Mong manh số phận dự án Viethaus – ACV

Anh Minh - 16/06/2018 13:55 (GMT+7)

Phương án xử lý dự án Ngôi nhà Việt tại Berlin của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ngập trong thua lỗ hiện vẫn là ẩn số khó đoán định.

VNF
Mong manh số phận Dự án Viethaus – ACV.

Lỗ sâu

Cho đến thời điểm này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước đầu tiên cho ý kiến về phương án xử lý Dự án Ngôi nhà Việt (Viethaus) của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV), đang được Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến của các bộ, ngành.

Trong văn bản được gửi tới Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vào giữa tuần trước, cơ quan quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài cho rằng các phương án xử lý dự án Viethaus do Bộ GTVT đề xuất chưa được đánh giá chi tiết, cụ thể. Các phương án chưa có sự so sánh ưu điểm, nhược điểm, đặc biệt là tính khả thi còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

“Do vậy, trong trường hợp tiếp tục dự án, đề nghị Bộ GTVT cung cấp các thông tin liên quan của Dự án như phương án kinh doanh, các khả năng có thể xảy ra, đặc biệt là các cam kết hỗ trợ có thể nhận được từ phía Chính phủ Đức”, văn bản số 3842/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ.

Trong trường hợp không tiếp tục thực hiện dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo ACV và công ty có vốn góp là Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) rà soát các vấn đề phát sinh, tồn đọng của dự án, đặc biệt cần tránh các tranh chấp, khiếu kiện làm ảnh hưởng đến uy tín của các nhà đầu tư Việt Nam, đồng thời có phương án để thu hồi tối đa khoản vốn đầu tư đã bỏ ra.

Dự án Viethaus do liên doanh SASCO và Công ty HMSky GMbH (Đức) thực hiện với giấy phép đầu tư ra nước ngoài được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp lần đầu vào năm 2005. Đây cũng là Dự án đầu tư ra nước ngoài đầu tiên tại CHLB Đức do một doanh nghiệp Việt Nam thực hiện.

Sau 5 năm, cổ đông HMSky thuộc sở hữu của một Việt kiều tại Đức đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nắm giữ cho Công ty Cổ phần Dịch vụ viễn thông Toàn Cầu, là một pháp nhân Việt Nam. Qua 3 lần điều chỉnh, dự án hiện có số vốn đầu tư là 9,41 triệu Euro, trong đó vốn góp của các chủ đầu tư là 2,632 triệu Euro (SASCO góp 763.285 Euro; Viễn thông Toàn Cầu góp 1.868.732 Euro).

Tại Kết luận số 2569/KL-TTCP ngày 12/10/2017, Thanh tra Chính phủ xác nhận dự án Viethaus là không hiệu quả, có nguy cơ mất vốn. Theo Thanh tra Chính phủ, tính đến cuối năm 2015, lỗ lũy kế của Viethaus là 13,4 triệu Euro, các mục tiêu kinh tế chưa đạt được, khó có khả năng thu hồi vốn đã đầu tư với tổng số tiền tương đương 14,9 tỷ đồng; các khoản bảo lãnh đã chuyển thành công nợ là 8,853 triệu Euro và các khoản nợ khác là 47,06 tỷ đồng.

Ẩn số

Trong báo cáo gửi Phó thủ tướng Trương Hòa Bình vào đầu tháng 3/2018, Bộ GTVT trong vai trò quản lý phần vốn nhà nước tại ACV đã đưa ra hai phương án xử lý dự án Viethaus.

Theo đó, trường hợp trong thời gian tới phía Chính phủ Đức có động thái cam kết hỗ trợ việc thực hiện dự án Viethaus, Bộ GTVT sẽ yêu cầu ACV đánh giá tính khả thi và xây dựng phương án kinh doanh có hiệu quả, khắc phục lỗ lũy kế của các năm trước đây để có thể tiếp tục triển khai dự án.

Trên cơ sở xem xét phương án kinh doanh này, Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan đề xuất Chính phủ Đức hỗ trợ tạo thuận lợi về chi phí thuê mặt bằng và thủ tục visa cho cán bộ, lao động của dự án.

Trong trường hợp không nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ Đức về việc được thuê mặt bằng dài hạn với giá ưu đãi và cấp visa dài hạn cho cán bộ, lao động, Bộ GTVT sẽ yêu cầu ACV chỉ đạo SASCO trả mặt bằng trong quý III/2018 (thời điểm hết thời hạn hợp đồng thuê mặt bằng nếu không tiếp tục gia hạn) và thực hiện các thủ tục chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài theo đúng quy định của Việt Nam và CHLB Đức.

Được biết, Viethaus có vị trí tại đường Leipziger, quận Mitte, trung tâm Berlin với diện tích mặt bằng khoảng 5.000 m2. Đây là trung tâm văn hóa thương mại có cơ sở vật chất khá lớn với một số không gian chính như Khu nhà hàng, Phòng hội nghị, Khu trưng bày sản phẩm Việt…

Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu; do cơ chế hợp tác giữa Việt Nam và CHLB Đức nên đã ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Viethaus.

Bên cạnh đó, do sai lầm trong việc lựa chọn vị trí nên toàn bộ mặt bằng kinh doanh của Viethaus là một phần trong tòa nhà khu dân cư cũ tại Berlin, có hệ thống kỹ thuật dùng chung, vì vậy chi phí đầu tư cải tạo, sửa chữa phát sinh nhiều hạng mục ngoài dự kiến, làm kéo dài thời gian sửa chữa và tăng chi phí dự án. Ngoài ra, mặt bằng Viethaus thuê thuộc sự quản lý của một doanh nghiệp thuộc Chính phủ Đức có chi phí thuê khá cao, thời gian thuê ngắn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của liên doanh.

Chỉ trong vòng 10 năm hoạt động (2005 - 2015), tổng chi phí lãi vay, nhân sự, mặt bằng, khấu hao đã lên tới 14,5 triệu Euro, trong đó riêng chi phí mặt bằng và lãi vay là 8,2 triệu Euro, trong khi tổng doanh thu trong 10 năm đầu chỉ đạt 7 triệu Euro, chưa bằng 1/2 chi phí mà liên doanh đã bỏ ra.

Vào năm 2016, trong nỗ lực tái cơ cấu dự án, ACV đã đồng ý để Công ty Cổ phần Vận tải hàng không Việt Nam (SATSCO) thành lập công ty con tại Đức do SATSCO nắm 100% vốn để hợp tác với SASCO tiếp quản, đầu tư khai thác tòa nhà Viethaus.

Tuy nhiên, sau 2 năm tiếp quản, SATSCO cũng bị sa lầy tại Viethaus với những khó khăn mà chính SASCO đã gặp phải, song không có hướng xử lý dứt điểm, khiến kết quả kinh doanh không bù đắp nổi chi phí mặt bằng quá cao.

Theo một Việt kiều tại Đức, Viethaus đã bị Chính phủ Đức đưa vào diện quản lý phá sản từ năm 2013 và chính thức bị thông báo phá sản từ tháng 9/2017. Nếu phản ánh này là đúng, thì ngoài việc các phương án “cứu”  dự án là quá trễ, ACV sẽ phải giải trình với bộ chủ quản về thông tin quan trọng trên.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý.

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

(VNF) - Giá vàng SJC tiếp tục vượt mốc 85 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động trước phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 4 của Ngân hàng Nhà nước.

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

(VNF) - Trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm liên tục “dò đáy”, thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc, nhiều nhà đầu tư trong nước đang dần chuyển hướng sang các sản phẩm tài chính sinh lời khác, trong đó phải kể đến chứng chỉ quỹ mở.

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

(VNF) - Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% và hơn 17 tỷ đồng lãi ròng, gấp 4.2 lần cùng kỳ.

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Sau 10 năm trễ hẹn, dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng ở quận 3 đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) bị TP. HCM thu hồi để chuyển sang đầu tư công.

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

(VNF) - Chỉ trong chuyến đi 3 ngày ngắn ngủi, CEO Satya Nadella của “ông lớn” công nghệ Mỹ Microsoft đã công bố loạt khoản đầu tư hàng tỷ USD vào 3 nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Dự án mở rộng quốc lộ 1 tránh TP Ninh Bình hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2018. Sau 6 năm, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa bàn giao công trình mặc dù Bộ GTVT liên tục thúc giục.

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.