Mobile Money - Cuộc chiến mới của các nhà mạng

Ngọc Lưu - 02/01/2022 18:02 (GMT+7)

(VNF) - Những năm gần đây, viễn thông không còn là ngành phát triển bùng nổ như trước bởi doanh thu từ di động đã bão hòa. Điều này buộc các nhà mạng phải xoay mình, tìm kiếm những “không gian mới” và một trong số đó là Mobile Money.

VNF
Mobile Money - Cuộc chiến mới của các nhà mạng.

Sau nhiều năm chờ đợi, đầu tháng 12 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức cấp phép cho 3 nhà mạng, gồm VNPT, Mobifone và Viettel, triển khai thí điểm dịch vụ tiền di động (Mobile Money). Đến nay, VNPT và Viettel là 2 nhà mạng đã đưa dịch vụ Mobile Money vào sử dụng. Mobifone cũng đang hoàn tất những bước chuẩn bị để góp mặt vào sân chơi này trong thời gian sớm nhất.

Nhắm thị trường vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa

Mobile Money được kỳ vọng sẽ là cú hích cho thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam trong bối cảnh tỷ lệ dân số có tài khoản ngân hàng chỉ đạt khoảng 70%. Khác biệt lớn nhất của Mobile Money so với ví điện tử là khách hàng có thể thanh toán dịch vụ, hàng hóa có giá trị nhỏ mà không cần phải có tài khoản ngân hàng. Ngoài ra, tài khoản Mobile Money cũng có thể dùng thông qua USSD (một giao thức giao tiếp sử dụng các mã được tạo ra bởi những ký tự có sẵn) trên các dòng điện thoại “cục gạch” (feature phone) không có kết nối internet.

Cũng bởi không cần phải có tài khoản ngân hàng mà dịch vụ Mobile Money được kỳ vọng sẽ là phương thức thanh toán dễ sử dụng ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, những nơi chi nhánh ngân hàng, internet chưa phát triển mạnh. Người dân chỉ cần có tài khoản viễn thông là có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau như thanh toán hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, chuyển tiền, nạp/rút tiền trực tiếp tại hệ thống cửa hàng…

Theo ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Mobile Money mở ra một giai đoạn mới, lĩnh vực mới, không gian mới trong kinh doanh viễn thông. Theo đó, các nhà mạng chính thức bước chân vào thị trường fintech. Trước đây, họ làm ví điện tử, trung gian thanh toán, nhưng thị trường nhỏ hẹp, làm với tâm thế “ném đá dò đường”.

“Khi dịch vụ Mobile Money được cấp phép, về lý thuyết, mọi thuê bao viễn thông đều có thể trở thành thuê bao Mobile Money. Tuy nhiên, các nhà mạng phải đảm bảo thuê bao có thông tin định danh chính xác mới được cung cấp dịch vụ và muốn được khách hàng lựa chọn sử dụng Mobile Money, nhà mạng phải đem lại sự tiện lợi, niềm tin cho khách hàng”, Thứ trưởng Phạm Đức Long nói.

“Miếng bánh” của 3 nhà mạng

Thị trường viễn thông hiện có khoảng 126,3 triệu thuê bao, trong đó 3 nhà mạng lớn nhất, cũng là 3 nhà mạng đã được cấp phép triển khai thí điểm Mobile Money là VNPT, Mobifone và Viettel, đang chiếm tới hơn 97% thị phần. Trong hơn 126,3 triệu thuê bao hiện hữu, tỷ lệ người dùng có 2-3 tài khoản viễn thông rất lớn. Vì vậy, việc khách hàng lựa chọn dùng tài khoản nào sử dụng dịch vụ Mobile Money sẽ là cuộc cạnh tranh rất lớn giữa 3 nhà mạng này.

Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, đại diện VNPT đánh giá dịch vụ Mobile Money của nhà mạng nào cũng có những đặc điểm chung, khá tương đồng về kỹ thuật và công nghệ, nhưng đơn vị nào cũng có những thế mạnh riêng. Với VNPT, lợi thế là kinh nghiệm từ việc triển khai thành công các dịch vụ tài chính số trong những năm gần đây. Ngoài ra, VNPT cũng có thế mạnh về hệ sinh thái dịch vụ rộng lớn, tệp khách hàng trung thành cùng đội ngũ nhân lực dồi dào và có chuyên môn cao, nhiệt huyết.

“Đó là những yếu tố cộng hưởng giúp Mobile Money của VNPT sẽ có đủ điều kiện để phát triển bền vững, mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng, quốc gia. Chúng tôi sẽ đưa Mobile Money tích hợp vào hệ sinh thái thanh toán số hiện có để người dùng có thể tiếp cận thuận lợi nhất với tất cả các điểm chạm dịch vụ và sử dụng Mobile Money trong mọi giao dịch đời sống hàng ngày”, đại diện VNPT nhấn mạnh.

Đề xuất những chính sách để triển khai Mobile Money thuận lợi, đại diện VNPT mong muốn được điều chỉnh dự thảo chính sách kinh doanh Mobile Money liên quan tới việc triển khai dịch vụ như nới thêm hạn mức giao dịch cho khách hàng, hiện tại là 10 triệu đồng/tháng/khách hàng; mở rộng tiêu chí lựa chọn các điểm kinh doanh. VNPT cũng đề xuất cơ quan chức năng ban hành chính sách, cơ chế hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ Mobile Money để người dùng có thể sử dụng liên thông Mobile Money giữa các nhà mạng khác nhau.

Còn theo đại diện Viettel, việc cả 3 nhà mạng được cấp phép triển khai thí điểm Mobile Money sẽ giúp tăng độ phủ của dịch vụ này. Bên cạnh đó, việc còn rất nhiều người dân chưa được tiếp cận với các loại hình thanh toán số, tài chính số chính là dư địa rất lớn. Với Viettel, hệ sinh thái tài chính số đã được nhà mạng này xây dựng và tích lũy hơn 10 năm.

“Viettel kỳ vọng dịch vụ Mobile Money sẽ góp phần phát triển nền tài chính toàn diện tại Việt Nam và đóng góp vào mục tiêu đưa việc thanh toán không dùng tiền mặt thành thói quen của người dân. Ngoài ra, chúng tôi cũng kỳ vọng những người chưa bao giờ tiếp cận với các loại tài khoản ngân hàng, dịch vụ điện tử thanh toán số… có thể tiếp cận một cách dễ dàng hơn với loại hình thanh toán số này, từ đó nâng cao tri thức và đưa các tiện ích số làm thay đổi cuộc sống của nhiều người”, đại diện Viettel nói.

Với Mobifone, lãnh đạo nhà mạng này cho biết do mới được cấp phép là đơn vị trung gian thanh toán nên sẽ phải kiện toàn hệ thống, do vậy sẽ cung cấp dịch vụ Mobile Money muộn hơn VNPT và Viettel một chút. Cụ thể, Mobifone dự kiến khoảng cuối năm nay và đầu năm sau (2022) sẽ triển khai thử nghiệm nội bộ và cho khách hàng trong phạm vi nhất định sử dụng dịch vụ. Thời gian thử nghiệm khoảng 3 tuần đến một tháng, sau đó nhà mạng sẽ cung cấp dịch vụ Mobile Money cho thuê bao Mobifone trên phạm vi toàn quốc.

Để Mobile Money thành công và phát triển đúng theo kỳ vọng, thực hiện được mục tiêu hỗ trợ vùng sâu vùng xa thu hẹp khoảng cách số, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bên cạnh việc quan tâm tới thị trường, các doanh nghiệp viễn thông cũng cần lưu ý đặc biệt đến sự trải nghiệm của khách hàng, từ đó tạo sự lan tỏa để Mobile Money có thể thực sự “cất cánh”.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

(VNF) - Nợ quá hạn gần 30 tỷ đồng tiền thuế, chủ đầu tư ban đầu của tòa nhà Saigon One Tower bị cơ quan thuế cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn.

Nợ gấp 2 lần vốn, Petro Miền Trung vẫn để hàng trăm tỷ gửi ngân hàng

Nợ gấp 2 lần vốn, Petro Miền Trung vẫn để hàng trăm tỷ gửi ngân hàng

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư và sản xuất Petro Miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu đạt 500 tỷ đồng, giảm 19 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô Hyundai giảm sốc: Accent rẻ thêm 60 triệu, Custin xuống giá 80 triệu đồng

Ô tô Hyundai giảm sốc: Accent rẻ thêm 60 triệu, Custin xuống giá 80 triệu đồng

(VNF) - Mẫu sedan hạng B Hyundai Accent và MPV đa dụng Custin đang được các đại lý giảm giá bán hàng chục triệu đồng để xả hàng tồn kho.

‘Báo động’ chất lượng tài sản của Khải Hoàn Land

‘Báo động’ chất lượng tài sản của Khải Hoàn Land

(VNF) - Có tới 91,6% tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: KHG) nằm ở các khoản phải thu; 7% khác nằm ở hàng tồn kho và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Cựu Tổng giám đốc Thuduc House và loạt đồng phạm được giảm án

Cựu Tổng giám đốc Thuduc House và loạt đồng phạm được giảm án

(VNF) - Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP. HCM tuyên án đối với 24 trong tổng số 43 bị cáo có kháng cáo bản án sơ thẩm tại phiên xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) và Cục Thuế TP. HCM.

Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bất thành trong năm 2024 dù đã có các chương trình tặng quà, tri ân để thu hút cổ đông.

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HoSE: SCR) ghi nhận mức lãi trước thuế chỉ 7 tỷ đồng. Song so với cùng kỳ năm trước, mức lãi này đã tăng tới 5,3 lần và hoàn thành hơn 43% kế hoạch năm.

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

(VNF) - Theo một báo cáo gần đây trong ngành, trong quý I/2024, việc huy động vốn cho các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm, phản ánh sự suy giảm nguồn vốn kéo dài trong khu vực kể từ khi đại dịch Covid-19 kết thúc.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.

Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

(VNF) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến công du vòng quanh châu Âu trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai bên đạt đến điểm căng thẳng nhất trong nhiều thập kỷ. Được biết, những quốc gia mà ông Tập đi qua đều đang tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc, bất chấp nhiều cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.