Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương: 'Việt Nam rất may mắn vì vẫn còn nguồn lực'

Việt Anh - 23/07/2020 21:35 (GMT+7)

(VNF) - Theo Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, hiện nay Việt Nam rất may mắn khi còn vẫn còn dòng vốn của Nhà nước, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đang cạn kiệt tiền ngân sách. Tuy nhiên, nguồn lực này hiện chưa được sử dụng tốt, không phát huy nhiều hiệu quả trong việc kích thích khôi phục nền kinh tế.

VNF
Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Tú Anh

Tại hội thảo "Dịch Covid-19: Ảnh hưởng và triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam", diễn ra hôm nay (23/7), ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, nhận định các gói chính sách hỗ trợ hiện nay của Chính phủ là khá toàn diện và nhanh chóng. Tuy nhiên, có một số vấn đề bất cập đã khiến gói hỗ trợ chậm trễ đến tay người dân và doanh nghiệp, làm mất đi tính kịp thời.

Nêu ví dụ, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp cho biết, mặc dù đã 3 tháng trôi qua, nhưng vẫn chưa có doanh nghiệp tiếp cận được gói vay trả lương cho người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Mặt khác, đối với gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, mới chỉ 1,6% người lao động bị đình chỉ hợp đồng lao động, nghỉ không lương được nhận hỗ trợ; đối với các hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, con số này chỉ vỏn vẹn 0,9%... Tính đến ngày 29/6, gói 62.000 tỷ đồng chỉ giải ngân được 18,2%, trong khi con số kỳ vọng cao hơn rất nhiều.

"Có thể thấy, qua số liệu trên, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã có sự tiên lượng trước, nhưng có thể đánh giá chưa đúng tình hình. Đồng thời, quan trọng hơn, do công tác giải ngân gặp các rào cản thủ tục khó khăn, dẫn tới việc chậm trễ và làm thất bại tính ứng phó kịp thời", ông Tú Anh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, đối với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ đã có Nghị quyết 84 với những giải pháp hữu ích, nếu thực hiện tốt, sẽ tác động rất lớn tới cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ - những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch.

"Thế nhưng, theo thống kê tính đến đầu tháng 7, vẫn còn nhiều tỉnh, cơ quan cấp Trung ương chưa có kế hoạch hành động, để thực hiện Nghị quyết này", ông Tú Anh cho biết.

Nói về những dư địa để ban hành thêm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, ông Tú Anh cho rằng, Việt Nam hiện nay có thể dựa vào dòng vốn của Nhà nước.

"Rất may mắn khi nước ta vẫn còn có nguồn lực, do tích luỹ trong các năm qua, trong khi nhiều nước trên thế giới đang cạn nguồn tiền, muốn chi cũng không có, mà vay thì không biết vay ở đâu", ông Tú Anh nói.

Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Kinh tế tổng hợp, Việt Nam chưa sử dụng tốt nguồn lực này, điển hình như việc giải ngân vốn đầu tư công, đến nay đã đạt 33% so với dự toán năm 2020 là 470.000 tỷ đồng, tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng nếu so với con số kế hoạch đề ra trong năm là 700.000 tỷ đồng, thì mới đạt hơn 22%. Có thể thấy, giải ngân đầu tư công đang chưa phát huy hiệu quả trong việc kích thích nền kinh tế hồi phục.

Về kiến nghị đối với các chính sách phát triển tiếp theo, ông Tú Anh nhấn mạnh về mục tiêu hàng đầu, đó là vấn đề việc làm, lao động. "Ngay từ những báo cáo đầu tiên của Ban Kinh tế Trung ương trình Bộ Chính trị, về những đánh giá và đề xuất liên quan đến đại dịch, Ban đã xác định mục tiêu của các chính sách hỗ trợ kinh tế phải là bảo vệ việc làm", Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp cho hay.

Chính vì vậy, các gói hỗ trợ hiện nay hướng đến chủ yếu là người lao động, bao gồm lao động phi chính thức, không có hợp đồng, không có bảo hiểm... Nhưng đáng tiếc, tính đến tháng 6, cả nước vẫn ghi nhận 30,8 triệu người lao động bị ảnh hưởng thu nhập và 2,6 triệu người thất nghiệp.

Giải pháp được ông Tú Anh tâm đắc đó là thúc đẩy đầu tư công nhưng phải tạo thêm được nhiều việc làm. Đó là mũi tên trúng 2 đích, vừa làm tăng tính cạnh tranh quốc gia, vị thế trước bạn bè quốc tế, mà lại tạo thêm sinh kế cho người dân.

"Điều này tốt hơn nhiều so với việc "đưa tiền" cho người dân, tôi nghĩ giải pháp này cần được tính đến trong thời gian tới", ông Tú Anh nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Sau cơn sốt tăng giá, chung cư Hà Nội neo cao khó bán mua

Sau cơn sốt tăng giá, chung cư Hà Nội neo cao khó bán mua

(VNF) - Sau giai đoạn tăng nóng, giá chung cư cũ Hà Nội hiện đang chững lại và có giá đi ngang. Nhiều gia đình trẻ gác lại ý định mua nhà và tiếp tục đi thuê để quan sát diễn biến giá thị trường sắp tới.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở chân đèo Hải Vân

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở chân đèo Hải Vân

(VNF) - Phân khu Sinh thái phía Tây - Khu vực thuộc phường Hòa Hiệp Bắc được quy hoạch phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch cộng đồng, khám phá mạo hiểm, sinh thái kết hợp ở có mật độ lưu trú thấp gắn với bảo tồn thiên nhiên.

Đạm Ninh Bình: Đang ngập trong nợ 'bất ngờ' báo lãi lớn

Đạm Ninh Bình: Đang ngập trong nợ 'bất ngờ' báo lãi lớn

(VNF) - Sau nhiều năm liền, Nhà máy Đạm Ninh Bình liên tục thua lỗ, đến tận quý I/2024, đơn vị mới thực sự kinh doanh có lãi.

Quảng Nam: Dự án BT của Đạt Phương đổi chủ mới

Quảng Nam: Dự án BT của Đạt Phương đổi chủ mới

(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất điều chỉnh tên chủ đầu tư của Khu đô thị Nồi Rang là Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển FVGLAND (tên cũ là Công ty cổ phần Đầu tư Chu Lai Hội An).

Khi Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường: Cổ phiếu ngành nào dậy sóng?

Khi Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường: Cổ phiếu ngành nào dậy sóng?

(VNF) - Việc Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ không có tác động ngay tức thì trong ngắn hạn đối với các ngành liên quan và doanh nghiệp niêm yết. Về dài hạn, các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có thể sử dụng giá sản xuất của chính doanh nghiệp đó trong trường hợp Mỹ tiến hành điều tra thuế chống bán phá, từ đó có thể giảm rủi ro chịu thuế chống bán phá giá trong tương lai và giúp hàng hóa Việt Nam cạnh tranh bình đẳng hơn tại thị trường này.

Thành Thành Công - Biên Hoà nhận 220 triệu USD từ vốn ngoại

Thành Thành Công - Biên Hoà nhận 220 triệu USD từ vốn ngoại

(VNF) - Trong vòng chưa đầy một năm, Thành Thành Công – Biên Hoà đã nâng mức đầu tư của nguồn vốn ngoại cho công ty lên mức 220 triệu USD. Cùng với đó, công ty dự phát hành hành trái phiếu ra công chúng hơn 700 tỷ đồng

AI sẽ tấn công thị trường lao động như một 'cơn sóng thần'

AI sẽ tấn công thị trường lao động như một 'cơn sóng thần'

(VNF) - Theo Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tấn công thị trường lao động như một “cơn sóng thần” và mọi người có rất ít thời gian để chuẩn bị sẵn sàng cho điều này.

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

(VNF) - Phương thức tạo mã xác thực giao dịch Smart OTP là giải pháp bảo mật hữu hiệu nhất giúp khách hàng doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trực tuyến an toàn và thuận tiện hơn.

BAC A BANK phát hành trái phiếu ra công chúng lần 2 - đợt 1

BAC A BANK phát hành trái phiếu ra công chúng lần 2 - đợt 1

(VNF) - Từ ngày 27/5/2024 đến 9h ngày 17/6/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) cho biết chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng lần 2 - đợt 1.

Sun Group và cuộc ‘lột xác’ của du lịch xứ Thanh

Sun Group và cuộc ‘lột xác’ của du lịch xứ Thanh

(VNF) - Cùng với sự đồng hành của nhà đầu tư chiến lược Sun Group, “thủ phủ du lịch miền Bắc” – Sầm Sơn sẽ là nơi hút trọn khách du lịch vui chơi suốt ngày đêm.