Mắc nhiều sai phạm, Bộ GTVT vẫn đề xuất ACV xây nhà ga T3, Tân Sơn Nhất

Đinh Tịnh - 27/03/2019 13:48 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 27/3, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ cho phép Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) được là nhà đầu tư mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của VietnamFinance, trong quá khứ, ACV mắc nhiều sai phạm, dù đang là “ông chủ” quản lý hàng chục sân bay cả nước.

VNF
Bộ GTVT quyết chọn ACV là nhà đầu tư xây dựng nhà ga T3, Tân Sơn Nhất

Nhiều sai phạm tại ACV

Trở lại kết luận thanh tra của bộ GTVT số 5045/KL-BGTVT ngày 15/5/2018 do Thứ trưởng bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông ký nêu rõ: giai đoạn từ tháng 3/2012 đến tháng 12/2016, ACV đã đầu tư xây dựng 85 dự án với tổng mức đầu tư các dự án là hơn 42.140 tỷ đồng.

Trong đó, giá trị đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước là 1.420,9 tỷ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ là 4.221,7 tỷ đồng; vốn ODA là 12.443,13 tỷ đồng; vốn ACV là 24.074,7 tỷ đồng.

Sau khi tiến hành thanh tra, rà soát 85 dự án trên, thanh tra bộ GTVT chỉ rõ: “Việc huy động, quản lý sử dụng các nguồn đầu tư do ACV quản lý còn nhiều bất cập. Giai đoạn 2011 – 2016, kế hoạch vốn chưa sát với thực tế nên có dự án giá trị giải ngân lớn hơn kế hoạch vốn; cũng có dự án giá trị giải ngân thấp hơn kế hoạch; có 1 dự án có kế hoạch vốn nhưng chưa thực hiện giải ngân.

Đáng lưu ý, tại dự án mở rộng nhà ga quốc tế T2 – cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bố trí vốn đầu tư dự án không đúng theo quyết định đã được phê duyệt. Cùng với đó, ACV đã để xảy ra nhiều tồn tại khi khảo sát, lập, thẩm định và phê duyệt dự án.

Cụ thể, chất lượng công tác khảo sát, lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán chưa cao, chưa sát với thực tế nên trong quá trình thi công phải điều chỉnh thiết kế, bổ sung hạng mục, khối lượng phát sinh, thay đổi vật liệu, điều chỉnh đơn giá, thiết bị,...

Thiết kế kỹ thuật thiếu chi tiết gây khó khăn cho việc kiểm soát khối lượng, chất lượng. Thiết kế kỹ thuật thay đổi so với thiết kế cơ sở nhưng chưa tiến hành điều chỉnh thiết kế theo quy định.

Ảnh: ACV từng dính nhiều sai phạm khi xây dựng nhà ga T2 Tân Sơn Nhất

Nghiêm trọng nhất là việc ACV tính sai đơn giá, tính trùng chi phí, biện pháp thi công chưa đúng. Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa đường HCC 25R – CHK Tân Sơn Nhất thiết kế BVTC chưa phù hợp với thiết kế kỹ thuật được phê duyệt, chưa thực hiện đúng quy định tại mục C, Khoản 2, Điều 16 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12.2.2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Ngoài ra, một số dự án được quy hoạch thiếu tầm nhìn nên vừa mới đầu tư xây dựng xong đã phải nâng cấp mở rộng như dự án kéo dài, nâng cấp đường CHC, đường lăn và sân đậu cảng hàng không Pleiku.

Đặc biệt, nghiêm trọng hơn, tại một số dự án được phê duyệt đầu tư khi chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định hiện hành về hồ sơ, về báo cáo đánh giá tác động môi trường, ý kiến thoả thuận của các cơ quan như: PCCC, cấp điện, cấp thoát nước, cảng vụ… điển hình như dự án mở rộng nhà ga Phú Quốc, dự án nhà ga hành khách cảng hàng không Vinh…

Mời thầu theo tiêu chuẩn Anh, Mỹ nhưng lại dùng “thiết kế nội”

Đặc biệt, thiết kế kỹ thuật thiếu chi tiết gây khó khăn cho việc kiểm soát khối lượng, chất lượng. Cùng với đó là thiết kết kỹ thuật thay đổi so với thiết kế cơ sở nhưng chưa tiến hành điều chỉnh thiết kế cơ sở theo quy định, việc tính sai đơn giá, tính trùng chi phí, biện pháp thi công chưa đúng.

Kết luận thanh tra cũng chỉ ra hàng loạt vấn đề khác, trong quá trình thi công, nghiệm thu chủ đầu tư đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam (Dự án mở rộng nhà ga hành khách Phú Quốc, Vinh…) để phù hợp với điều kiện thi công xây lắp tại Việt Nam trong khi hồ sơ mời thầu theo chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng tiêu chuẩn Anh, Mỹ là chưa phù hợp.

Về công tác đấu thầu: Hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu, nhưng có nhiều gói thầu đến khi chấm thầu chỉ còn lại một nhà thầu tham gia chẳng hạn như gói 4, 5, 5a thuộc dự án nhà ga hành khách Phú Quốc.

Ngoài ra, có nhiều nhà thầu tham gia dự thầu nhưng chỉ có 1 nhà thầu đạt hồ sơ về đề xuất kỹ thuật như ở gói 5b Phú Quốc; gói 6, 6B, 6C thuộc dự án nhà ga hành khách Vinh. Với tình huống này chưa có sự cạnh tranh về giá.

Tại khâu giám sát chất lượng công trình, ACV đã thuê đơn vị tư giám sát nhưng chất lượng công tác giám sát về chất lượng, khối lượng chưa cao. Một số công tác chưa tuân thủ theo quy định phải nghiệm thu theo quy trình để kiểm soát khối lượng, chất lượng.

Một số hạng mục thiết bị lắp đặt thực hiện không đúng với hồ sơ thiết kế hoặc điều kiện hợp đồng, yêu cầu kỹ thuật của dự án nhưng vẫn được nghiệm thu, thanh toán, nghiệm thu còn trùng lắp, không đúng khối lượng; nhật ký giám sát chưa ghi chép đầy đủ theo quy định. Quản lý vật liệu đầu vào cũng còn một số tồn tại.

Ngoài ra, kết luận cũng nêu rõ, công tác quy hoạch các cảng hàng không do ACV quản lý chưa dự báo sát tốc độ tăng trưởng lưu lượng hành khách, hàng hoá dẫn đến một số cảng bị quá tải, một số cảng chưa đạt công suất, các nội dung quy hoạch không còn phù hợp với thực tế khai thác, dẫn đến phải điều chỉnh một số cảng, điều này ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.

Ảnh: Thiết kế của tư Pháp ADP-I Engineering đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng Bộ GTVT lại trình một phương án khác

Cho dù ACV mắc nhiều sai sót có hệ thống tại nhiều dự án, tuy nhiên, không hiểu sao Bộ GTVT vẫn tiếp tục trình Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3, CHK quốc tế Tân Sơn Nhất.

Đáng chú ý, đề xuất 4 hình thức đầu tư nhà ga này gồm: Giao cho ACV - Người khai thác cảng làm chủ đầu tư thực hiện bằng nguồn vốn của doanh nghiệp; Sử dụng vốn ngân sách nhà nước; Thành lập tổ chức kinh tế để đầu tư; Đầu tư xây dựng theo hình thức PPP. Trong vai trò này, ACV vẫn sẽ là “ông chủ” giống như cái cách mà đơn vị này vẫn được độc quyền và “lãi khủng” trong khai thác kinh doanh nhà ga nhiều năm qua

Việc Bộ GTVT trình Chính phủ giao cho ACV thực hiện mở rộng CHK Tân Sơn Nhất theo hướng “nhồi” nhà ga 20 triệu khách vào khu đất 16,37 ha đang gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận.

Bởi, trước đó Văn phòng Chính Phủ đã từng 2 lần thông báo kết luận của Thủ tướng và Phó thủ tướng lựa chọn phương án điều chỉnh quy hoạch mở rộng Tân Sơn Nhất mà tư vấn Pháp ADP-I Engineering đề xuất trên diện tích 26 ha.

Xin nhắc lại, trong quá khứ ACV đã từng bị Thanh tra Bộ GTVT chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng về trách nhiệm trong huy động, quản lý sử dụng các nguồn vốn do ACV quản lý.

Đáng lo ngại hơn, Thanh tra Chính Phủ cũng đã từng có kết luận thanh tra chỉ ra sai phạm của ACV về việc chấp hành chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn tài sản, cổ phần hoá, thoái vốn và tái cơ cấu Tổng công ty này.

 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Khám phá tàu hỏa '5 sao' mới nhất Việt Nam

Khám phá tàu hỏa '5 sao' mới nhất Việt Nam

Hành khách đi tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn - Đà Nẵng) sẽ được trải nghiệm những dịch vụ "cao cấp" chưa từng có trước đây.

Đề xuất Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

Đề xuất Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

(VNF) - Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được bố trí cho thuê biệt thự công vụ, diện tích đất khuôn viên 450-500m2; kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất là 350 triệu đồng.

Nhận diện Lý Hải Production: DN giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ với series phim 'Lật mặt'

Nhận diện Lý Hải Production: DN giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ với series phim 'Lật mặt'

(VNF) - Mới đây, Lý Hải trở thành đạo diễn Việt Nam tiếp theo có doanh thu 1.000 tỷ đồng. Đứng sau sự thành công này chính là Công ty TNHH Lý Hải Production - nhà sản xuất series phim 'Lật mặt'.

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

(VNF) - Theo Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 4/2024, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh giúp sản lượng tăng trở lại.

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Hết tâm lý chờ đáy, nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua bất động sản?

Hết tâm lý chờ đáy, nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua bất động sản?

Nhà đầu tư đã thể hiện tâm lý tích cực hơn, nhưng giá bất động sản và mức lãi suất cho vay mua nhà thả nổi sau thời gian ưu đãi vẫn còn những

Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

(VNF) - Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase Global đã công bố lợi nhuận hơn 1 tỷ USD trong quý I, khi sự phấn khích xung quanh việc cấp phép ETF Bitcoin đã kích thích lượng giao dịch tiền điện tử tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm.

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

(VNF) - Ước tính mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy tỷ trọng của nền kinh tế Nga trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm trong nhiệm kỳ thứ 5 của Tổng thống Vladimir Putin và xuống mức thấp nhất kể từ khi Liên Xô tan rã.

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

(VNF) - Với chuyên đề đặc biệt mang tên “Bàn tròn AI”, Đặc san Toàn cảnh Tài chính số 2024 không chỉ kỳ vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách mà AI đang làm thay đổi ngành tài chính - ngân hàng mà rộng hơn là gợi mở cách tiếp cận, cách tư duy, cách hành động mới trong một thế giới mà AI thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống con người.

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

(VNF) - Theo TS Châu Đình Linh, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM, hoạt động chấm điểm tín dụng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro vỡ nợ và hướng đến an toàn tín dụng.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.