Mồng 1 Tết, Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link đón tàu mẹ 149 ngàn DWT 'xông đất'

Đinh Tịnh - 12/02/2021 12:33 (GMT+7)

(VNF) - Theo tin của VietnamFinance, sáng ngày 12/2/2021 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021), ngành hàng hải đã đón 2 tàu lớn vào "xông đất". Đồng thời, ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể ngay trong tháng 1/2021.

VNF
Tàu CMA CGM J. ADAMS "xông đất" Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link

Những tín hiệu tích cực từ ngành hàng hải

Được biết, chuyến tàu đầu tiên mang tên STARSHIP URSA (quốc tịch Marshall Island) có trọng tải 23.927 DT cập cảng CAT LAI 7 thuộc bến cảng Tân Cảng Cát Lái vào lúc 1 giờ 00 phút.

Sau đó, khoảng 2 giờ 30 phút, tại cầu cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link đã đón chuyến tàu mẹ đầu tiên mang têm CMA CGM J. ADAMS, quốc tịch Malta thuộc hãng tàu CMA CGM, trọng tải 148.992 DWT. 

Trao đổi với VietnamFinance, đại điện Cục hàng hải Việt nam cho biết: Ngay trong những tháng đầu năm mới 2021, ngành hàng hải đã đón nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng trong tháng 1/2021 đạt hơn 62 triệu tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó hàng container là 2,2 triệu teus tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020 (hàng xuất khẩu là 734.000 teus, tăng 22%, hàng nhập khẩu 679.000 teus, tăng 23 %).

Khu vực có sự tăng trưởng mạnh nhất là khu vực cảng biển Hải Phòng (tăng 26%), TP Hồ Chí Minh (tăng 27%) và khu vực Cái Mép - Thị Vải (tăng 29%)

Trong thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid -19, việc giao thương hàng hóa toàn cầu bị ảnh hưởng, nhưng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt thị trường đi Châu Âu, Châu Mỹ, nguyên nhân do nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của Châu Âu, Châu Mỹ đối với thị trường Châu Á (trong đó có Việt Nam) tăng cao trong vài tháng trở lại đây; hiệp định EVFTA có hiệu lực cũng góp phần thúc đẩy giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Châu Âu.

Cơ sở hạ tầng cảng biển và giao thông kết nối ngày càng được hoàn thiện cũng tạo đà cho sự phát triển ngành hàng hải, cũng trong tháng 01 năm 2021, hệ thống cảng biển Việt Nam được hoàn thiện đồng bộ, hiện đại với những cảng nước sâu đi vào hoạt động, có khả năng tiếp nhận tàu container lớn nhất thế giới (lên tới hơn 200.000 DWT), tàu dầu VLCC trọng tải đến 320.000 DWT…, tiếp nhận được đồng thời ba tàu mẹ vào làm hàng cùng lúc. Cảng nước sâu đi vào hoạt động sẽ bổ sung kịp thời hạ tầng cầu cảng container phục vụ nhu cầu thông qua hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và khu vực đang tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua.

"Giải mã" nỗi lo thiếu Container rỗng

Cũng theo Cục hàng hải Việt Nam, trong năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn như thiếu container rỗng để đóng hàng, giá cước vận tải container tăng cao.

Nguyên nhân, nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh sau dịch nên nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa tăng rất mạnh làm nhu cầu container rỗng để đóng hàng xuất khẩu tăng đột biến trong những tháng gần đây.

Tình trạng nghẽn cảng diễn ra nghiêm trọng ở nhiều cảng biển lớn của Châu Âu và Mỹ, cùng đó, tình trạng phong tỏa để chống dịch của các nước làm cho một lượng rất lớn container không di chuyển được hoặc di chuyển rất chậm làm cho các hàng tàu thiếu container rỗng để cung cấp cho các chủ hàng. Vì thế, việc thiếu hụt vỏ container vào đúng mùa cao điểm (năm mới dương lịch và tết âm lịch) làm nhu cầu tăng cao đột biến.

Để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa tăng cao trong thời gian vừa qua, Cục Hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển đẩy nhanh thủ tục cho tàu thuyền ra, vào cảng được thuận lợi nhanh chóng.

Đồng thời, thực hiện nghiên túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT trong công tác phòng chống dịch trong hoạt động hang hải. Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống covid, đảm bảo các cảng biển hoạt động 24/7 cho tàu thuyền ra vào làm hàng không làm ngắt quãng chuỗi cung ứng hàng hóa. Đặc biệt khi tàu biển đi vào khu vực có dịch thì phải tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn của cơ quan phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, Cục cùng với cảng và hãng tàu xây dựng phương án bảo đảm an toàn hàng hải để cho phép tàu có trọng tải lớn ra vào cảng; yêu cầu các doanh nghiệp cảng biển tăng hiệu suất khai thác, tận dụng tối đa nguồn lực để giải phóng tàu nhanh, không để xảy ra tình trạng chậm chễ trong quá trình làm hàng. ăng năng lực kết nối vận tải để giải phóng hàng.

Ngoài ra, Cục cũng đang làm việc với các hàng tàu nước ngoài, chủ hàng… để công khai minh bạch giá cước và tăng giá theo đúng quy định, để có giải pháp tăng lượng dự trữ container rỗng, cũng như kêu gọi các hãng tàu đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn khó khăn theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-C-TT ngày 04/3/2020 về các nhiệm vụ giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Ảnh tàu CMA CGM J. ADAMS cập cảng Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link

Ảnh tàu STARSHIP URSA cập cảng CAT LAI 7 thuộc bến cảng Tân Cảng Cát Lái 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC) chỉ ghi nhận 0,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 58% so với cùng kỳ.

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý gồm cựu Bộ trưởng, Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, cựu phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND tỉnh...

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

(VNF) - Theo giải trình của công ty, việc doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ là do thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo.

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

(VNF) - Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính toàn cầu, khách hàng cao cấp tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế.

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

(VNF) - Tòa án nhân dân TP. HCM vừa kiến nghị tiếp tục điều tra việc Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt.

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(DEV) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.