Lên sàn UpCOM, cổ phiếu ‘lạ’ của nhà sản xuất bao cao su Merefa có gì hot?

Bá Lâm - 12/12/2017 10:15 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 12/12, Công ty Cổ phần Merufa (mã chứng khoán MRF) - Doanh nghiệp sản xuất bao cao su đầu tiên của Việt Nam chính thức lên sàn chứng khoán UpCOM với giá "chào sàn" là 18.600 đồng/cổ phiếu.

VNF

Theo thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), MRF sẽ niêm yết với khối lượng 3,67 triệu cổ phiếu, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 18.600 đồng/cổ phiếu. Như vậy, Merufa lên sàn với định giá gần 68,4 tỷ đồng.

Merefa có gì?

Merufa được biết đến là doanh nghiệp sản xuất bao cao su đầu tiên tại Việt Nam. Theo bản cáo bạch, hoạt động chủ yếu của Merufa là sản xuất kinh doanh các thiết bị và dụng cụ y tế như: bao cao su, găng tay phẫu thuật, các loại nút chai kháng sinh và truyền dịch. 

Đặc biệt, sản phẩm tiêu biểu của công ty là các loại bao cao su tránh thai mang các thương hiệu: Yes, Hello, Trust, Happy... được chế tạo từ cao su thiên nhiên của Việt Nam và có lợi thế là có thể trực tiếp sản xuất sản phẩm từ latex cao su ra thành phẩm, không phải là đơn vị gia công đóng gói bao cao su thành phẩm mua từ nước ngoài như các công ty khác ở Việt Nam.

Tuy nhiên bao cao su do Merufa sản xuất khó cạnh tranh với các nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài như Durex hay Sagami. Chưa kể, dù Merufa có dây chuyền sản xuất bao cao su có công suất 120 triệu bao nhưng trong hai năm 2014 và 2015, dây chuyền này mới chỉ sử dụng được khoảng 20% công suất. Vì vậy, doanh thu của Merufa hiện nay đến chủ yếu từ găng tay y tế và sản xuất nút chai.

Theo bản cáo bạch của Merufa, năm 2016, doanh thu của doanh nghiệp đạt 80,7 tỷ đồng thì găng tay chiếm 68,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động từ dây chuyền này cũng chưa hết công suất khi có tới 5 dây chuyền nhúng găng tự động với sản lượng 30 triệu đôi/năm nhưng trong năm 2014-2015 thì chỉ sử dụng khoảng 55% công suất.

Tương tự với dây chuyền sản xuất nút chai các loại có thể tạo ra trên dưới 40 triệu cái/năm nhưng công suất thực chất chỉ khoảng 75%.

Mặc dù vậy, với lợi thế là DN nhà nước sản xuất các sản phẩm dụng cụ y tế nên Merufa khá được "ưu tiên" trong các gói thầu y tế. Cụ thể, theo cáo bạch, các khoản phải thu của khách hàng đến trong năm 2016 đến từ Ban QLDA thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về dân số - kế hoạch hóa gia đình gần 1,4 tỷ đồng; các BV trên địa bàn TP.HCM như BV Quân Y, BV Nguyễn Tri Phương, Bình Dân, Huyết học... với số tiền hơn 9,7 tỷ đồng, được thuyết minh là bán các sản phẩm dụng cụ y tế.

Về cơ cấu cổ đông, hiện tại công ty có 5 cổ đông lớn gồm: Tổng Công ty Thiết bị Y tế Việt Nam (tổ chức đại diện vốn Nhà nước) nắm giữ 16,18% cổ phần; Ngân hàng Sacombank nắm giữ 6,56%; Ngân hàng MBBank nắm 6,04% cổ phần. 2 cổ đông cá nhân là bà Trần Nguyễn Thanh Mai nắm 10,03% và ông Phạm Xuân Mai, thành viên HĐQT không điều hành nắm 5,05%.


Merufa chiếm thị phần lớn trên thị trường bao cao su

18.600 đồng/cổ phiếu có hấp dẫn?

Theo Báo cáo Tài chính của Merufa, trong năm 2016, tổng doanh thu của Merufa đạt 80,7 tỷ đồng (giảm khoảng 11% so với năm 2015) do tình hình cạnh tranh của nhiều đơn vị vật tư y tế khác khiến giá bán giảm mạnh. 

Tuy nhiên, nhờ cải tiến công nghệ, đàm phán giảm giá thành với nhà cung cấp đồng thời nhờ khoản thu nhập bất thường từ thanh lý tài sản cố định và lãi chuyển nhượng toàn bộ 26% vốn góp tại Công ty TNHH Merufa - Nova (chủ đầu tư dự án Newton Phú Nhuận, TP.HCM) nên lợi nhuận ròng năm 2016 của Merufa lại tăng hơn 160% lên gần 26 tỷ đồng, trong khi trước đó chưa tới 10 tỷ đồng. Theo đó, cổ đông của Merufa trong hai năm 2015 và 2016 vẫn đều đặn nhận được cổ tức bằng tiền mặt lần lượt 12% và 13%.

Tuy nhiên, năm 2017 Merufa đặt kế hoạch kinh doanh khá khiêm tốn với tăng doanh thu tăng chưa tới 5%, dự kiến đạt 84,3 tỷ đồng; còn lợi nhuận sau thuế bất ngờ chỉ vỏn vẹn 2,5 tỷ đồng, giảm 92% so với kết quả đạt được trong năm 2016. Cổ tức theo đó cũng "teo" lại chỉ còn tỷ lệ 5%.

Việc đặt lại mục tiêu sụt giảm có thể đến từ việc Merufa dự đoán không còn khoản thu bất thường từ thanh lý tài sản như năm 2016, đồng thời các kế hoạch kinh doanh được triển khai không mấy thuận lợi. 

Cụ thể, tính đến hết 30/9/2016, doanh thu thuần của Merufa chỉ thực hiện được 68,6% kế hoạch cả năm với 58 tỷ đồng và bị khoản lỗ ròng gần 2 tỷ đồng. Như vậy, mục tiêu lợi nhuận 2,5 tỷ đồng trong quý 4 này là một gánh nặng không nhỏ với Merufa.

Về tài sản cố định là đất đai, bên cạnh văn phòng tại Quận Phú Nhuận, Merufa còn có thêm một khu đất khác để xây dựng văn phòng diện tích gần 118 m2; nhà máy có tổng diện tích 15.670 m2 và khu nhà kho khoảng 4.531 m2. 

Trong kế hoạch trước đó, Merufa dự kiến xây dựng 3 công trình với tổng vốn đầu tư 21.5 tỷ đồng gồm có dự án xây khu nhà 3 tầng sản xuất bao cao su và găng phẫu thuật (NSX-VL) với mức vốn dự kiến 11 tỷ đồng, dự án xây nhà văn phòng 6 tầng ở 138 Nguyễn Văn Trỗi (VP138-NVT) khoảng 3.5 tỷ đồng và dự án xây dựng kho ở Đông Thạnh Hóc Môn (KHO-HM) là 7 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại chỉ có dự án VP138-NVT vẫn được tiến hành, 2 dự án còn lại đã tạm dừng.

Về khoản đầu tư liên kết, hiện Merufa đang rót 3.6 tỷ đồng, tương đương 43% vốn vào CTCP Mỹ Bích đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh. Tuy nhiên, giá trị thực tế của Mỹ Bích hiện vẫn chưa xác định được. Ngoài ra, Công ty còn có khoảng 386 triệu đồng đầu tư vào Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sacom (tính đến cuối năm 2016).

Merufa tiền thân là Xí nghiệp Cao su y tế thuộc Bộ Y tế, được thành lập năm 1987 với sự hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và Tổ chức Dân số Thế giới. Xí nghiệp bắt đầu hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ 20 tỷ đồng từ năm 2002 và được nâng lên gần 37 tỷ đồng ở thời điểm hiện tại


Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

(VNF) - Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.