với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm và tổng hạn mức của các gói vay lên tới 5.000 tỷ đồng.

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.