Một cơ chế mới, TP.HCM huy động được ngay 11 tỷ USD đầu tư hạ tầng

Nam Phương - 27/06/2023 18:04 (GMT+7)

(VNF) - Giai đọan năm 2021-2025, TP. HCM sẽ huy động mọi nguồn lực, dự kiến đầu tư khoảng 266.000 tỷ đồng (tương đương 11 tỷ USD) để tạo đột phá phát triển hạ tầng theo Nghị quyết mới được Quốc hội thông qua.

Cơ chế mới tạo động lực mới

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 98 thay thế Nghị quyết 54 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM. Đây được xem là chìa khóa quan trọng không chỉ cho TP. HCM, mà còn thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như lan tỏa cho cả nước.

Theo ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Nghị quyết 98 tạo cơ chế, chính sách đặc thù lớn nhất từ trước đến nay, gồm 44 cơ chế, chính sách. Trong đó có 7 cơ chế kế thừa từ Nghị quyết 54; 4 cơ chế đã ban hành cho các địa phương khác; 6 cơ chế đang trong quá trình trao đổi, thông qua thời gian tới mà TP. HCM được đi trước; 27 cơ chế, chính sách chỉ dành riêng cho TP. HCM và chỉ TP. HCM mới có.

Nghị quyết 98
Ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội

 

Đáng chú ý, Nghị quyết 98 giúp phát triển hạ tầng giao thông TP tập trung vào 3 nội dung chính. Thứ nhất, TP sẽ triển khai thí điểm các dự án BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trên một số tuyến đường bộ hiện hữu mà trước đó bị đình trệ do vướng mắc pháp lý.

Thứ hai, TP có cơ hội kêu gọi đầu tư dự án theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) thanh toán bằng tiền ngân sách (trả chậm) cho nhà đầu tư, điều mà trước đây thanh toán bằng quỹ đất.

Và ba là, TP sẽ được thí điểm áp dụng triển khai dự án giải phóng mặt bằng độc lập, tách riêng ra khỏi dự án giao thông và thu hồi đất theo quy hoạch TOD (mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng sức chở lớn, tốc độ nhanh). Khi đó, các khu đất có tiềm năng khai thác và phát triển sẽ tạo nguồn quỹ đất dọc theo các dự án giao thông này, trước mắt có thể kể đến như tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương)…

Ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. HCM (GTVT) cho hay, TP đã có sự chuẩn bị ngay khi dự thảo nghị quyết được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua. Về phía Sở Giao thônng vận tải đã chủ động bám sát kế hoạch của UBND TP để xây dựng kế hoạch triển khai. Cụ thể: để tạo đột phá chiến lược, TP sẽ huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn, tổng kinh phí dự kiến trong giai đoạn 2021-2025 khoảng 266.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách TP khoảng 92.000 tỷ đồng và vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là 174.000 tỷ đồng. Sở GTVT đã chủ động bám sát kế hoạch của UBND TP để xây dựng kế hoạch triển khai”.

Ưu tiên liên kết vùng, dự án hạ tầng trọng điểm

Theo đại diện Sở GTVT, trong tháng 6 này, TP sẽ trình HĐND TP thông qua danh mục các dự án hạ tầng để thực hiện ngay. Có khoảng 20 dự án được ưu tiên triển khai trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết mới nhằm xóa tình trạng tắc nghẽn về giao thông.

Nghị quyết 98
Ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. HCM

Đối với các tuyến đường trục chính đô thị, kết nối vùng, quốc lộ đi qua địa phận TP. HCM như quốc lộ 1, quốc lộ 13, quốc lộ 22, cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, cầu đường Nguyễn Khoái, cầu đường Bình Tiên… Quy mô đầu tư mở rộng thông qua việc thu hút được vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng từ khu vực tư nhân, thông qua hình thức BOT.

Hiện nay, Sở GTVT đã tổ chức thực hiện việc áp dụng hợp đồng BOT đối với hệ thống đường bộ hiện hữu. Thực hiện rà soát, đánh giá và tham mưu, đề xuất quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính và danh sách các dự án áp dụng hợp đồng BOT đối với đầu tư, xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ đang có…

Còn theo cơ chế áp dụng mô hình TOD, Sở GTVT chủ động rà soát, xác định phạm vi vùng phụ cận các nhà ga thuộc các tuyến đường sắt đô thị, vùng phụ cận các nút giao thông dọc tuyến đường Vành đai 3 thuộc địa bàn; phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc đề xuất danh mục các dự án đầu tư công độc lập để khai thác quỹ đất bảo đảm đồng bộ, hiệu quả.

Đại diện Sở GTVT cũng nhấn mạnh tính cấp bách của những dự án nằm trong nhóm liên kết vùng. Trong đó, nâng cấp các tuyến Quốc lộ 13, Quốc lộ 1, Quốc lộ 22 sẽ tạo không gian phát triển đô thị cũng như xung lực mới cho TP. HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Riêng nhóm cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, cầu đường Bình Tiên... khi xây dựng sẽ mở ra không gian phát triển đô thị mới, kết nối ngoại thành và nội thành. Trong tương lai những trục đường này sẽ nối kết với cao tốc Bến Lức - Long Thành, Vành đai 4 không chỉ tăng năng lực giao thông từ Đông sang Tây mà còn thúc đẩy phát triển hệ thống cảng biển, logistics cho TP

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chính phủ yêu cầu xử nghiêm trường hợp đầu cơ, thao túng giá vàng

Chính phủ yêu cầu xử nghiêm trường hợp đầu cơ, thao túng giá vàng

(VNF) - Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện kịp thời hơn các giải pháp quản lý và kiểm soát chặt giao dịch thị trường vàng; xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá.

Xây nhà máy AI 200 triệu USD: Nvidia chuyển máy chủ đầu tiên cho FPT

Xây nhà máy AI 200 triệu USD: Nvidia chuyển máy chủ đầu tiên cho FPT

(VNF) - Hệ thống máy chủ DGX H100 được nhập về Việt Nam đánh dấu bước đầu tiên trong việc hiện thực hóa kế hoạch xây nhà máy AI của FPT và Nvidia.

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 14.000 xe do lỗi bơm nhiên liệu

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 14.000 xe do lỗi bơm nhiên liệu

(VNF) - Honda Việt Nam vừa tiến hành triệu hồi đối vối tổng số 14.162 xe, gồm các mẫu: Honda Jazz, Civic, CR-V, Accord, City và Odysey.

Công an Hưng Yên khởi tố LIFAN - Việt Nam vì buôn bán xe máy giả

Công an Hưng Yên khởi tố LIFAN - Việt Nam vì buôn bán xe máy giả

(VNF) - Sau gần 5 tháng nhận bàn giao hồ sơ và tang vật từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên, Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án “sản xuất, buôn bán hàng giả” xảy ra tại Công ty TNHH Liên doanh chế tạo xe máy LIFAN - Việt Nam.

Bầu Đức tính IPO và niêm yết công ty con, không thoái vốn thêm trong 2024

Bầu Đức tính IPO và niêm yết công ty con, không thoái vốn thêm trong 2024

(VNF) - ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) được tổ chức tại TP. HCM sáng 10/5.

Chính thức ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Chính thức ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Ông Võ Văn Bé, Phó Giám đốc NXB Chính trị quốc gia Sự thật cho rằng cần có thêm nhiều ấn phẩm như Đặc san Toàn cảnh Tài chính số để qua đó tăng cường thêm nhận thức về chuyển đổi số của toàn dân.

Buổi sáng 'điên cuồng', đẩy giá vàng vượt 92 triệu/lượng

Buổi sáng 'điên cuồng', đẩy giá vàng vượt 92 triệu/lượng

(VNF) - Giá vàng miếng SJC tăng mạnh và liên tục trong buổi sáng nay. Hiện mỗi lượng đắt thêm gần 3 triệu đồng so với chốt phiên hôm qua, lên mức kỷ lục 92 triệu đồng/lượng.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị truy nã

Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị truy nã

(VNF) - Bị can Đỗ Vân Trường, Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Đà Nẵng: Loạt DN bất động sản, du lịch bị cưỡng chế tài khoản

Đà Nẵng: Loạt DN bất động sản, du lịch bị cưỡng chế tài khoản

(VNF) - Cục Thuế TP. Đà Nẵng vừa công bố danh sách các doanh nghiệp bị cưỡng chế tài khoản vì chậm nộp thuế theo kỳ thông báo nợ tháng 3/2024.

Vượt Đông Nam Bộ, thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Vượt Đông Nam Bộ, thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

(VNF) - Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu ngân sách Nhà nước của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2023 ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước.