Lo sợ cú sốc 2023, ngân hàng thận trọng tham vọng lợi nhuận

Minh Dũng - 03/03/2023 10:08 (GMT+7)

(VNF) - Trong kế hoạch kinh doanh năm 2023, nhiều ngân hàng tỏ ra khá thận trọng với dự báo lợi nhuận tăng thấp trong bối cảnh toàn ngành phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

VNF

Ngân hàng thận trọng với kế hoạch lợi nhuận

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới đây đã công bố sơ bộ kế hoạch kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 12% so với năm trước, ước vượt 41.000 tỷ đồng.

Như vậy, Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận tương tự năm trước dù dự tính tăng trưởng tín dụng cao hơn, ở mức 12,8%, trong đó chưa bao gồm việc nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém.
Trong năm 2022, lợi nhuận lũy kế cả năm của Vietcombank đạt kỷ lục 37.359 tỷ đồng, tăng 35,9% so với năm 2021 và vượt xa kế hoạch tối thiểu đề ra hồi đầu năm.

Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) cũng vừa công bố tài liệu phục vụ cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên với mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất trong năm 2023 đạt 2.400 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với năm trước. Tăng trưởng tín dụng năm 2023 của nhà băng này dự kiến đạt 10,4%, dư nợ cho vay đạt 132.000 tỷ đồng. Năm 2022, nhà băng này đặt mục tiêu lợi nhuận cả năm tăng 25% so với năm 2021, ở mức 2.250 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận Nam A Bank đạt 2.268 tỷ đồng, cao hơn kế hoạch đề ra.

Còn Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt 12.200 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm trước. Tổng tài sản dự kiến tăng 25%, đạt 428.500 tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng dự kiến tăng 25% lên 292.500 tỷ đồng. VIB sẽ trình cổ đông phương án trích lập các quỹ, phân phối lợi nhuận năm 2022 và kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 15%.

Như vậy, mức tăng trưởng lợi nhuận dự kiến này của VIB chỉ bằng một nửa so với năm 2022 (31%) và thấp hơn nhiều so với con số thực tế đạt được của năm trước là 32%.

Eximbank cũng vừa đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận trước thuế ước đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 35% so với mức đạt được của năm 2022. Trong năm 2022, Eximbank là ngân hàng có lợi nhuận trước thuế tăng trưởng nhanh nhất hệ thống khi đạt 3.709 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần năm 2021 và vượt kế hoạch đề ra.

Có thể thấy, năm nay, nhiều ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận khá khiêm tốn. Những ngân hàng công bố kế hoạch sớm thường đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng sát với chỉ tiêu tăng trưởng chung 14-15% mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt ra cho toàn ngành.

Những kế hoạch thận trọng của các ngân hàng xuất phát từ không mấy sáng sủa của nền kinh tế. Trong năm 2023, ngành ngân hàng gặp nhiều trở ngại hơn do NIM (biên lãi ròng) thu hẹp, chính sách tiền tệ bị thắt chặt, tăng trưởng tín dụng chậm lại và đối mặt với những lo ngại về chất lượng tài sản. Điều này khiến lợi nhuận của các ngân hàng sẽ khó duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như năm 2022. 

Thách thức phía trước



Báo cáo phân tích của Fiingroup đánh giá, ngành ngân hàng sẽ phải đối mặt với những thách thức liên quan đến chất lượng tài sản, lãi suất cao và nhu cầu bức thiết phải tăng bộ đệm vốn cho các ngân hàng.

Theo FiinGroup, mặt bằng lãi suất huy động liên tục tăng cao khiến chi phí vốn của ngân hàng bị đội lên khiến tỷ suất tài sản sinh lời có thể tăng chậm hơn. Bên cạnh đó, việc cho vay có độ trễ tái định giá 3-6 tháng dẫn đến NIM có thể thu hẹp nhẹ trong 1-2 quý tới.

Cùng với đó, chất lượng tài sản suy giảm tạo áp lực lên tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng do các yếu tố là tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên sau khi Thông tư 14/2020/TT-NHNN về giãn nợ cho cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 hết hiệu lực từ tháng 6/2022.

Thêm vào đó, rủi ro nợ xấu tiềm ẩn từ danh mục tín dụng bất động sản, bao gồm cho vay chủ đầu tư bất động sản, cho vay người mua nhà và nợ xấu chéo từ trái phiếu bất động sản,... ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng.

Các ngân hàng đang nắm giữ khoảng 40% lượng trái phiếu bất động sản. Sự suy yếu của ngành bất động sản và các ngành khác buộc các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, nợ xấu có nguy cơ gia tăng. Ngoài ra, khoảng 16,1 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2023-2024 chưa tìm được cách tháo gỡ cũng tác động đến lợi nhuận ngân hàng.

Bên cạnh những khó khăn của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp thì những ồn ào về bán chéo bảo hiểm đang thách thức nguồn thu nhập và kế hoạch lợi nhuận của các ngân hàng trong năm nay.

Theo báo cáo vừa công bố của WiGroup, năm 2023, các ngân hàng sẽ chịu nhiều áp lực tăng trưởng, những dấu hiệu suy yếu dần xuất hiện vào cuối năm ngoái. Số lượng các ngân hàng dễ bị tổn thương bởi nợ xấu đang tăng lên.Năm nay, bức tranh lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh mẽ giữa các nhóm ngân hàng thương mại. 

Các chuyên gia của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng chi phí vốn tăng nhưng tỷ suất tài sản sinh lãi có thể tăng chậm hơn, cùng với việc cho vay có độ trễ tái định giá 3-6 tháng dẫn đến NIM có thể thu hẹp nhẹ trong 1-2 quý tới. Tăng trưởng tín dụng của năm nay dự báo chỉ ở mức 11-12,5%.

Nhóm phân tích của VDSC cũng cho hay, nhóm ngân hàng quốc doanh sẽ chứng kiến mức độ suy giảm NIM nhiều hơn so với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần bởi nhiệm vụ hỗ trợ nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn.

Công ty Chứng khoán Maybank (MBKE) dự báo, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ chậm lại trong năm 2023 so với mức nền cao năm 2022, trước những áp lực đối với NIM, chất lượng tài sản trung hạn, trong bối cảnh lãi suất tăng, thị trường vốn và bất động sản thắt chặt hơn.

Trong khi đó, nhóm phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI nhận định, tăng trưởng lợi nhuận các ngân hàng trong năm 2023 có thể đạt 13,7%, bằng một nửa tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2017-2021 (28%) và cao hơn giai đoạn 2014-2015 (11,3%). Trong kịch bản tiêu cực, các ngân hàng này có thể chỉ tăng khoảng 10% trong năm nay.

Còn nhóm phân tích của Yuanta Việt Nam dự báo tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2023 là 16%. Nhóm phân tích cho rằng, môi trường lãi suất cao, rủi ro nợ xấu và tình hình thanh khoản của các doanh nghiệp vẫn là thách thức lớn với ngành ngân hàng.

Tương tự, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ giảm tốc trong năm 2023 với tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 10%, trong đó có sự phân hóa về triển vọng lợi nhuận giữa các nhóm ngân hàng.

Trước đó, kết quả khảo sát của NHNN cho thấy, các tổ chức tín dụng tỏ ra thận trọng hơn khi dự báo cho thời gian tới với 56,4-75,4% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý I và cả năm 2023, nhưng mức độ kỳ vọng cải thiện thấp hơn so với năm 2022; 95,3% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng dương trong năm 2023 so với năm 2022; 2,8% tổ chức tín dụng dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm và 1,9% dự kiến lợi nhuận không thay đổi so với năm 2022.

Tuy nhiên, ngành ngân hàng vẫn sẽ có một số điểm sáng như tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao gấp đôi sau 10 năm và tăng trưởng thu nhập lãi được kỳ vọng cải thiện vào nửa cuối năm 2023. Ngoài ra, thu nhập từ phí và hoa hồng tiếp tục đóng góp tích cực cho lợi nhuận của ngân hàng, phần nào giảm sự phụ thuộc vào tín dụng cho ngân hàng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.