Loạt CEO Nhật Bản tiêm 'chui' vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc

Bảo Hà - 07/01/2021 08:03 (GMT+7)

Một loại vaccine ngừa COVID-19 chưa được phê duyệt do Trung Quốc sản xuất đã được đưa vào Nhật Bản và tiêm cho người đứng đầu một vài công ty nổi tiếng tại đây cùng gia đình họ.

Danh sách những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc tại Nhật Bản. Ảnh: Mainichi

Theo báo Mainichi, kể từ tháng 11/2020, 18 người bao gồm lãnh đạo các công ty và người thân của họ đã được tiêm vaccine. Các liều vaccine được đưa vào Nhật Bản qua một nhà môi giới Trung Quốc có quan hệ mật thiết với các quan chức cấp cao trong Chính phủ Trung Quốc.

Mặc dù việc một cá nhân mang vaccine nước ngoài vào Nhật Bản với ý định sử dụng cho bất kỳ ai khác ngoại trừ chính họ là bất hợp pháp, nhưng dường như phía Trung Quốc cũng đang sử dụng vaccine làm đòn bẩy để mở rộng ảnh hưởng của họ tại đây.

18h30 chiều ngày 12/12/2020, chủ tịch của một công ty công nghệ thông tin lớn cùng vợ đến một phòng khám ở phường Shinagawa, thủ đô Tokyo. Chờ đợi trong một phòng tư vấn là giám đốc phòng khám và một người đàn ông Trung Quốc.

Sau màn giới thiệu ban đầu, vợ của vị chủ tịch công ty bày tỏ lo lắng về việc liệu vaccine có thực sự an toàn hay không. Trong khi giám đốc phòng khám chỉ ngồi gõ máy tính và không nói gì, người đàn ông Trung Quốc kia mỉm cười và gật đầu trấn an.

Người đàn ông Trung Quốc kia thường xuyên đi lại giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông ta cũng biết chủ tịch công ty kia được hơn 20 năm. Ông khuyên cặp vợ chồng không nên quá lo lắng về các tác dụng phụ. Điều khó chịu duy nhất sau khi tiêm là sẽ bị sưng tấy một chút ở khu vực được tiêm. Tuy nhiên, điều này là bình thường giống như khi tiêm những loại vaccine khác. 

Dứt lời, người đàn ông Trung Quốc đưa cho họ một mẫu khai để xác nhận họ có đồng ý tiêm hay không. Tờ khai họ nhận được không có câu hỏi về tiền sự bệnh hoặc dị ứng, chỉ có nội dung xác nhận khách hàng muốn tiêm. Hai vợ chồng chủ tịch lần lượt viết ngày tháng, tên tuổi và số điện thoại vào mẫu khai.

Sau khi hoàn tất hồ sơ, người đàn ông Trung Quốc lấy ra khỏi tủ lạnh một chiếc hộp sắt có kích thước rộng bằng một tờ giấy A4 và đưa cho giám đốc phòng khám. Bên trong là các túi nhỏ, mỗi túi có hai ống tiêm vaccine và một lọ chất lỏng 5 ml. Trên nhãn có ghi ngày tháng và một số từ bao gồm "COVID-19" và "virus SARS-CoV-2 bất hoạt”. Theo lời giải thích của người đàn ông kia, các mũi tiêm này đều do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) sản xuất. Chi phí cho mỗi liều vaccine là 10.000 yên (khoảng 2,2 triệu đồng). 

Vậy tại sao một người đứng đầu công ty lớn lại mạo hiểm tiêm vaccine chưa được phê duyệt? Trong danh sách của người đàn ông Trung Quốc, tính đến nay đã có 18 khách hàng tiêm vaccine mà ông mang đến. Trong số họ là đại diện một số công ty hàng đầu Nhật Bản, bao gồm cả doanh nghiệp tài chính, nhà sản xuất điện tử và công ty công nghệ thông tin. 

Một ông chủ doanh nghiệp tài chính giấu tên đã hoàn thành 2 mũi tiêm vào tháng 11 và tháng 12/2020 tiết lộ: “Nếu như tôi mắc COVID-19, nó sẽ bị coi là một sự thất bại trong việc không thể kiểm soát bản thân, và điều này không thể tha thứ được đối với một người quản lý công ty”. Kể từ đầu năm 2020, ông đã cắt giảm số lượng người gặp nhưng những bữa tiệc để gặp đối tác là điều không thể tránh khỏi. Để gạt bỏ lo lắng, ông được đối tác giới thiệu cho người môi giới Trung Quốc kia.

Tại Nhật Bản, các bác sĩ vẫn có thể tiêm vaccine không được phê duyệt như một phương pháp "điều trị miễn phí". Tuy nhiên, Cục Y tế An toàn Dược phẩm và Môi trường của Bộ Y tế cảnh báo: "Rất nguy hiểm nếu tiếp nhận vaccine không được phê duyệt và không được biết đến”.

Ngày 10/12/2020, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức ký kết hợp đồng với công ty AstraZeneca của Anh mua vaccine cho 60 triệu người. Bên cạnh đó, Tokyo cũng đảm bảo 60 triệu liều vaccine Pfizer và 25 triệu từ Moderna. Các nhà sản xuất trong nước cũng đang đạt được nhiều tiến bộ với sự phát triển vaccine. Trong khi đó, niềm tin vào các nhà sản xuất vaccine Trung Quốc tại Nhật Bản tương đối thấp do không đủ minh bạch trong dữ liệu thử nghiệm lâm sàng.

Theo Báo tin tức
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) đã kết lại năm tài chính 2023 với kết quả kinh doanh vượt trội, vượt xa kế hoạch năm đề ra.

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (HoSE: LDG) đã có thêm 1 quý kinh doanh bết bát, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang trong trạng thái lao dốc không phanh.

Đại hội cổ đông Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa

Đại hội cổ đông Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa

(VNF) - Ngày 5/4 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway sẽ công bố báo cáo hoạt động quý I/2024 và tổ chức đại hội cổ đông. Đây là cơ hội duy nhất mỗi năm để các cổ đông đặt câu hỏi cho "nhà tiên tri xứ Omaha" Warren Buffett và các cấp phó của ông về hoạt động kinh doanh của công ty.

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

(VNF) - Đây là mức lãi suất người tham gia bảo hiểm được nhận tuỳ thuộc vào kết qủa kinh doanh của các quỹ liên kết chung của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Mức ghi nhận chi trả trong những năm gần đây thường từ 5 - 6%, nhiều thời điểm “cao hơn” mức lãi suất ngân hàng hiện hành.

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

(VNF) - Cuối quý I/2024, Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) đã hợp nhất thành công Công ty Cổ phần Đầu tư Thành phố Vàng. Sự kiện này đã làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc tài sản của HQC.

Gọi vốn 10.000 tỷ đồng, dòng tiền lớn đổ vào bất động sản Thái Nguyên

Gọi vốn 10.000 tỷ đồng, dòng tiền lớn đổ vào bất động sản Thái Nguyên

(VNF) - Trong Quý I/2024, đã có 14 dự án với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có 4 dự án lớn trên 1.000 tỷ đồng. Phần lớn tập trun vào bất động sản đô thị.

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, tác dụng tới đâu?

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, tác dụng tới đâu?

(VNF) - Bất chấp những rủi ro với an ninh năng lượng, Liên minh châu Âu (EU) dự định cấm nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga như biện pháp trừng phạt vì xung đột Ukraine. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng lệnh cấm này sẽ chỉ ảnh hưởng tới ¼ lợi nhuận mà Moscow thu được.

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

(VNF) - Nợ quá hạn gần 30 tỷ đồng tiền thuế, chủ đầu tư ban đầu của tòa nhà Saigon One Tower bị cơ quan thuế cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn.

Nợ gấp 2 lần vốn, Petro Miền Trung vẫn để hàng trăm tỷ gửi ngân hàng

Nợ gấp 2 lần vốn, Petro Miền Trung vẫn để hàng trăm tỷ gửi ngân hàng

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư và sản xuất Petro Miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu đạt 500 tỷ đồng, giảm 19 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô Hyundai giảm sốc: Accent rẻ thêm 60 triệu, Custin xuống giá 80 triệu đồng

Ô tô Hyundai giảm sốc: Accent rẻ thêm 60 triệu, Custin xuống giá 80 triệu đồng

(VNF) - Mẫu sedan hạng B Hyundai Accent và MPV đa dụng Custin đang được các đại lý giảm giá bán hàng chục triệu đồng để xả hàng tồn kho.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.