Miniso - 'đại gia bán lẻ Nhật' sắp có mặt tại Việt Nam là thương hiệu Trung Quốc?

Hồ Mai - 11/07/2016 13:16 (GMT+7)

(VNF) - Không ít người đặt câu hỏi nghi vấn liệu Miniso là thương hiệu của Trung Quốc hay Nhật Bản khi tháng 8 tới đây, hãng này sẽ khai trương 3 cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam.

Thương hiệu Trung Quốc 'mượn danh' Nhật Bản?

Mới đây, thương hiệu bán lẻ hàng tiêu dùng ứng dụng thời trang Nhật - Miniso sẽ có mặt ở Việt Nam bằng hình thức nhượng quyền thương hiệu bởi tập đoàn Lê Bảo Minh.

Tại thị trường Việt Nam, Tập đoàn Lê Bảo Minh được biết đến là nhà phân phối độc quyền thương hiệu Canon (Nhật Bản) trong hơn 15 năm qua với hơn 230 đại lý trên khắp 64 tỉnh thành.

Theo đó, bà Lê Thị Ngọc Hải - Chủ tịch tập đoàn Lê Bảo Minh cho biết, hai bên ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu từ tháng 4/2016 và tháng 8 năm nay sẽ khai trương 3 cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội và tăng gấp đôi sau một tháng. Hết năm nay sẽ có chuỗi 13 cửa hàng tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Vinh (Nghệ An), Cần Thơ và Hải Phòng, tập đoàn này cho hay.

Miniso phát triển theo mô hình nhượng quyền thương hiệu với các mặt hàng tiêu dùng, gia dụng, thời trang, phụ kiện kỹ thuật số, mỹ phẩm, mỹ phẩm chăm sóc da, dụng cụ làm đẹp, dụng cụ hỗ trợ sức khỏe, du lịch… cho trẻ sơ sinh đến người cao tuổi.

Hàng hóa bán tại Miniso. Ảnh: Miniso

Trang web của Miniso Việt Nam giới thiệu "Miniso là thương hiệu Nhật Bản đang rất được ưa chuộng tại nhiều nước Châu Á và trên toàn thế giới với hơn 10.000 sản phẩm và 100.000.000 khách đến với cửa hàng/chi nhánh mỗi năm".

Tổng điều hành, linh hồn của thương hiệu Miniso đó là ông Ye Guofu (Chủ tịch Hội đồng quản trị Aiyaya Co., Ltd.)  Aiyaya là thương hiệu Trung Quốc thành lập từ 2004 bởi Ye Guo Fu, chủ yếu bán mỹ phẩm và các đồ thời trang, phụ kiện dành cho phái nữ tại Trung Quốc. Hãng này đi lên từ việc tạo bản sao chuỗi cửa hàng đồng giá nổi tiếng nhất Nhật Bản Muji theo phong cách Trung Quốc, các sản phẩm hoàn toàn Trung Quốc. 

Năm 2013, Ye Guofu chuyển đổi hệ thống cửa hàng Aiyaya thành thương hiệu hoàn toàn mới Miniso. "Bằng việc ký kết với nhà thiết kế người Nhật Miyake Jyunya thương hiệu Miniso có xuất xứ và thiết kế từ Nhật Bản", hãng này cho biết.

Miyake Jyunya (trái) và Ye Guo Fu (phải). Ảnh: Miniso

Miniso cũng thông tin rằng: "Miniso "kế thừa" các điểm mạnh của 3 thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản đó là Uniqlo (phong cách thiết kế chuỗi bán lẻ), Muji (cách tạo ra sản phẩm với giá thành hợp lý và thiết kế tối ưu), Daiso (phong cách thiết kế bao bì sản phẩm) bước đầu tạo thành hiện tượng tại Trung Quốc". 

Năm 2014 - 2015, Miniso phủ kín hầu hết các thành phố lớn tại Trung Quốc, đặc biệt tại Quảng Châu và đặc khu kinh tế Hồng Kông. Từ 2013 cuối 2015 hãng đã mở được gần 1.200 cửa hàng khắp Trung Quốc

Cũng theo hãng này, với thiết kế bao bì đậm chất Nhật và sản phẩm sản xuất OEM thuần "Made in China", các sản phẩm của Miniso đã tạo nên cơn sốt tại thị trường Trung Quốc khi người dân nước này xếp hàng liên tục để vào mua các sản phẩm đồng giá 10 nhân dân tệ (khoảng ~35.000 VNĐ).

Năm 2016, Miniso liên tục kí kết hợp tác nhượng quyền thương hiệu với rất nhiều nước trên thế giới và đặc biết khối ASEAN (trong đó có Việt Nam).

Gắn mác 'đại gia' nhưng lại không có tiếng ở Nhật

Mặc dù được gắn mác đại gia, nhưng Miniso lại không phải thương hiệu nổi tiếng ở Nhật Bản. Hiện tại, Miniso chỉ có vài cửa hàng tại Nhật. So với các "đại gia" bán lẻ của Nhật như Uniqlo với 846 cửa hàng, Muji có 312 cửa hàng và Daiso vận hành chuỗi 2.900 cửa hàng thì đến nay Miniso lại chỉ có 4 cửa hàng tại nước này.

Bên ngoài một cửa hàng Miniso‬ tại Shibuya, Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Miniso

Thương hiệu Miniso còn dính rắc rối khi sử dụng tiếng Nhật cũng thiếu chính xác trên bao bì sản phẩm của mình. Nhiều người tiêu dùng đã đặt câu hỏi về nguồn gốc của thương hiệu này.

Đây không phải là lần đầu tiên Miniso gia nhập thị trường mới và bị đặt nghi vấn thương hiệu Trung Quốc mượn danh Nhật Bản. Hồi đầu năm nay, khi gia nhập thị trường Singapore, Miniso cũng vướng phải những nghi ngờ tương tự. Nhìn vào logo của Miniso có dễ dàng liên tưởng tới sự kết hợp thương hiệu bán lẻ nổi tiếng Nhật Bản là Daiso và Uniqlo. 

Uniqlo là thương hiệu thời trang số một của Nhật Bản, và lớn thứ 4 thế giới, trong khi Daiso là thương hiệu siêu thị đồng giá rất nổi tiếng ở Nhật Bản với hàng trăm cửa hàng nhượng quyền ở nhiều nước trên thế giới (ngoài Nhật Bản) trong đó có Việt Nam.

Thiết kế logo của Miniso khá giống với Uniqlo và Daiso

Trả lời những vướng mắc này, người sáng lập của Miniso, ông Miyake Jyunya và ông Ye Guo Fu, giải thích rằng tên Miniso có nguồn gốc từ chữ "minimart" (siêu thị mini) và logo của nó được thiết kế mang ý nghĩa đơn giản và hiện đại. Màu đỏ được chọn vì nó được cho là biểu tượng của sự tốt lành.

Hai vị này cũng khẳng một mực khẳng định rằng Miniso thực sự thương hiệu của Nhật Bản. Người sáng lập Miniso cho rằng do sự phổ biến áp đảo của chuỗi cửa hàng tại Trung Quốc đã làm lu mờ danh tiếng của thương hiệu này tại Nhật Bản. Miniso chỉ có 4 cửa hàng tại Tokyo, nhưng lại có tới trên 1.000 cửa hàng tại Trung Quốc. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

‘Cục tạ’ ở Mê Linh có kéo lùi tham vọng của CEO Group?

‘Cục tạ’ ở Mê Linh có kéo lùi tham vọng của CEO Group?

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh. Và dù đã giảm gần 900 tỷ đồng kế hoạch doanh thu so với năm trước, mục tiêu doanh thu 2.100 tỷ đồng trong năm 2024 vẫn được xem là thách thức với CEO Group.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

(VNF) - Tại dự thảo thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

(VNF) Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được những rủi ro của mô hình chấm điểm tín dụng và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định để đưa ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định thị trường.

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (Long Giang Land, HoSE: LGL) đã có quý lỗ thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, nhiều vấn đề của công ty vẫn chưa tìm thấy lối ra.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.