Ls Trương Thanh Đức: ‘Dự thảo Luật Đất đai vẫn chưa bảo đảm quyền lợi người dân’

Kỳ Thư - 10/03/2023 07:38 (GMT+7)

(VNF) - Liên quan đến vấn đề giá đất, tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), luật sư Trương Thanh Đức cho rằng những quy định trong dự thảo vẫn chưa bảo đảm quyền lợi cho người dân.

VNF
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI.

"Có thể cho dân quyền giao dịch chuyển nhượng, thế chấp đất"

Bình luận về các sửa đổi của dự thảo Luật Đất đai, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, cho rằng luật phải minh định rõ ràng, cụ thể, chính xác ai có quyền sở hữu tài sản hay quyền sử dụng đất, chứ không thể cứ tù mù mãi như hộ gia đình.

“Hộ gia đình có thể là 1 hoặc một số người, chứ không thể cứ mãi chung chung rồi dẫn đến tranh chấp phức tạp, vô hiệu liên miên. Nếu luật này không giải quyết vấn đề này thì có thể tiếp tục gây ra hậu quả pháp lý tai hại trong vài chục, thậm chí hàng trăm năm nữa”, luật sư Đức nói.

Cũng theo ông Đức, dù vẫn giữ sở hữu toàn dân về đất đai và chỉ Nhà nước mới được quyền bán và định đoạt tài sản là đất đai, nhưng hoàn toàn vẫn có thể cho dân quyền giao dịch chuyển nhượng, thế chấp đối với đất, chứ không phải chỉ là quyền sử dụng đất.

“Phải quy định trực tiếp quyền đối với đất thì mới bảo đảm tính logic, đồng bộ, thống nhất tối thiểu, ví dụ chúng ta có Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 chứ không bao giờ gọi là thuế sử dụng quyền sử dụng đất”, ông Đức nói.

Ông Đức cho rằng quyền sở hữu đất đai thì toàn dân, nhưng mọi quyền khác cần nói đúng bản chất vấn đề là chuyển nhượng, tặng cho, chuyển đổi, trao đổi, thế chấp, thừa kế… đất, không cần phải thay bằng quyền sử dụng đất. “Chính một loạt điều trong dự thảo luật cũng đang viết như vậy. Ví dụ, Điều 49 viết 'chuyển nhượng đất' hay Điều 29 và 34 viết là 'cho thuê đất'. Vậy cứ phải nói chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay cho thuê quyền sử dụng đất thì mới chính là luật lại trái luật”, ông Đức nói.

Luật sư Trương Thanh Đức cho hay, khoản 2, Điều 3 của Luật Thương mại năm 2005 giải thích theo nghĩa cả đất và quyền sử dụng đất đều không phải là hàng hóa. Còn các điều 105, 115 và 158, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rằng, quyền sử dụng đất chính là tài sản và để giao dịch quyền tài sản đó thì buộc phải có quyền sở hữu. Trong khi đó, Điều 13 dự thảo Luật Đất đai lại khẳng định “quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu”.

“Đã là tài sản và hàng hóa thì không thể không có quyền sở hữu. Nếu không có quyền sở hữu thì chủ thể sử dụng đất cũng không thể có quyền gì để giao dịch được. Vậy là dẫn đến sự mâu thuẫn giữa các luật này”, ông Đức nói và cho rằng luật hoàn toàn có thể giao cho dân quyền chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho, trao đổi… đất (chứ không phải chỉ là quyền sử dụng đất), mà không hề vi hiến, mâu thuẫn.

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng đất nào cũng nên cho giao dịch chuyển nhượng, thế chấp. Đất thuê trả tiền trước toàn bộ hay 5 năm hay 1 năm, về nguyên lý cũng đều như nhau và đều là tài sản của người sử dụng.

“Luật 2003 chỉ cho chuyển nhượng, thế chấp đất đã trả tiền trước nhiều năm, mà thời hạn trả tiền còn lại ít nhất 5 năm. Luật 2013 cho chuyển nhượng cả loại còn lại dưới 5 năm nhưng lại không rõ ràng. Luật 2023 vẫn không cho chuyển nhượng đất thuê trả tiền thuê hằng năm, nhưng lại cho thế chấp 'quyền thuê trong hợp đồng thuê đất' trả tiền hằng năm”, ông Đức nói.

Luật sư Đức cũng cho rằng, đất nợ tiền nhà nước cũng cho chuyển nhượng, thế chấp bình thường, chỉ cần quy định trước khi sang tên phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

“Luật 2003 cho phép điều này nhưng luật 2013 và dự thảo luật đất đai lần này không cho phép. Như vậy, thay vì chuyển nhượng, thế chấp để lấy tiền trả nhà nước thì lại phải lắt léo như vay nóng chẳng hạn để trả trước, đẩy rủi ro, bất lợi cho dân”, ông Đức nêu.

Quy định rõ về giá đất cụ thể

Luật sư Trương Thanh Đức cũng cho rằng cần xử lý điểm mấu chốt, hợp lý hơn, hiện thực hơn về “bảng giá đất” và “giá đất cụ thể”.

Dự thảo luật quy định “việc định giá đất cụ thể được xác định theo bảng giá đất tại thời điểm định giá”. Như vậy, có thể suy luận, giá đất cụ thể để bồi thường vẫn cứ được xác định theo bảng giá đất, chỉ khác nhau là nhân hay không nhân và nhân nhiều hay nhân ít với hệ số.

“Có điều bất hợp lý là, Luật Đất đai năm 2013 hiện hành không hề nhắc đến từ 'hệ số', mà bỗng dưng lại xuất hiện hế số K trong các nghị định của Chính phủ. Vậy thì việc bồi thường trong dự luật này liệu có chung một số phận với luật hiện hành? Luật như vậy là tù mù, trái với nguyên tắc của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015”, ông Đức nhận định.

Ông Trương Thanh Đức cho rằng những quy định trên vẫn chưa có gì bảo đảm quyền lợi cho người dân, vì trên thực tế lâu nay các địa phương vẫn luôn trả lời khiếu nại, tố cáo rằng: Giá “giá đất cụ thể” thế là cao nhất rồi, đã theo đúng giá thị trường rồi và nơi ở mới tốt hơn nhiều nơi cũ rồi.

“Quy định là bồi thường 'bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi' như ngay tại chính Điều 89, thì giá đất được bồi thường vẫn có thể thấp hơn hàng chục lần giá đất bị mất”, ông Đức nói.

Vì vậy, theo ông Đức, luật cần quy định “giá đất cụ thể” phải thoát ly khỏi bảng giá đất. Bảng giá đất chỉ để thu thuế sử dụng đất và có thể là thuế chuyển nhượng đất.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: "Sau thời gian khó khăn, đến nay các dự án thuộc chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn với tổng số vốn lên đến 12 tỷ USD như các nhà máy I, II, III, IV,… đang được khởi động trở lại, nhiều dự án sẽ sớm đi vào hoạt động trong thời gian tới".

Nước Nga khó khăn: Không thu được tiền bán dầu, bị EU siết tài sản

Nước Nga khó khăn: Không thu được tiền bán dầu, bị EU siết tài sản

(VNF) - Bất động sản Trung Quốc "đóng băng" đã tạo cơ hội cho nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam và Hàn Quốc; Số phận tài sản của Nga đã được EU định đoạt;... là những tin tức đáng chú ý của thế giới tuần qua.

Phòng chống rửa tiền, yêu cầu DN vàng thực hiện nghiêm chứng từ, hóa đơn điện tử

Phòng chống rửa tiền, yêu cầu DN vàng thực hiện nghiêm chứng từ, hóa đơn điện tử

(VNF) - NHNN yêu cầu SJC thực hiện nghiêm quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử, báo cáo phòng chống rửa tiền, thống kê các giao dịch mua, bán vàng.

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

(VNF) - Tổng cộng có 1.776 xe Mercedes-Benz phải triệu hồi gấp để khắc phục lỗi cầu chì tiềm ẩn gây nguy cơ cháy nổ trên xe. Trong đó có dòng xe ăn khách GLC và C-Class.

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

(VNF) - Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành địa ốc trong năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam vẫn có lãi 45 tỷ đồng, tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ.

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

(VNF) - Theo tờ The Guardian, "đế chế" nhà hàng của Gordon Ramsay lỗ 3,4 triệu bảng Anh (4,2 triệu USD) vào năm 2023, tăng gấp 3 lần so với năm trước đó. Đầu bếp nổi tiếng cho biết các doanh nghiệp đang "đấu tranh để tồn tại" do giá thuê nhà và chi phí thực phẩm tăng cao.

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

(VNF) - Trên thị trường tài chính Việt Nam, dòng vốn phát triển bền vững (ESG) vẫn đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, những hạn chế về nhận thức và thực hành ESG trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang là “nút thắt” chủ yếu khiến dòng chảy này chưa được mạnh mẽ.

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

(VNF) - Chính phủ yêu cầu NHNN xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá vàng. Còn NHNN Chi nhánh TP.HCM yêu cầu chấp hành nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ trong mua, bán vàng miếng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

(VNF) - Nhà toán học lừng lẫy kiêm người sáng lập quỹ đầu cơ định lượng Renaissance Technologies, tỷ phú Jim Simons vừa được xác nhận đã qua đời ở tuổi 86.

Ngân hàng rao bán loạt bất động sản hàng trăm tỷ ở Đà Nẵng

Ngân hàng rao bán loạt bất động sản hàng trăm tỷ ở Đà Nẵng

(VNF) - Nhiều bất động sản có diện tích lớn ở Đà Nẵng đang được ngân hàng rao bán với giá hàng trăm tỷ đồng.