Loạt dự án chậm tiến độ, lãng phí lớn

Trường Phong - 15/09/2022 07:17 (GMT+7)

Ngày 14/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”.

VNF
Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (ở Hà Nam) được đầu tư hoành tráng nhưng khó khăn trong việc đưa vào hoạt động.

Dù việc quản lý, sử dụng ngân sách, các nguồn vốn nhà nước khác đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, kết quả giám sát ban đầu cho thấy, vẫn còn những ngành, lĩnh vực, đơn vị yếu kém, gây lãng phí lớn.

Bệnh viện, trang thiết bị đắt tiền “đắp chiếu”

Trình bày dự thảo báo cáo tóm tắt tại phiên họp, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết, kết quả giám sát sơ bộ cho thấy, việc quản lý, sử dụng ngân sách, các nguồn vốn nhà nước khác đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh phí ngân sách, vốn nhà nước giai đoạn 2016- 2021 tiết kiệm được là trên 350.000 tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước, nợ công được kiểm soát chặt chẽ.

Tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị từng bước được đổi mới, sắp xếp, kiện toàn theo hướng gọn, nhẹ, hiệu lực, hiệu quả; giảm 13,5% số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015, vượt mục tiêu Nghị quyết số 19 (tối thiểu bình quân cả nước giảm 10%). Tinh giản biên chế công chức giảm 10,01%; viên chức giảm 11,12% so với năm 2015, vượt mục tiêu Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực còn nhiều tồn tại. Cụ thể, trong lĩnh vực y tế, việc đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, đầu tư, mua sắm, quản lý, khai thác trang thiết bị y tế, đầu tư các dự án bệnh viện, cơ sở y tế còn nhiều hạn chế, thất thoát, lãng phí, không hiệu quả. Cùng với đó, việc thổi giá thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị chưa được xử lý kịp thời. Nhiều trang thiết bị hiện đại đắp chiếu nhiều năm tại một số cơ sở y tế.

Một số bệnh viện trọng điểm cấp T.Ư và cấp tỉnh hoàn thành nhiều năm, nhưng không đi vào khai thác, sử dụng, xuống cấp nghiêm trọng. Một số dự án đầu tư dở dang, không cân đối được nguồn vốn để hoàn thành, kéo dài nhiều năm, gây lãng phí nguồn lực.

“Cán bộ sai thì xử lý rồi, nhưng đất đai, tài sản, vốn liếng nằm đấy cả. Chủ trương có rồi, nên thể chế hóa bằng nghị quyết để tạo cơ sở pháp lý xử lý. Thẩm quyền cấp nào thì cấp đó xử lý”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. 

Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ chậm nhất trong 6 tháng đầu năm 2023 phải đưa các bệnh viện, các cơ sở y tế đã hoàn thành vào khai thác, sử dụng, trong đó đặc biệt lưu ý Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 tại thành phố Phủ Lý, Hà Nam; Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bình Dương… Cùng với đó, cần xây dựng phương án sử dụng hoặc điều chuyển các trang thiết bị y tế hiện đại đắp chiếu nhiều năm tại một số bệnh viện, cơ sở y tế…

Thể chế hóa để xử lý

Liên quan lĩnh vực đầu tư công, Đoàn giám sát chỉ ra, chất lượng xây dựng, giao kế hoạch không đáp ứng yêu cầu đề ra; phân bổ vốn còn dàn trải, phân tán; công tác chuẩn bị đầu tư, lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều bất cập; việc tổ chức thực hiện chưa thật sự quyết liệt, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm,…

Tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ của các bộ, ngành, địa phương cho thấy, có hàng nghìn dự án giai đoạn 2016 - 2021 chậm tiến độ, trong đó, nhiều dự án quan trọng quốc gia, dự án lớn, trọng điểm đều chậm tiến độ. Điển hình là Dự án tuyến đường sắt thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội; Tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; Tuyến đường sắt số 1: Bến Thành - Suối Tiên; Tuyến đường sắt số 2: Bến Thành - Tham Lương.

Các dự án giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài rất chậm, thời gian triển khai dự án kéo dài, phải gia hạn thực hiện, không hoàn thành đưa dự án vào khai thác đúng thời hạn dự kiến, giảm hiệu quả sử dụng vốn vay. Cùng với đó, hàng nghìn dự án điều chỉnh quyết định đầu tư, trong đó có nhiều dự án phải điều chỉnh dự án nhiều lần; nhiều dự án vi phạm thủ tục đầu tư, có thất thoát, lãng phí; nhiều trường hợp phải xử lý hình sự; một số dự án hoàn thành, nhưng không đưa vào sử dụng, không phát huy hiệu quả đầu tư, để hoang hóa, lãng phí…

Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành địa phương rà soát, tổng hợp, phân loại và xây dựng kế hoạch lộ trình để tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án sử dụng vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA chậm tiến độ.

Nghiên cứu phương án bố trí vốn ngân sách mua lại các dự án đầu tư theo hình thức BOT gặp khó khăn, vướng mắc do nhà nước điều chỉnh cơ chế, chính sách, đầu tư mới các dự án không hợp lý, gây thua lỗ, phá vỡ phương án tài chính ban đầu để bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư, bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh…

Đoàn giám sát cũng kiến nghị đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm thuộc lĩnh vực dầu khí, điện, than, hóa chất,… để sớm đưa các dự án vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, đây là cuộc giám sát lớn, phạm vi rộng, phức tạp, thông tin số liệu rất nhiều, huy động lực lượng lớn tham gia; cần tiếp tục làm rõ những thành tựu, điển hình về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó nhiều nội dung làm vượt chỉ tiêu của T.Ư, là thành tích cực kỳ quan trọng.

Ông Huệ yêu cầu, với các kiến nghị, đề xuất, phải nêu rõ thời gian, như về dự án treo, dự án chậm tiến độ, các dự án BOT đang đầu tư dở dang, dự án BT đang phải xử lý. Các dự án vướng mắc sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra phải thể chế hóa chủ trương của T.Ư để xử lý.

Xem thêm >> Vướng giải tỏa mặt bằng, nút giao thông nghìn tỷ ở Khánh Hòa chậm tiến độ

Theo Tiền Phong
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'

Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'

(VNF) - Tổng giám đốc SJC đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng, bởi từ năm 2012 đến nay, doanh nghiệp không được sản xuất và nhập khẩu vàng nguyên liệu, nên không hưởng lợi từ việc vàng tăng giá mà còn bị mang tiếng trục lợi.

Ông Dương Văn Thái và ông Mai Tiến Dũng bị khai trừ Đảng

Ông Dương Văn Thái và ông Mai Tiến Dũng bị khai trừ Đảng

(VNF) - Ngày 16/5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét việc thi hành kỷ luật ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Ông Lê Thanh Hải bị cách tất cả chức vụ trong Đảng

Ông Lê Thanh Hải bị cách tất cả chức vụ trong Đảng

(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải bằng hình thức Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.

Ông Lê Minh Hưng làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Ông Lê Minh Hưng làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

(VNF) - Ngày 16/5, ông Lê Minh Hưng được Bộ Chính trị phân công giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương kiêm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Chân dung 4 nhân sự được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị

Chân dung 4 nhân sự được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị

(VNF) - Tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII diễn ra vào ngày 16/5, Trung ương đã cho ý kiến về công tác nhân sự.

Bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác

Bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác

(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa đồng ý cho bà Trương Thị Mai thôi làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nhiệm kỳ 2021-2026 theo nguyện vọng cá nhân.

Đại tướng Lương Cường làm Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường làm Thường trực Ban Bí thư

(VNF) - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - Đại tướng Lương Cường được Bộ Chính trị phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư.

Giá vé máy bay nhiều chặng giảm một nửa so với dịp 30/4

Giá vé máy bay nhiều chặng giảm một nửa so với dịp 30/4

(VNF) - Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện nay, nhiều đường bay tới các điểm du lịch, giá vé giảm chỉ còn khoảng một nửa so với thời điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Tháng đầu cao điểm nắng nóng, PV Power thu về hơn 3.200 tỷ đồng

Tháng đầu cao điểm nắng nóng, PV Power thu về hơn 3.200 tỷ đồng

(VNF) - Theo đó, PV Power đã vượt 38% so với kế hoạch kinh doanh tháng. Tuy nhiên, tính chung 4 tháng đầu năm, doanh thu của nhà cung cấp điện này vẫn giảm 10%, ước đạt 9.401 tỷ đồng.

Giá đất tại TP.HCM sẽ đắt ngang Hồng Kông?

Giá đất tại TP.HCM sẽ đắt ngang Hồng Kông?

(VNF) - Tiến sĩ Phùng Quốc Hiển, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, nhận định TP. HCM đang đứng trước những thách thức rất lớn, mà vấn đề đất đai là một trong số đó.