Mỗi người Việt 'gánh' 35 triệu nợ công: Chắc ai đó phải ăn dè hà tiện?

Lương Bằng - 20/08/2018 11:15 (GMT+7)

“Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”. Làm được vậy, khối nợ công 35 triệu đồng mỗi người dân vừa sinh ra đã phải gánh mới không “phình” ra thêm.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vay vốn ODA cho thấy, năm 2018 nợ công dự kiến lên con số 3,5 triệu tỷ đồng, cao hơn con số 3,1 triệu tỷ đồng của năm 2017.

Như vậy, từ chỗ mỗi người dân chỉ "gánh" 31 triệu đồng nợ công vào năm 2017, thì đến 2018 dự kiến con số này sẽ tăng thêm 4 triệu đồng, lên 35 triệu đồng. Nhưng, con số đó có thể chưa dừng lại.

Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nợ công trong xu hướng tăng dần đều, mỗi năm khoảng 360.000-380.000 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2019 dự kiến tăng lên mức hơn 3,9 triệu tỷ đồng và gần 4,3 triệu tỷ đồng vào năm 2020.


Nợ công liên tục tăng. Ảnh: L.Bằng

Phải nhìn nhận rằng, dòng vốn ODA đã góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng của đất nước. Những công trình lớn đều được thực hiện từ nguồn vay nợ ưu đãi của nước ngoài.

Tính riêng giai đoạn 2011-2016, giao thông thì có Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Dự án đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Nhật Tân, đường nối Nhật Tân - Nội Bài, Nhà ga hành khách quốc tế T2 Sân bay Nội Bài.

Lĩnh vực năng lượng thì có Dự án điện Phả Lại, Hàm Thuận - Đa Mi, Phú Mỹ, Ô Môn, dự án đường dây truyền tải điện quốc gia, các dự án điện nông thôn. Dự án đường dây 500KV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông.

Trong lĩnh vực năng lượng, đã xây dựng hàng loạt các dự án nguồn thuỷ điện, nhiệt điện và năng lượng tái tạo, lưới điện và trạm phân phối... góp phần nâng cao năng lực sản xuất, truyền tải, phân phối, quản lý hệ thống điện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải cao với tốc độ 15-17%/năm.

Đó là những ý nghĩa không thể phủ nhận của dòng vốn ODA.

Nhưng ODA còn đó những nỗi lo khó lòng che lấp. Đó là tình trạng tham nhũng ở một số dự án ODA đã bị phanh phui, là nhiều dự án lãng phí nằm đắp chiếu mà VietNamNet nhiều lần phản ánh, là số tiền đội vốn hàng trăm nghìn tỷ đồng trong các dự án, nhất là đường sắt đô thị.

Nhiều dự án tỷ đô vắt qua mấy nhiệm kỳ vẫn còn dang dở khiến đồng vốn ODA tưởng rẻ mà hóa ra đắt đỏ. Đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện diện như một “nốt nhạc buồn” khi đồng tiền vay nợ không được sử dụng hiệu quả. Trong khi, trách nhiệm vẫn là của tập thể, chưa thấy cá nhân nào bị điểm mặt chỉ tên.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình vay nợ nước ngoài giai đoạn 2011-2016 đã đánh giá: Việc huy động nguồn lực ODA chưa có chiến lược mang tính căn cơ, hiệu quả, chặt chẽ, còn thể hiện tính dàn trải, thiếu tập trung, chưa có trọng tâm, trọng điểm, manh mún, chưa dành sự quan tâm thích đáng đến việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn vay, thể hiện qua cách “mạnh ai người ấy làm”.


Đường sắt Cát Linh - Hà Đông là dự án vay vốn ODA điển hình về độ chậm trễ kéo dài

Một trong những nguyên nhân, lại xuất phát từ chính thái độ bàng quan của người có trách nhiệm “xin” dự án.

Giống như Đoàn giám sát thẳng thắn đánh giá: Nhận thức về ý nghĩa của nguồn lực ODA trong một số bộ phận cán bộ còn hạn chế, phần nào do quan niệm rằng nguồn vốn tài trợ “cho không”, việc Chính phủ đi vay và cấp phát cho các địa phương, địa phương không phải chịu áp lực trả nợ, trả lãi. Vì vậy, chưa thực sự chú trọng đến hiệu quả của dự án.

Dự án viết “hay” để miễn là vay được tiền, không chú trọng đến hiệu quả thiết thực, chưa thấy được trách nhiệm phải quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

Tư tưởng “ỷ lại, trông chờ” nguồn vốn ODA và vay ưu đãi do Ngân sách Trung ương cấp phát đã khiến việc tiêu tiền đi vay đổ dồn lên gánh nặng cho đời con cháu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, một số địa phương được nhắc đến là nơi phải nhận trách nhiệm, nhưng vẫn dừng ở mức “trách nhiệm tập thể”.

“Chưa làm rõ trách nhiệm, nhất là trách nhiệm cá nhân người đứng đầu các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn” là những lời đánh giá của đoàn giám sát.

Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Nguồn vốn ODA chắc chắn giảm dần, thay vào đó phải dựa vào các nguồn vốn vay với chi phí cao hơn. Trong khi, nợ công đã sát “trần” cho phép, sức ép trả nợ các khoản vay cũ tăng dần từng ngày.

Vì thế, một cơ chế mới để quản chặt dòng vốn ODA là không phải bàn cãi. Trong vô số các giải pháp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, đoàn giám sát của Quốc hội đưa ra, thì có lẽ chẳng có biện pháp nào hiệu quả hơn việc “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”. Có vậy, khối nợ 35 triệu đồng mỗi người dân vừa sinh ra đã phải gánh mới không “phình” ra thêm.

Tiếc rằng, việc "ăn dè hà tiện" có nơi, có chỗ còn đang làm ngược lại vì còn tư tưởng nợ cả nước mới lớn chứ chỗ mình đáng bao nhiêu.

Theo Vietnamnet
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bất thành trong năm 2024 dù đã có các chương trình tặng quà, tri ân để thu hút cổ đông.

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HoSE: SCR) ghi nhận mức lãi trước thuế chỉ 7 tỷ đồng. Song so với cùng kỳ năm trước, mức lãi này đã tăng tới 5,3 lần và hoàn thành hơn 43% kế hoạch năm.

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

(VNF) - Theo một báo cáo gần đây trong ngành, trong quý I/2024, việc huy động vốn cho các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm, phản ánh sự suy giảm nguồn vốn kéo dài trong khu vực kể từ khi đại dịch Covid-19 kết thúc.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.

Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

(VNF) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến công du vòng quanh châu Âu trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai bên đạt đến điểm căng thẳng nhất trong nhiều thập kỷ. Được biết, những quốc gia mà ông Tập đi qua đều đang tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc, bất chấp nhiều cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn.

Fed trì hoãn giảm lãi suất, tỷ giá sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD?

Fed trì hoãn giảm lãi suất, tỷ giá sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD?

(VNF) - Theo phân tích của nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô của UOB, tỷ giá USD/VND sẽ dần hạ nhiệt trong những tháng cuối năm khi Fed bắt đầu lộ trình cắt giảm lãi suất.

Đường Quảng Ngãi: Dòng tiền kinh doanh âm, nợ tăng mạnh lên hơn 4.700 tỷ

Đường Quảng Ngãi: Dòng tiền kinh doanh âm, nợ tăng mạnh lên hơn 4.700 tỷ

(VNF) - Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu khủng đạt 2.522 tỷ đồng, tăng 393 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận gộp ghi nhận ở mức 807 tỷ đồng, tăng 212 tỷ đồng so với quý I/2023.

Thu lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

Thu lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

(VNF) - Những con số công bố mới đây Gemadept cho thấy, lợi nhuận Quý 1/2024 đạt gần 560 tỷ đồng, tăng mạnh nhờ thương vụ chuyển nhượng cảng Nam Hải.

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

(VNF) - Dự án Khu đô thị Đắc Sơn (khu số 1) tại phường Đắc Sơn, TP. Phổ Yên đã có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện với vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đồng·

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

(VNF) - Mặc dù chưa đủ điều kiện để nhận đặt cọc căn hộ, chưa được chủ đầu tư mở bán nhưng đã xuất hiện nhiều thông tin môi giới rao bán căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Udic Eco Tower, với phí chênh lệch tới 450 triệu đồng/căn hộ.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.