Masan trở thành tập đoàn tiêu dùng dẫn đầu về vốn hóa tại Việt Nam

Lan Thu - 14/02/2022 14:35 (GMT+7)

(VNF) - Trong năm qua, Masan đã vươn lên trở thành tập đoàn tiêu dùng lớn nhất Việt Nam về giá trị vốn hóa (gần 177.000 tỷ đồng).

VNF
Cửa hàng Winmart+ theo mô hình mini-mall

Sở hữu hệ sinh thái tiêu dùng - bán lẻ có sức cộng hưởng mạnh mẽ, cổ phiếu MSN của Masan đã được VCSC và HSBC dự phóng giá mục tiêu lần lượt là 186.000 đồng và 200.000 đồng, cao hơn 37% so với thị giá hiện tại.

Giá trị cộng hưởng từ hệ sinh thái tiêu dùng – bán lẻ độc đáo

Năm 2021, Masan đã gặt hái nhiều kết quả nổi bật, cả về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, đổi mới mô hình kinh doanh và mở rộng hệ thống bán lẻ. Doanh thu hợp nhất của Masan Group đạt 88.629 tỷ đồng, tăng 14,8% so với mức 77.218 tỷ đồng của năm 2020. Được biết, động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ nền tảng tiêu dùng – bán lẻ The CrownX (TCX) đạt doanh thu thuần hơn 58.000 tỷ đồng trong năm qua.

Hiện nay, Masan là hệ sinh thái tiêu dùng bán lẻ tích hợp off-to-online duy nhất tại Việt Nam sở hữu nền tảng sản xuất các mặt hàng FMCG (Masan Consumer Holdings, Masan MEATLife), phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống bán lẻ WinCommerce (WCM) đứng đầu cả nước về số lượng điểm bán, mở rộng sang lĩnh vực F&B và viễn thông thông qua cổ phần kiểm soát tại Phúc Long và Mobicast.

Việc “có mặt” ở nhiều lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu đã đem lại cho Masan cơ sở khách hàng quy mô hàng đầu: 98% hộ gia đình Việt có ít nhất 1 sản phẩm của Masan, 9 triệu khách hàng trung thành tại WCM, gần 5 triệu khách hàng có thu nhập khá giả từ Techcombank, tập khách hàng trẻ, có phong cách sống hiện đại từ Phúc Long và khả năng tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng từ các đối tác off-to-online chiến lược, trong đó có Lazada.

Năm 2021, doanh thu từ các mảng kinh doanh phục vụ người tiêu dùng (không bao gồm mảng thức ăn chăn nuôi và mảng chế biến vật liệu công nghiệp công nghệ cao của MHT) đóng góp 68% vào tổng doanh thu và dự kiến sẽ tăng lên 85% trong năm 2022. Lợi nhuận thuần trong hoạt động kinh doanh chính ước tính sẽ trong khoảng 5.000 – 7.000 tỷ đồng, tăng trưởng 32% – 84% so với mức 3.800 tỷ đồng trong năm 2021.

Tăng tốc chiến lược Point of Life, đáp ứng 80% chi tiêu tiêu dùng của người Việt

Nối tiếp thành công bước đầu của việc triển khai kiosk Phúc Long tại các cửa hàng WinMart+, Masan đã tăng tốc chiến lược Point of Life (PoL) bằng cách xây dựng và thí điểm mini-mall, mô hình phục vụ đa dạng các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu (bao gồm nhu yếu phẩm, dược phẩm, sản phẩm tài chính và dịch vụ giải trí, viễn thông chiếm 60-80% chi tiêu tiêu dùng của người Việt) trên một hệ sinh thái tích hợp từ offline đến online.

Với các cửa hàng thí điểm mang lại kết quả khả quan, Masan tự tin rằng mô hình mini-mall thu hút khách hàng sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh số và giảm doanh thu cần thiết để đạt điểm hòa vốn, từ đó gia tăng lợi nhuận.

Trong năm 2021, 5 cửa hàng thí điểm hoạt động theo mô hình mini-mall đã giúp gia tăng 30% lưu lượng khách hàng so với cửa hàng trước khi áp dụng mô hình này. Mini-mall còn giúp mỗi điểm bán giảm 44% mức doanh thu cần thiết để đạt điểm hòa vốn tại cửa hàng/ngày.

Kỳ vọng về TCX còn đến từ khả năng cộng hưởng ở nhiều dịch vụ khác nhau, từ mua sắm hàng tiêu dùng, dược phẩm, F&B (Phúc Long), dịch vụ tài chính ( đối tác là ngân hàng Techcombank) và dịch vụ viễn thông (nhà mạng Reddi).

Mô hình “mini-mall” này đi theo chiến lược “Point of Life” mà Masan giới thiệu trước đó, gần như tích hợp đầy đủ thành nền tảng đa kênh, cung cấp đa dạng nhiều loại dịch vụ cho người tiêu dùng.

Năm 2022, công ty đặt mục tiêu mở 2.000 cửa hàng mini-mall theo 5 hình thức khác nhau, dựa trên phân tích đặc trưng của từng thành phố, ngoại ô, nông thôn ở các cửa hàng mới mở cũng như cửa hàng hiện có của WCM.

Chủ tịch Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang cho biết: “Mục tiêu sắp tới là chuyển đổi The CrownX trở thành nền tảng tiêu dùng – công nghệ hàng đầu. Trong năm 2022, Masan sẽ số hóa nền tảng từ sản xuất, hậu cần cho đến phân phối để phục vụ 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Bước đi này không chỉ giúp tối ưu 10% chi phí hoạt động mà còn vận dụng hiệu quả công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) và machine learning (máy học) để nâng cao hiểu biết về khách hàng nhằm phục vụ các sản phẩm dịch vụ tốt nhất”.

HSBC Global Research gọi sự chuyển đổi của Masan lần này là từ “hành trình đại gia bán lẻ trở thành siêu ứng dụng”. Sự tích hợp này sẽ giúp cải thiện doanh số bán hàng trên mỗi mét vuông, từ đó thúc đẩy lợi nhuận tương lai.

Chẳng hạn, ở mảng viễn thông, tiềm năng tăng trưởng là còn rất lớn. Sau khi sở hữu mạng di động Reddi, Masan đã triển khai thí điểm các gói dữ liệu viễn thông của nhà mạng này tại một số siêu thị và siêu thị mini WinMart+. Dự kiến, dịch vụ mạng này sẽ mở rộng ra khắp toàn quốc trong năm 2022 với mục tiêu đạt từ 500.000 – 1 triệu thuê bao.

Reddi là mảnh ghép chính để Masan xây dựng chương trình khách hàng thân thiết nhờ vào chính sách thu hút khách hàng mới dựa trên hợp tác thương hiệu. Chương trình sẽ giúp khách hàng thân thiết sử dụng các gói dữ liệu thiết yếu miễn phí nhờ ưu đãi hoàn tiền khi mua sắm trên toàn hệ sinh thái của Masan.

Đây là điểm khác biệt và là ưu thế vượt trội của Reddi so với các nhà mạng di động hiện nay trên thị trường. Sắp tới, khi Reddi triển khai dịch vụ “Chuyển mạng giữ số”, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi sử dụng nhà cung cấp mạng di động.

Ngoài ra, Reddi có thể sẽ mở rộng sang lĩnh vực thanh toán và hướng đến đối tượng người dùng chưa có tài khoản ngân hàng trong bối cảnh mobile money vừa được cấp phép hoạt động.

Theo HSBC, nếu Reddi đạt 1% thị phần mobile tại Việt Nam vào năm 2025, mức đóng góp doanh thu của Reddi cho Masan Group sẽ chiếm 1%. Ngoài khả năng tăng trưởng người dùng của Reddi, các thỏa thuận hợp tác mới trong mảng kỹ thuật số (như thanh toán, giải trí) cũng sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng với TCX.

Tháng 1/2022, Masan đã mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long để trở thành nâng tỉ lệ sở hữu lên 51%. Kể từ khi nhận được khoản đầu tư ban đầu của Masan, Phúc Long thể hiện sức mạnh cộng hưởng mạnh mẽ với chiến lược PoL. Chiến lược này giờ đây sẽ tăng tốc hơn nữa khi Phúc Long trở thành công ty thành viên của Masan. VCSC tin rằng điều này sẽ giúp mang lại giá trị tích lũy cho Masan vì Phúc Long là thương hiệu hàng đầu, có dư địa tăng trưởng lớn cũng như có khả năng hợp lực mạnh mẽ với hệ sinh thái tiêu dùng của Masan, đặc biệt là WCM.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: "Sau thời gian khó khăn, đến nay các dự án thuộc chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn với tổng số vốn lên đến 12 tỷ USD như các nhà máy I, II, III, IV,… đang được khởi động trở lại, nhiều dự án sẽ sớm đi vào hoạt động trong thời gian tới".

Nước Nga khó khăn: Không thu được tiền bán dầu, bị EU siết tài sản

Nước Nga khó khăn: Không thu được tiền bán dầu, bị EU siết tài sản

(VNF) - Bất động sản Trung Quốc "đóng băng" đã tạo cơ hội cho nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam và Hàn Quốc; Số phận tài sản của Nga đã được EU định đoạt;... là những tin tức đáng chú ý của thế giới tuần qua.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đầu tư xây 2.256 tỷ đồng Bến cảng Long Sơn Mỹ Xuân

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đầu tư xây 2.256 tỷ đồng Bến cảng Long Sơn Mỹ Xuân

Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Long Sơn Mỹ Xuân do Công ty TNHH Long Sơn đề xuất, dự kiến triển khai tại khu bến cảng Thị Vải, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Phòng chống rửa tiền, yêu cầu DN vàng thực hiện nghiêm chứng từ, hóa đơn điện tử

Phòng chống rửa tiền, yêu cầu DN vàng thực hiện nghiêm chứng từ, hóa đơn điện tử

(VNF) - NHNN yêu cầu SJC thực hiện nghiêm quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử, báo cáo phòng chống rửa tiền, thống kê các giao dịch mua, bán vàng.

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

(VNF) - Tổng cộng có 1.776 xe Mercedes-Benz phải triệu hồi gấp để khắc phục lỗi cầu chì tiềm ẩn gây nguy cơ cháy nổ trên xe. Trong đó có dòng xe ăn khách GLC và C-Class.

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

(VNF) - Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành địa ốc trong năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam vẫn có lãi 45 tỷ đồng, tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ.

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

(VNF) - Theo tờ The Guardian, "đế chế" nhà hàng của Gordon Ramsay lỗ 3,4 triệu bảng Anh (4,2 triệu USD) vào năm 2023, tăng gấp 3 lần so với năm trước đó. Đầu bếp nổi tiếng cho biết các doanh nghiệp đang "đấu tranh để tồn tại" do giá thuê nhà và chi phí thực phẩm tăng cao.

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

(VNF) - Trên thị trường tài chính Việt Nam, dòng vốn phát triển bền vững (ESG) vẫn đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, những hạn chế về nhận thức và thực hành ESG trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang là “nút thắt” chủ yếu khiến dòng chảy này chưa được mạnh mẽ.

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

(VNF) - Chính phủ yêu cầu NHNN xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá vàng. Còn NHNN Chi nhánh TP.HCM yêu cầu chấp hành nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ trong mua, bán vàng miếng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

(VNF) - Nhà toán học lừng lẫy kiêm người sáng lập quỹ đầu cơ định lượng Renaissance Technologies, tỷ phú Jim Simons vừa được xác nhận đã qua đời ở tuổi 86.