Mục tiêu 2030 Việt Nam có hơn 1.000 thương hiệu quốc gia có xa xỉ?

Nguyễn Minh - 19/12/2019 07:12 (GMT+7)

Năm 2019 giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 12 tỷ USD, tuy nhiên chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam thời gian qua vẫn còn hạn chế nhất định về cơ chế, chính sách, nguồn lực, nhận thức…

VNF
Trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019, Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) được định giá 247 tỷ USD.

Theo thông tin mới nhất từ Brand Finance (tổ chức tư vấn hàng đầu về định giá thương hiệu quốc gia có trụ sở tại Vương quốc Anh), trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019, Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) được định giá 247 tỷ USD (tăng 12 tỷ USD, tương đương 5,4% so với 235 tỷ USD năm 2018) và xếp hạng thứ 42.

Những con số biết nói

Thực tế, trong giai đoạn 3 năm qua, thứ hạng của chương trình thương hiệu quốc gia (Vietnam Value) liên tục được cải thiện, tăng 8 bậc và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh, nhờ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao thành tích xuất nhập khẩu, hỗ trợ thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp cùng những dự báo tích cực về tăng trưởng GDP. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của chương trình Vietnam Value.

Mặc dù Vietnam Value liên tục được cải thiện đáng kể, nhưng ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, trước những yêu cầu của bối cảnh mới, phát triển thương hiệu quốc gia cần chuyển sang một bước tiến mới, khẳng định vị thế của thương hiệu Việt Nam trên toàn cầu.

Ông Chiến cho biết, theo Quyết định số 1320/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030, trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, Vietnam Value sẽ tập trung xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội của như thống nhất, đồng bộ với chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt mức tăng cao hơn mức tăng bình quân cả nước.

Trên 1.000 sản phẩm đạt thương hiệu quốc Việt Nam. Mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới. 90% số lượng doanh nghiệp trên cả nước có nhận thức về vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư. 100% sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam được quảng bá trong nước và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm.

 Chiến lược nhìn từ góc độ quốc tế

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, ông Chiến cho rằng, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh các hoạt động: nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu; hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực xây dựng, quản trị và phát triển thương hiệu; quảng bá, tuyên truyền về Chương trình Thương hiệu quốc gia và các thương hiệu sản phẩm tiêu biểu của doanh nghiệp đại diện cho Thương hiệu quốc gia Việt Nam và tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong lĩnh vực xây dựng và phát triển thương hiệu.

Đặc biệt “nội dung của Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới sẽ có sự gắn kết thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp với các hoạt động ngoại giao, đầu tư, quảng bá văn hóa, du lịch... từ đó xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam trở thành hình ảnh tích cực, hấp dẫn và thu hút đối với các nhà nhập khẩu, các du khách, nhà đầu tư, người lao động và người tiêu dùng trên thị trường trong nước và quốc tế”, ông Chiến chia sẻ.

Ông Samir Dixit, Giám đốc Vùng châu Á Thái Bình Dương, Công ty Brand Finance cho rằng, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 thương hiệu quốc gia Việt Nam mỗi năm tăng trưởng 20% về giá trị - đây là một mục tiêu rõ ràng. “Tôi cho rằng, mục tiêu này Việt Nam có thể làm được, nhưng Việt Nam cần 3 năm nữa để đo lường thực tế xem kết quả chúng ta đạt được là bao nhiêu”, đại diện Brand Finance nhận định.

Cũng theo ông Samir Dixit, các thương hiệu Việt Nam triển khai và hiện thức hóa được mức độ bao nhiêu mới là điều cần bàn. Nếu không chú trọng chất lượng chắc chắn không có sự cạnh tranh. Đây là những tiêu chí khó thay đổi, không thể bỏ qua hay làm ngơ được.

Để xây dựng được thương hiệu quốc gia chúng ta cần nhìn từ góc nhìn của cộng đồng quốc tế, chứ không phải nhìn từ trong nhìn ra – nếu nhìn từ trong ra như vậy rất chủ quan. Tức là sự cạnh tranh ở quy mô quốc tế chứ không phải khu vực.

Trong thương hiệu quốc gia, phần sản phẩm, dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Việc quảng bá thương hiệu quốc gia cần phải song hành với nhau nhưng ở Việt Nam chẳng hạn quảng bá du lịch với chương trình thương hiệu quốc gia không có gì liên quan với nhau, đây là điều đáng tiếc.

Nghiên cứu về quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam của vị diễn giả này cho thấy, những hình ảnh quảng bá Việt Nam dường như không có sự liên kết, ăn nhập với nhau… gây khó khăn cho xây dựng thương hiệu Việt Nam trên thế giới. Vì thế, chương trình thương hiệu quốc gia nên bao trùm cao nhất. “Tối đa chỉ nên có 3 chương trình cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và đầu. Và 3 chương trình này chỉ nên nói tới một nội dung, một thông điệp chính để tạo sự cộng hưởng cho thương hiệu, nhưng hiện ở Việt Nam lại quá nhiều”, ông Samir Dixit nhận xét.

Với doanh nghiệp, ông Samir cho rằng, một trong những đặc trưng là Việt Nam có nền tảng văn hóa độc đáo, giàu truyền thống… là những điều đặc biệt doanh nghiệp Việt Nam nên hướng tới. Doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung nhiều hơn nữa vào thương hiệu chứ không phải chỉ sản phẩm. Thương hiệu cần nằm dưới nền tảng chung là thương hiệu quốc gia Việt Nam. Vì ở đó các khách hàng nước ngoài nhìn thấy các thương hiệu Việt Nam có chung một nền tảng và có sự hậu thuẫn, ủng hộ của chính phủ trong đó. Việt Nam cần tìm ra những sản phẩm rất đặc thù, đặc biệt, có chất lượng cao… như vậy sẽ giúp cho việc xây dựng thương hiệu Việt Nam nhanh hơn.

Theo DĐDN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

(VNF) - Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.