Lý thuyết số lượng tiền tệ là gì?

Quỳnh Anh - 27/11/2018 11:52 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Lý thuyết số lượng tiền tệ (quantity theory of money) là gì?

VNF
Lý thuyết số lượng tiền tệ (quantity theory of money) là lý thuyết cho rằng có mối quan hệ trực tiếp giữa cung tiền và mức giá chung rong nền kinh tế.

Lý thuyết số lượng tiền tệ (quantity theory of money) là lý thuyết cho rằng có mối quan hệ trực tiếp giữa cung tiền và mức giá chung trong nền kinh tế. Đồng nhất thức được sử dụng làm cơ sở cho lý thuyết số lượng lần đầu tiên được Irving Fisher (1867-1947) đưa ra năm 1911, gọi là phương trình Fisher. Nó có dạng :

MV = PT

Trong đó M là khối lượng tiền tệ, V là tốc độ lưu thông tiền tệ (số lần bình quân mỗi đồng tiền được trao tay để thanh toán các giao dịch trong một năm ), P là mức giá chung (thường tính bằng chỉ số giá) và T là số lần giao dịch hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cung ứng.

Mối quan hệ nói trên theo đúng nghĩa, vì tổng chi tiêu bằng tiền để mua các loại hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ (MV) phải bằng giá trị bằng tiền của hàng hóa và dịch vụ do người bán cung cấp (PT), và bốn khái niệm trên được xác định theo cách cho phép biểu thức trên luôn luôn đúng. Người ta có thể chuyển đồng nhất thức này thành một phương trình kiểm định bằng cách giả định rằng tốc độ lưu thông tiền tệ là một hằng số hoặc chỉ số thay đổi chậm chạp. Cacsnhaf kinh tế thuộc trường Đại học Cambridge đã thay đổi lý thuyết số lượng truyền thống về tiền tệ để nhấn mạnh giữa số lượng tiền tệ trong một nên kinh tế (M) và tổng sản phẩm quốc dân (Y). Cái được gọi là phương trình Cambridge về tốc độ lưu thông thu nhập có dạng sau:

V = Y/M

Trong đó V là số lần bình quân mà khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế (M) chuyển từ tay người này sang tay người khác để mua sắm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng (Y). Ví dụ, nếu tổng sản phẩm quốc dân Y của một nước bằng 5 tỷ đồng và khối lượng tiền tệ bình quân (M) trong một năm là 1 tỷ đồng, thì khi đó V = 5. Do không thể quan sát trực tiếp tốc độ lưu thông tiền tệ, nên người ta phái xác định nó thông qua Y và M – các chi tiêu có thể thu thập từ hệ thống thống kê nhà nước.

Khái niệm V trong phương trình Cambridge không giống khái niệm V trong lý thuyết số lượng truyền thống về tiền của Fisher. Nếu biến đổi phương trình Fisher, chúng ta được:

Trong đó số lần giao dịch T trong một thời kỳ bao gồm toàn bộ các giao dịch hiện vật (mua bán hàng hóa và dịch vụ ) và giao dịch tài chính. Trong phương trình Cambridge, PT (P = mức giá bình quân) được thay bằng Y – một đại lượng không bao gồm mọi giao dịch, mà chỉ bao gồm các giao dịch đem lại thu nhập cuối cùng. Công thức này cho phép nhà kinh tế Cambridge nhấn mạnh thu nhập thực tế, tức hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.

Các nhà kinh tế cổ điển lập luận rằng tốc độ lưu thông là một hằng số, vì người tiêu dùng có thói quen tiêu dùng tương đối cố định và do vậy vòng quay tiền tệ nằm trong trạng thái dừng. Lập luận này chuyển đồng nhất thức thành một phương trình dẫn đến lý thuyết số lượng – một lý thuyết biểu thị mối quan hệ giữa cung tiền và mức giá chung. Nếu V và T là hằng số thì tốc độ tăng tiền phải bằng tốc độ lạm phát.

Những đại diện hàng đầu hiện nay của lý thuyết số lượng không quả quyết rằng tốc độ lưu thông tiền tệ cố định, nhưng họ lập luận rằng tốc độ lưu thông có thể thay đổi chậm chạp theo thời gian do những đổi mới trong lĩnh vực tài chính, chẳng hạn việc sử dụng rộng rãi tài khoản ngân hàng, thanh toán bằng séc và thẻ tín dụng. Họ cũng chỉ ra rằng trong nền kinh tế toàn dụng lao động, khối lượng hàng hóa và dịch vụ tối đa được sản xuất và trao đổi và do vậy khối lượng giao dịch T bị quy định bởi những cân nhắc từ phía cung, ví dụ xu thể tăng năng suất lao động.

Nếu V và T cố định hoặc thay đổi một cách chậm chạp, mức giá được xác định chủ yếu bởi mức cung ứng tiền tệ (M). Mọi sự gia tăng trong khối lượng tiền tệ đều trực tiếp làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ (tức tổng cầu). Từ đó có thể kết luận rằng nếu cung tiền (M) và tổng cầu tăng nhanh hơn khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế (T), thì mức giá chung (P) sẽ tăng (tức có lạm phát).

Trái lại, các nhà kinh tế thuộc phát Keynes lập luận rằng tốc độ lưu thông tiền tệ không ổn định, họ cho rằng nó có thể thay đổi nhanh chóng và trung hòa ảnh hưởng của những thay đổi trong cung tiền.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục đường cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục đường cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

(VNF) - Tại dự thảo thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

(VNF) Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được những rủi ro của mô hình chấm điểm tín dụng và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định để đưa ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định thị trường.

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (Long Giang Land, HoSE: LGL) đã có quý lỗ thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, nhiều vấn đề của công ty vẫn chưa tìm thấy lối ra.

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II đạt 318,8 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Sau 6 tháng, Hoa Sen thực hiện 84% kế hoạch lợi nhuận.

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương cho biết ông và Thaco chỉ nắm giữ vài chục phần trăm cổ phần tại HNG nhưng đang đánh cược rất nhiều vào doanh nghiệp này. Ban lãnh đạo HNG sẽ cố gắng tránh việc huỷ niêm yết cổ phiếu, tuy nhiên nếu phải huỷ niêm yết, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố thông tin minh bạch và trở lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện.

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) đã kết lại năm tài chính 2023 với kết quả kinh doanh vượt trội, vượt xa kế hoạch năm đề ra.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.