Lịch sử giá cổ phiếu PRT và những thông tin cần biết

Văn Kiên - 21/03/2022 22:34 (GMT+7)

Từ khi lên sàn UPCoM, giá cổ phiếu PRT chứng kiến khá nhiều sóng tăng - giảm đan xen. Từ giữa tháng 9 năm 2021, giá cổ phiếu PRT tăng rất mạnh.

Lịch sử giá cổ phiếu PRT và những thông tin cần biết

Lịch sử giá cổ phiếu PRT và những thông tin cần biết

Cổ phiếu PRT là của công ty nào?

Cổ phiếu PRT là của Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương, hiện đang được giao dịch trên sàn chứng khoán UPCoM.

Thông tin khái quát về Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương

Vốn điều lệ: 3.000.000.000.000 đồng

Trụ sở chính: A128, Đường 3-2, Khu phố Đông Tư, Phường Lái Thiêu, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Điện thoại: 0274. 3755243 - 3755039 – 3755342

Fax: 0274. 3755040

Email: info@protrade.com.vn

Website: www.protrade.com.vn

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1982: Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương, tiền thân là Xí nghiệp sản xuất hàng cao su 3-2 Sông Bé, được thành lập theo Quyết định số 02/QĐ-TU ngày 20/10 của Tỉnh ủy Sông Bé. Nguồn vốn hoạt động ban đầu của xí nghiệp là 4.000.000 đồng, sản phẩm chủ lực là dép xốp cao su đi biển.

Năm 1983: Công ty xây dựng xưởng nước đá cây, tiêu thụ sản phẩm hàng ngày, đồng thời mở rộng ra các xưởng phụ trợ như xưởng cưa, xưởng đóng gói bao bì, xưởng cơ khí, xưởng quai dép để chủ động sản xuất, tăng nhanh sản lượng xuất khẩu và sử dụng ngoại tệ mạnh có được (đồng Rúp) đổi hàng đối lưu gồm những mặt hàng chiến lược để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong tỉnh.

Năm 2002: Từ số vốn ban đầu 4.000.000 đồng sau hơn 20 năm hoạt động, tổng số vốn của Công ty là 271.000.000.000 đồng.

Năm 2006: UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 134/QĐ/UBND ngày 22/05 chuyển Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con.

Năm 2010: UBND tỉnh Bình Dương tiếp tục ban hành Quyết định số 2964/ QĐ- UBND ngày 04/10 về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương thành Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV.

Năm 2015: Ngày 18/12, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định 3332/QĐ-UBND về việc cổ phần hóa Tổng Công ty Sản xuất –Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV.

Năm 2017: Ngày 28/12, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định 3706/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Phương án cổ phần hóa. Theo đó, vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 3.000.000.000.000 đồng.

Năm 2018: Ngày 26/10, Công ty tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thành lập Tổng Công ty Sản xuất- Xuất nhập khẩu Bình Dương –Công ty cổ phần. Ngày 01/11, Công ty được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần.

Năm 2019: Tổng Công ty Sản xuất –Xuất nhập khẩu Bình Dương – Công ty cổ phần trở thành Công ty đại chúng theo Công văn số 2334/UBCK-GSĐC ngày 11/04/2019 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Năm 2020: Ngày 22/04, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 6 - thay đổi người đại diện và thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ Thị xã Thuận An thành Thành phố Thuận An. Ngày 08/05/2020, thay đổi mẫu con dấu doanh nghiệp (thay đổi Thị xã Thuận An thành Thành phố Thuận An).

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu PRT nhất?

Số lượng cổ phiếu PRT đang được niêm yết trên sàn giao dịch là: 300.000.000 cổ phiếu.

Cổ đông Nguyễn Văn Thiền (Thành viên HĐQT Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương) hiện đang nắm giữ nhiều cổ phiếu PRT nhất với 1.500.000 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 1,11%. Xếp sau là cổ đông Trần Nguyên Vũ (Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc) và cổ đông Huỳnh Thanh Hải (Thành viên HĐQT Tổng công ty) đều với tỷ lệ sở hữu 0,01%.

Lịch sử giá cổ phiếu PRT qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu PRT

Lịch sử giá cổ phiếu PRT. Nguồn đồ thị: TVSI

Lịch sử giá cổ phiếu PRT. Nguồn đồ thị: TVSI

Từ khi lên sàn UPCoM, giá cổ phiếu PRT chứng kiến khá nhiều sóng tăng - giảm đan xen với biên độ rộng. Cho đến giữa tháng 9 năm 2021, giá cổ phiếu PRT tăng rất nhanh, đã đạt đỉnh và giảm sâu.

Giá cổ phiếu PRT thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu PRT thấp nhất là 9.100 đồng/cổ phiếu vào ngày 28/07/2020 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu PRT cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu PRT cao nhất là 34.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 15/12/2021 (tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu PRT không?

Tình hình kinh doanh của PRT

Năm 2020, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PRT lần lượt ở mức 961 tỷ đồng và 430 tỷ đồng, giảm 43% và tăng 43% so với năm 2019.

Năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PRT lần lượt ở mức 1.488 tỷ đồng và 231 tỷ đồng, tăng 55% và giảm 46% so với năm 2020.

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu PRT?

Sàn UPCoM hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu PRT tại ngày 21/03/2022 là 22.800 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 2.280.000 đồng/lần mua.

Định hướng phát triển của PRT

Chiến lược phát triển của Tổng Công ty Sản xuất- Xuất nhập khẩu Bình Dương là tiếp tục kế thừa và đầu tư chuyên sâu vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã định hình và phát triển trong hơn 35 năm qua với 03 lĩnh vực ngành nghề có sự tương trợ lẫn nhau. Trong đó, bám sát vào cơ cấu ngành dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp như sau:

Lĩnh vực dịch vụ: Đầu tư tài chính, tập trung vào các ngành dịch vụ thể thao giải trí cao cấp, phát triển các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe có đóng góp vượt trội cho cộng đồng. Đầu tư kinh doanh khu dân cư, bất động sản. Phát triển dịch vụ logictics.

Lĩnh vực công nghiệp: Tiếp tục phát triển kinh doanh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tập trung phát triển các ngành sản xuất giấy, gỗ, đồ gia dụng, may mặc ứng dụng hiện đại hóa máy móc, thiết bị và quy trình sản xuất, đầu tư chiều sâu, nâng cao nâng suất lao động và bảo vệ môi trường.

Lĩnh vực nông nghiệp: Trồng cây công nghiệp, cây cao su, chế biến mủ cao su. Nhằm mục tiêu nghiên cứu triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp năng suất cao, hướng đến phát triển cộng đồng nông dân và nông thôn.

Việc đầu tư tài chính trực tiếp và gián tiếp của Tổng Công ty Sản xuất- Xuất nhập khẩu Bình Dương sẽ đóng vai trò chủ đạo để định hướng phát triển các ngành sản xuất. Thực hiện đầu tư vốn với vai trò sáng lập và định hướng, ưu tiên huy động vốn từ nhiều thành phần kinh tế để tạo nên sức mạnh tài chính và tối ưu hóa hiệu quả đầu tư ở các ngành kinh doanh. Tuy nhiên, Tổng Công ty hạn chế sở hữu tỷ lệ vốn 100% ở các công ty con.

Tags:
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thanh tra thị trường vàng: 'Phát hiện vi phạm chuyển ngay cho Công an'

Thanh tra thị trường vàng: 'Phát hiện vi phạm chuyển ngay cho Công an'

(VNF) - Tại cuộc họp ngày 14/5 về công tác quản lý thị trường vàng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khai yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chậm nhất cuối tuần này phải công bố quyết định thanh tra.

Tổng thống Mỹ Biden sắp công bố mức thuế 100% lên xe điện Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Biden sắp công bố mức thuế 100% lên xe điện Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới đối với xe điện, chất bán dẫn, pin, pin mặt trời, thép và nhôm của Trung Quốc vào ngày 14/5 (theo giờ Mỹ). Một nguồn thạo tin cho hay mức thuế đối với xe điện sẽ tăng lên 100%, gấp bốn lần mức thuế hiện tại là 25%.

'Chưa bao giờ khó khăn như hiện nay, DN xăng dầu như nằm trên  giường bệnh'

'Chưa bao giờ khó khăn như hiện nay, DN xăng dầu như nằm trên giường bệnh'

(VNF) - Ông Hoàng Trung Dũng - Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP) khẳng định, chưa bao giờ DN khó khăn như hiện nay do các quy định bất cập trong kinh doanh xăng dầu. Hai năm qua, các doanh nghiệp xăng dầu như đang nằm trên giường bệnh.

Masan tái cấu trúc mảng khai khoáng, dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ

Masan tái cấu trúc mảng khai khoáng, dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ

(VNF) - Đạt được thoả thuận với Mitsubishi Materials Corporation Group, Masan sẽ tái cấu túc mảng khoáng sản, thu về lợi nhuận và tập trung nguồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ.

Cổ phiếu VinFast tăng sốc 51% khi VF3 bắt đầu nhận cọc

Cổ phiếu VinFast tăng sốc 51% khi VF3 bắt đầu nhận cọc

(VNF) - Vốn hóa của VinFast cũng đã quay trở lại trên mức 10 tỷ USD - ngang ngửa với 2 thương hiệu xe điện khác là NIO và Rivian.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng: Ngày trở lại sau lệnh bắt giam, sắc tím đã 'nhạt'

Ông Nguyễn Đỗ Lăng: Ngày trở lại sau lệnh bắt giam, sắc tím đã 'nhạt'

(VNF) - Màn tái xuất của ông Nguyễn Đỗ Lăng khiến bộ ba cổ phiếu APS, API và IDJ phủ sắc tím. Song so với thời điểm vị doanh nhân này hô hào 'gồng lãi', sắc tím đã nhạt đi rất nhiều.

Thủ tướng: 'Khuyến khích DN Trung Quốc đầu tư dự án lớn như đường bộ, đường sắt'

Thủ tướng: 'Khuyến khích DN Trung Quốc đầu tư dự án lớn như đường bộ, đường sắt'

(VNF) - Nhấn mạnh Việt Nam xác định rõ định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, Thủ tướng khẳng định luôn khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực mà Trung Quốc có thế mạnh và Việt Nam nhu cầu và ưu tiên cao.

Cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều người Việt mất trắng cơ nghiệp

Cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều người Việt mất trắng cơ nghiệp

(VNF) - Hỏa hoạn lớn tại khu mua sắm Marywilska 44 ở Bialoleka, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, đã khiến rất nhiều thương nhân mất trắng gia sản gây dựng trong nhiều năm.

Công ty tài chính sẽ sớm thoát cảnh thua lỗ?

Công ty tài chính sẽ sớm thoát cảnh thua lỗ?

(VNF) - Trong năm 2023, lợi nhuận của nhiều công ty tài chính đồng loạt lao dốc do chịu “cú đấm kép” khi thị trường khó khăn chung và tình trạng bùng nợ diễn ra ngày càng nhiều. Thế nhưng, bước sang năm 2024, thị trường tài chính tiêu dùng đang đứng trước nhiều dư địa phát triển, tạo động lực thúc đẩy cho các công ty tài chính bứt tốc.

Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm

Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm

(VNF) - Chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng cho biết sẽ triển khai lại dự án vào đầu tháng 5/2024, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì.